Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần
B. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt
C. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người ?
A. Ếch B. Bò C. Cá mập D. Khỉ
Câu 3. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là
A. kính râm. B. kính cận. C. kính lão. D. kính lúp.
Câu 4. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?
A. Co chân lại khi bị kim châm B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022
- UBND THÀNH PHỐ TRƯỜNG THCS . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC: 2021 – 2022 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần B. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt C. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa D. Tất cả các phương án trên. Câu 2. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người ? A. Ếch B. Bò C. Cá mập D. Khỉ Câu 3. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là A. kính râm. B. kính cận. C. kính lão. D. kính lúp. Câu 4. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ? A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau. B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này. C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa. D. Tất cả các phương án trên. Câu 5. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ? A. Co chân lại khi bị kim châm B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc Câu 6. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? A. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu B. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí C. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng D. Tất cả các phương án trên. Câu 7. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ? A. Kháng nguyên B. Hoocmôn C. Enzim D. Kháng thể Câu 8. Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn ? A. Tính đặc hiệu B. Tính phổ biến C. Tính đặc trưng cho loài D. Tính bất biến Câu 9. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ? A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt B. Đường máu C. Đường bạch huyết D. Ống tiêu hóa Câu 10. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác ? A. Tuyến sinh dục B. Tuyến yên C. Tuyến giáp D. Tuyến tuỵ Câu 11. Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ? A. Tuyến giáp B. Tuyến tùng C. Tuyến yên D. Tuyến trên thận Câu 12. Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm. B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh. C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
- D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm. Câu 13. Ở người, bộ phận nào nằm giữa trụ não và đại não ? A. Tủy sống B. Hạch thần kinh C. Não trung gian D. Tiểu não Câu 14. Liền phía sau trụ não là A. não giữa. B. đại não. C. tiểu não. D. hành não. Câu 15. Bộ phận nào của não nối liền trực tiếp với tủy sống ? A. Não trung gian B. Não giữa C. Cầu não D. Hành não Câu 16. Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì ? A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người. B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể. D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Câu 17. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây? A. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu B. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí C. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng. D. Tất cả các phương án trên. Câu 18. Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ? A. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ B. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao C. Lắng nghe những bản nhạc du dương D. Tất cả các phương án trên. Câu 19. Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ? A. Trà tâm sen B. Trà móc câu C. Trà sâm D. Tất cả các phương án trên. Câu 20. Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ? A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh. B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn. C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người. D. Tất cả các phương án trên. B. PHẦN TỰ LUẬN Cậu 1: Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Tại sao ta nhìn rõ vật? Trình bày tật về mắt, cho biết nguyên nhân và cách khắc phục? Câu 2: Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào? Trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được? Câu 3: Phản xạ có điều kiện là gì? Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện và ý nghĩa việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người? Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện. Cho ví dụ. Câu 4: Nêu ý nghĩa của giấc ngủ? Nêu các biện pháp để có giấc ngủ tốt? Câu 5: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha? Câu 6: Tuyến tụy có chức năng gì? Ở người mắc bệnh tiểu đường lượng đường trong máu có thể lên đến 4% – 5% là do đâu? Với hiểu biết của mình em hãy nêu cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người. HẾT