Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Phần Đọc hiểu)

Đề 1:

Đọc đoạn thơ:

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

(Trích Nhớ rừng, Thế Lữ,

Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên

Câu 3. Cảnh vật và tâm trạng của con hổ hiện lên như thế nào qua đoạn thơ

Câu 4. Tâm sự thầm kín sâu bên trong mà đoạn thơ gửi gắm là gì?

Đề 2:

Đọc đoạn thơ:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể muôn của loài

Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

(Trích Nhớ rừng, Thế Lữ,

Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên

docx 4 trang Ánh Mai 23/02/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Phần Đọc hiểu)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Phần Đọc hiểu)

  1. PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG THCS ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Chủ đề 1: Nhớ rừng Đề 1: Đọc đoạn thơ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. (Trích Nhớ rừng, Thế Lữ, Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 3. Cảnh vật và tâm trạng của con hổ hiện lên như thế nào qua đoạn thơ Câu 4. Tâm sự thầm kín sâu bên trong mà đoạn thơ gửi gắm là gì? Đề 2: Đọc đoạn thơ: Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa. Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc Là khiến cho mọi vật đều im hơi. Ta biết ta chúa tể muôn của loài Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. (Trích Nhớ rừng, Thế Lữ, Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
  2. Câu 3. Cảnh núi rừng và con hổ chốn giang sơn hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? Câu 4. Tâm sự mà nhà thơ muốn gửi gắm là gì? Đề 3: Đọc đoạn thơ: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Trích Nhớ rừng, Thế Lữ, SGK Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 3. Phân tích tác dụng của câu hỏi tu từ trong đoạn thơ trên Câu 4. Vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong đoạn thơ trên Đề 4: Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ! Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị, Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa Nơi ta không còn được thấy bao giờ! Có biết chăng trong những ngày ngao ngán Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Trích Nhớ rừng, Thế Lữ, SGK Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu thơ: - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói của hành động đó Câu 4. Cảm nhận của em về khát khao tự do mãnh liệt của con hổ trong đoạn thơ trên
  3. Chủ đề 2: Ông đồ Đề 1: Đọc đoạn thơ: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực Tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay” (Trích Ông đồ, Vũ Đình Liên Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ Câu 3. Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay” Câu 4. Trong đoạn thơ em có cảm nhận gì về nỗi lòng của Vũ Đình Liên Đề 2: Đọc đoạn thơ: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Trích Ông đồ, Vũ Đình Liên Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
  4. Câu 3. Hình ảnh lá vàng và mưa bụi giúp em cảm nhận được điều gì? Câu 4. Tấm lòng thương cảm của Vũ Đình Liên được thể hiện trong đoạn thơ Chủ đề 3: Quê hương Đọc đoạn thơ: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (Trích Quê hương, Tế Hanh Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Quê hương Câu 3. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm hiện lên thế nào qua đoạn thơ: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Câu 4. Nhận xét về ngòi bút của Tế Hanh Đề 2: Đọc đoạn thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Trích Quê hương, Tế Hanh Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên Câu 2. Câu thơ “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” thuộc kiểu câu gì? Dựa vào đâu em nhận biết được kiểu câu đó Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ Câu 4. Nỗi nhớ quê hương trong xa cách của Tế Hanh đọng lại như thế nào qua đoạn thơ? Chủ đề 4: Khi con tu hú