Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

A. Lý Thuyết 
I. Vitamin và muối khoáng: 
– Các nhóm vitamin: 
+ Vitamin A, D, E, C 
+ Nhóm B(B1), B2, B6, B12 
– Vai trò của vitamin: bổ sung nguồn năng lượng trong khẩu phần ăn uống bằng cách phối hợp các loại 
thức ăn trong bữa ăn hằng ngày 
– Các loại muối khoáng: tên muối khoáng(natri và kali), muối canxi, sắt, iốt, lưu huỳnh, kẽm, phốtpho 
– Vai trò của muối khoáng: đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào 
II. Khẩu phần ăn uống: 
– Khái niệm khẩu phần ăn uống: là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày 
– Nguyên tắc lập khẩu phần: 
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn 
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất 
+ Đảo bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể 
Chương VII. Bài tiết: 
– Các cơ quan bài tiết chính và sản phẩm bài tiết tương ứng: 
+ Phổi: CO2, hơi nước 
+ Dạ: mồ hôi 
+ Thận: nước tiểu 
– Các cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái 
– Các quá trình của sự tạo thành nước tiểu: 
+ Qúa trình lọc máu 
+ Qúa trình hấp thụ lại 
+ Qúa trình bài tiết tiếp
pdf 9 trang Ánh Mai 08/03/2023 5860
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 8 NĂM 2021-2022 A. Lý Thuyết I. Vitamin và muối khoáng: – Các nhóm vitamin: + Vitamin A, D, E, C + Nhóm B(B1), B2, B6, B12 – Vai trò của vitamin: bổ sung nguồn năng lượng trong khẩu phần ăn uống bằng cách phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn hằng ngày – Các loại muối khoáng: tên muối khoáng(natri và kali), muối canxi, sắt, iốt, lưu huỳnh, kẽm, phốtpho – Vai trò của muối khoáng: đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào II. Khẩu phần ăn uống: – Khái niệm khẩu phần ăn uống: là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày – Nguyên tắc lập khẩu phần: + Đảm bảo đủ lượng thức ăn + Đảm bảo cân đối thành phần các chất + Đảo bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể Chương VII. Bài tiết: – Các cơ quan bài tiết chính và sản phẩm bài tiết tương ứng: + Phổi: CO2, hơi nước + Dạ: mồ hôi + Thận: nước tiểu – Các cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái – Các quá trình của sự tạo thành nước tiểu: + Qúa trình lọc máu + Qúa trình hấp thụ lại + Qúa trình bài tiết tiếp
  2. Chương VIII. Da: – Cấu tạo của da gồm: lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da – Chức năng của da: cảm giác, bảo vệ, bài tiết, điều hòa thân nhiệt, tạo vẻ đẹp – Nguyên tắc rèn luyện da: + Tập thể dục thường xuyên + Xoa bóp da + Tránh làm da xây xác, làm bỏng + Giữ vệ sinh da – Phòng ngừa các bệnh về da Chương IX. Thần kinh và giác quan: – Đặc điểm các bộ phận của hệ thần kinh: + Bộ phận trung ương: có não và tủy sống + Bộ phận ngoại biên: các dây thần kinh và các hạch thần kinh – Cấu tạo của tủy sống: + Chất trắng bao quanh + Chất xám ở giữa, ở trong + 2 phần phình(phình cổ và phình thắt lưng) – Chức năng của chất xám là căn cứ(trung khu) của các phản xạ không điều kiện – Chức năng của chất trắng: là đường dây dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với não bộ – Dây thần kinh tủy: + Số lượng dây thần kinh tủy + Bó sợi thần kinh hứng tâm, bó sợi thần kinh li tâm, rễ sau và rễ trước – Cấu tạo và chức năng của trụ não và não trung gian: điều khiển các hoạt động sống quan trọng như: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, điều hòa, trao đổi chất và thân nhiệt – Chức năng của tiểu não: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể – Cấu tạo đại não: + Chất xám tạo thành vỏ não
  3. + Chất trắng nằm dưới vỏ não là đường dây thần kinh nối các phần vỏ não và các phần của hệ thần kinh + Chất nhân nền nằm trong chất trắng – Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng: + Hệ thần kinh vận động: não, tủy sống + Hệ thần kinh sinh dưỡng: . Giao cảm: sừng bên tủy sống . Đối giao cảm: trụ não đoạn cùng tủy sống – Các cơ quan phân tích quan trọng: + Bộ phận thụ cảm: tai, mắt + Đường dây thần kinh dẫn truyền + Bộ phận phân tích – Các thành phần cấu tạo của mắt: + Màng bọc: màng cứng, màng mạch, màng lưới + Môi trường trong suốt: thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh – Các thành phần của tai: + Tai ngoài: vành tai, ống tai, màng nhĩ + Tai giữa: chuỗi xương tai, vòi nhĩ + Tai trong: ống tai, bộ phận tiền đình – Sự tạo ảnh ở màng lưới, chức năng thu nhận sóng âm của tai Chương X. Nội tiết: – Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết – Các hoocmôn trong tuyến yên: + Thùy trước: hoocmôn tăng trưởng + Thùy sau: ADH, – Các hoocmôn tuyến giáp: tirôxin – Các hoocmôn tuyến tụy: insulin, glucagôn – Các hooc môn tuyến trên thận:
  4. + Vỏ tuyến: anđôstêron, cooctigôn, anđrôgen + Tủy: ađêrônalin, noađrênalin – Các hoocmôn của tuyến sinh dục: + Nam: testostêrôn + Nữ: Ơstrôgen – Thể vàng: prôgestêrôn – Nhau thai: hoocmôn nhau thai – Ý nghĩa các biện pháp tránh thai – Biện pháp phòng tránh bệnh AIDS B. Bài Tập Câu 1: Vai trò của bài tiết? Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? - Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thải đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường. - Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của bài tiết là CO 2; mồ hôi; nước tiểu. - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận là quan trọng nhất vì: Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận. Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ? - Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: + Quá trình lọc máu ở cầu thận: Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận. + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể ). + Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.
  5. - Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường bên trong. Câu 3: Em hãy nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại? - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu: Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh. - Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi: Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi. - Không ăn thức ăn thừa, ôi, thiu và nhiễm chất độc hại: Hạn chế tác hại của các chất độc. - Uống đủ nước: Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi. - Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu: Hạn chế khả năng tạo sỏi. Câu 4 : Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của da ? - Da cấu tạo gồm 3 lớp: + Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. + Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan. + Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ. Chức năng của da: - Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Đó là do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại. - Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt. - Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm. - Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi. - Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người. Câu 5: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng ? a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm: + Bộ phận trung ương gồm não và tủy sống.
  6. + Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh. Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha. b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành: + Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức). + Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức). Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuỷ sống ? a. Cấu tạo ngoài: - Tủy sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phần phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm. - Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tủy sống. b. Cấu tạo trong: - Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK. - Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có myelin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ. Câu 7: Cấu tạo dây thần kinh tủy? - Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ. - Mỗi dây thần kinh tủy được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ: + Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng + Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương - Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ. => Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. Câu 8: Cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não Trụ não Não trung gian Tiểu não
  7. - Vỏ chất xám nằm ngoài Gồm: hành não, cầu não và Gồm đồi thị và dưới đồi thị não trung gian - Chất trắng là các đường Cấu tạo - Đồi thị và các nhân xám dẫn truyền liên hệ giữa tiểu - Chất trắng bao ngoài vùng dưới đồi là chất xám. não với các phần khác của - Chất xám là các nhân xám hệ thần kinh. Điều khiển hoạt động của các Điều khiển quá trình trao đổi Điều hoà và phối hợp các Chức năng cơ quan sinh dưỡng: tuần chất và điều hoà thân nhiệt hoạt động phức tạp. hoàn, tiêu hoá, hô hấp. Câu 9: Mô tả cấu tạo của đại não ? - Ở người, đại não là phần phát triển nhất. + Cấu tạo ngoài: - Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu não. - Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ (thuỳ trán, đỉnh, chẩm và thái dương) - Các khe và rãnh (nếp gấp) nhiều tạo khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não. + Cấu tạo trong: - Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp. - Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống. Trong chất trắng còn có các nhân nền. Câu 10: Sự phân vùng chức năng của đại não Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện. - Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng. - Các vùng có ở người và động vật: vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác - Vùng chức năng chỉ có ở người: vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết Câu 11: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ? Đặc điểm so sánh Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm Giống Chức năng Điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng. nhau
  8. - Chức năng đối lập với phân hệ đối - Chức năng đối lập với phân hệ Chức năng: giao cảm giao cảm Cấu tạo: - Các nhân xám nằm ở sừng bên tuỷ - Các nhân xám nằm ở trụ não và Trung ương: sống( từ đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ đoạn cùng tuỷ sống. Khác nhau Ngoại biên gồm: thắt lưng III) - Hạch nằm gần cơ quan phụ - Chuỗi hạch nằm gần cột sống xa - Hạch thần kinh trách cơ quan phụ trách. - Nơron trước hạch - Sợi trục dài - Sợi trục ngắn - Nơ ron sau hạch - Sợi trục ngắn - Sợi trục dài Câu 12: Mô tả cấu tạo cầu mắt và màng lưới ? Cấu tạo của cầu mắt : Gồm 3 lớp : Màng cứng(phía trươs là màng giác), màng mạch( có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen) và màng lưới( chứa tế bào thụ cảm thị giác gồm tế bài nón và tế bào que). Môi trường trong suốt: Thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh. Cấu tạo của màng lưới - Màng lưới gồm: + Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. + Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. + Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất. + Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy gì? Câu 13: Nêu các tật của mắt ? Nguyên nhân và cách khắc phục ? Biện pháp bảo vệ mắt? Các tật của mắt Nguyên nhân Cách khắc phục - Bẩm sinh: Cầu mắt dài - Đeo kính mặt lõm (kính cận). Cận thị là tật mà mắt chỉ - Do không giữ đúng khoảng cách khi - Giữ đúng khoảng cách trong vệ có khả năng nhìn gần đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá sinh học đường. phồng. - Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn. Viễn thị là tật mắt chỉ có - Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) - Đeo kính mặt lồi (kính viễn). khả năng nhìn xa => không phồng được.
  9. Biện pháp bảo vệ mắt: + Giữ mắt sạch sẽ: rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt. + Ăn uống đủ Vitamin. + Khi ra đường nên đeo kính. + Đọc sách đúng tư thế Câu 14: Tai có cấu tạo như thế nào ? - Cấu tạo của tai. Tai ngoài: + Vành tai: hứng sang âm. + Ống tai: hướng sóng âm. + Màng nhĩ: Khuếch đại âm. Tai giữa: + Chuỗi xương tai: Truyền sóng âm. + Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. Tai trong: + Bộ phận tiền đình: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm. Cấu tạo ốc tai: ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi gồm: ốc tai xương (ở ngoài), ốc tai màng (ở trong), màng tìên đình (ở trên), màng cơ sở (ở dưới) -Có cơ quan coóc ti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.