Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7

          (1) Muốn sống thoải mái, trước hết con người phải khỏe mạnh thông qua việc vận động và nghỉ ngơi đúng nghĩa đầy đủ. (2) Nhiều người trẻ phung phí sức khỏe qua những cuộc vui trác táng mà không biết hậu quả tai hại của nó là gì. (3) Khi khỏe mạnh thật sự vừa về tinh thần và thể xác thì ta mới nhìn mọi sự với những khía cạnh đẹp nhất, đúng với những gì bản chất vốn có của nó. (4) Còn khi mệt mỏi, lo toan, căng thẳng đau ốm bệnh tật thì không thể cảm nhận được một luồng gió mát, một tiếng chim hót, một cánh hoa tươi, sự rung động của những chiếc lá lay động trong làn gió nhẹ, âm thanh của một giai điệu, bản nhạc hay. (5) Những người trẻ bây giờ làm việc, ăn và ngủ ngay trên bàn làm việc chứ đâu biết tìm sự thoải mái khi nghe bài nhạc yêu thích, đi dạo trong công viên để đầu óc được thư giãn. (6) Họ nói là cần tập trung tìm sự sáng tạo trong công việc nhưng họ đâu có nhận thức được rằng chính sự thoải mái tinh thần mới làm cho bộ óc của họ trở nên lạc quan và sáng tạo hơn.

                             (Trích Muôn kiếp nhân sinh, Nguyên Phong, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.144)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, muốn sống thoải mái, trước hết con người cần gì? 

Câu 3: Xét theo mục đích nói, câu văn số (2) thuộc kiểu câu gì? 

doc 4 trang Ánh Mai 15/06/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II . . NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7 (1) Muốn sống thoải mái, trước hết con người phải khỏe mạnh thông qua việc vận động và nghỉ ngơi đúng nghĩa đầy đủ. (2) Nhiều người trẻ phung phí sức khỏe qua những cuộc vui trác táng mà không biết hậu quả tai hại của nó là gì. (3) Khi khỏe mạnh thật sự vừa về tinh thần và thể xác thì ta mới nhìn mọi sự với những khía cạnh đẹp nhất, đúng với những gì bản chất vốn có của nó. (4) Còn khi mệt mỏi, lo toan, căng thẳng đau ốm bệnh tật thì không thể cảm nhận được một luồng gió mát, một tiếng chim hót, một cánh hoa tươi, sự rung động của những chiếc lá lay động trong làn gió nhẹ, âm thanh của một giai điệu, bản nhạc hay. (5) Những người trẻ bây giờ làm việc, ăn và ngủ ngay trên bàn làm việc chứ đâu biết tìm sự thoải mái khi nghe bài nhạc yêu thích, đi dạo trong công viên để đầu óc được thư giãn. (6) Họ nói là cần tập trung tìm sự sáng tạo trong công việc nhưng họ đâu có nhận thức được rằng chính sự thoải mái tinh thần mới làm cho bộ óc của họ trở nên lạc quan và sáng tạo hơn. (Trích Muôn kiếp nhân sinh, Nguyên Phong, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.144) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, muốn sống thoải mái, trước hết con người cần gì? Câu 3: Xét theo mục đích nói, câu văn số (2) thuộc kiểu câu gì? Câu 4: Em hiểu như thế nào là “khỏe mạnh thực sự vừa về tinh thần và thể xác” Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn (4). Câu 6: “[ ] chính sự thoải mái tinh thần mới làm cho bộ óc của họ trở nên lạc quan và sáng tạo hơn”. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? Câu 7: Theo em, mỗi người cần làm gì để rèn luyện “sức khỏe tinh thần” của chính mình? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5-7 câu). II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ sau: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. (Trích Ông đồ, Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục 2014, tr 9) . Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II . . MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2022 -2023 Hướng dẫn này gồm 02 trang Phần Câu Yêu cầu Điểm Đọc hiểu 6.0 - HS xác định được phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5 1 - HS không làm hoặc làm sai. 0.0 - Theo tác giả: “Muốn sống thoải mái, trước hết con người phải khỏe mạnh 0.5 2 thông qua việc vận động và nghỉ ngơi đúng nghĩa, đầy đủ.” - HS không làm hoặc làm sai. 0 - HS chỉ ra được: Xét theo mục đích nói, câu văn số (2) thuộc kiểu câu: Trần 0.5 3 thuật. - HS không làm hoặc làm sai. 0 - HS nêu ra được suy nghĩ, cách hiểu của mình về “khỏe mạnh thực sự vừa 1.0 về tinh thần và thể xác”: + Khỏe mạnh về tinh thần: là trạng thái lạc quan, tích cực trong suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc và hành vi ứng xử. + Khỏe mạnh về thể xác: là sự thoải mái và sảng khoái của cơ thể, có sức 4 mạnh và sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật. + Con người chỉ khỏe mạnh thực sự khi cơ thể dẻo dai, không bệnh tật và tinh thần vui tươi, sảng khoái, không lo âu, căng thẳng. - Học sinh xác định được 02 ý phù hợp. 0.75 - HS xác định đúng 01 ý phù hợp. 0.5 I - HS không làm hoặc làm sai. 0.0 - HS xác định đúng biện pháp tu từ và nêu tác dụng: 1.0 + Liệt kê: “không thể cảm nhận được một luồng gió mát, một tiếng chim hót, một cánh hoa tươi, sự rung động của những chiếc lá lay động trong làn gió nhẹ, âm thanh của một giai điệu, bản nhạc hay”. + Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc những hậu quả khi con người thiếu đi sức khỏe: khó có thể đánh giá sự việc một cách khách quan và cảm nhận được hết vẻ đẹp của cuộc sống; đồng thời, tạo sự liên kết chặt chẽ, gây ấn 5 tượng đậm sâu, nhấn mạnh thái độ của tác giả về tầm quan trọng của sức khỏe. 0.75 - HS chỉ ra đúng dấu hiệu biện pháp tu từ liệt kê và nêu tác dụng nhưng không đầy đủ. - HS chỉ ra đúng dấu hiệu biện pháp tu từ liệt kê nhưng không nêu tác dụng 0.5 hoặc không chỉ ra dấu hiệu liệt kê mà chỉ nêu đúng tác dụng. 0,0 - HS không làm hoặc là sai. 6 - HS nêu lên quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình và lý giải thuyết 1.0
  3. phục. - HS nêu được quan điểm những không lý giải được. 0.5 - HS không làm hoặc nhận xét không phù hợp. 0.0 - Học sinh đưa ra được những biện pháp phù hợp để rèn luyện “sức khỏe 1.5 tinh thần” của chính mình, có sự lý giải phù hợp, thuyết phục và trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu). Dưới đây là một số gợi ý: + Cho phép bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn; + Học cách mỉm cười, lạc quan, giữ tình thần vui vẻ; + Nói những điều tích cực với bản thân, tin tưởng vào chính mình; 7 + Tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh; - HS viết được đoạn văn, nêu được những việc làm để rèn luyện “sức khỏe 1.0 tinh thần” cho bản thân nhưng còn sơ sài. - HS viết được đoạn văn, nêu được những việc làm để rèn luyện “sức khỏe 0.5 tinh thần” cho bản thân nhưng còn sơ sài, mắc lỗi diễn đạt. - HS không làm hoặc là sai. 0.0 Làm văn 4.0 Hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở 0.25 bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề: Hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ 0.5 c. Triển khai vấn đề: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ 2.5 giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần nêu được cảm nhận của cá nhân về hình ảnh ông đồ thời tàn và niềm xót thương của tác giả qua đoạn thơ. Có thể triển khai theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh ông đồ. * Phân tích hình ảnh ông đồ trong đoạn thơ: - Hình ảnh ông đồ thời tàn - vẻ đẹp tài hoa một thời nay chỉ còn vang bóng: II Cảnh vật vẫn thế nhưng vị thế của ông đồ đã thay đổi: cô đơn, bẽ bàng, bị rơi vào quên lãng, vô tình bởi một thị hiếu đẹp đã chết, một phong tục đẹp bị bỏ quên, bởi sự vô cảm của người đời - Niềm xót thương, tâm trạng hoài cổ của tác giả: Hình ảnh ông đồ càng mờ dần thì niềm cảm thông, thương cảm của tác giả càng tăng lên. Đó là sự tiếc nuối những con người tài hoa và những truyền thống văn hóa của dân tộc đang dần bị lãng quên. - Nghệ thuật thể hiện: + Thể thơ ngũ ngôn giàu chất tự sự; + Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc nhưng hàm súc, giàu sức gợi; + Giọng thơ thâm trầm, sâu lắng, mang nặng tâm tư; + Nghệ thuật đối, nhân hóa, tả cảnh ngụ tình; . * Đánh giá chung: giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
  4. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ. Lời văn có sự kết hợp miêu tả, bình 0.5 luận Sử dụng các biện pháp nghệ thuật tăng sức hấp dẫn cho sự diễn đạt. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng 0.25 Việt. Tổng điểm 10.0 Lưu ý khi chấm bài: Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.