Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trường Sơn (Có đáp án)

Câu 1: Truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam và được truyền từ

A. gia đình này sang gia đình khác. B. dòng họ này sang dòng họ khác.

C. dân tộc này sang dân tộc khác. D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là:

A. Tôn trọng phong tục tập quán của các nước phát triển trên thế giới

B. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới

C. Thiếu tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và các quyền cơ bản của công dân nước bạn.

D. Kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa.

Câu 3: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phê phán hành vi nào?

A. Kỳ thị giữa các dân tộc. B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc. D. Tự hào về dân tộc mình.

Câu 4: Lao động cần cù, sáng tạo giúp chúng ta đạt được điều gì?

A. Được đi du lịch nhiều nơi. B. Được quan tâm, ngưỡng mộ.

C. Được yêu quý, tôn trọng. D. Được tăng lương, thăng chức.

Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện bảo vệ lẽ phải

A. Biết việc làm đó là đúng nhưng không ủng hộ và không làm theo.

B. Biết việc làm đó là sai nhưng vẫn cố gắng để hoàn thành.

C. Chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông.

D. Chỉ ra cái sai của bạn và giúp bạn sửa chữa sai lầm.

Câu 6: Người “ ba phải” là người:

A. luôn cho mình là đúng.

B. chỉ nhìn thấy cái sai của người khác.

C. luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh.

D. thường không phân biệt được đúng sai.

docx 7 trang Lưu Chiến 27/07/2024 100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trường Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trường Sơn (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN MÔN: GDCD 8 Năm học: 2023- 2024 (Thời gian làm bài: 45 phút) MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Chủ Nội Nhận Thông Vận Vận TT Tỉ lệ Tổng đề dung biết hiểu dụng dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tự hào về truyền 1 1 thống 0,25 Câu câu dân tộc Việt Nam 2. Tôn trọng sự 1 1 đa dạng 0,25 câu câu Giáo của các dục dân tộc 1 đạo 3. Lao đức động 2 2 cần cù, 0,5 câu câu sáng tạo 4. Bảo 1 2 2 1 vệ lẽ câu 2,5 câu câu câu phải (2đ) 5. Bảo vệ môi 1 2 2 1 trường câu 2,5 câu câu câu và (2đ) TNTN Giáo 6. dục Phòng ½ ½ 4 4 1 2 kĩ chống Câu câu 4,0 câu câu câu năng bạo lực (2đ) (1đ) sống gia đình Tổng câu 12 3/2 1 1/2 12 3 15 Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 30% 70% 10 Tỉ lệ chung 70% 30% 100% điểm
  2. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch Nội Vận TT nội Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dung dụng dung biết hiểu dụng cao Nhận biết: - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam . - Kể được một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Thông hiểu - Nhận diện được giá trị của các 1. Tự tuyền thống dân tộc Việt Nam hào về - Đánh giá được hành vi, việc làm truyền của bản thân và những người xung thống quanh trong việc thể hiện lòng tự 1 TN dân tộc hào về truyền thống dân tộc Việt Việt Nam Nam Vận dụng: . - Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao - Thực hiện được những việc làm cụ thể để gìn giữ, phát huy truyền Giáo thống dân tộc. dục Nhận biết: 1 đạo Nêu được những biểu hiện của sự đức đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng đạo sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới 2. Tôn Vận dụng: trọng - Phê phán những hành vi kì thị , sự đa phân biệt chủng tộc và văn hóa. 1 TN dạng - Xác định được những lời nói, việc của các làm thê hiện thái độ tôn trọng sự đa dân tộc dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới phù hợp với bản thân Vân dụng cao: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới phù hợp với bản thân 3. Lao Nhận biết:
  3. động Nêu được khái niệm cần cù sáng tạo cần cù, trong lao động . 2 TN sáng Nêu được một số biểu hiện của cần tạo cù sáng tạo trong lao động. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa cần cù sáng tạo trong lao động . Vận dụng: - Trân trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. -Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao: - Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. Nhận biết: - Nêu được lẽ phải là gì? Thế nào là lẽ phải Thông hiểu: 2 TN - Giải thích được một cách đơn giản 4. Bảo về sự cần thiết bảo vệ lẽ phải. vệ lẽ Vận dụng: phải - Khích lệ động viên bạn bè có thái 1 TL độ, hành vi bảo vệ lẽ phải - Phê phán những người không biết bảo vệ lẽ phải. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Nhận biết: - Nêu được lẽ phải là gì? Thế nào là lẽ phải Thông hiểu: - Giải thích được một cách đơn giản 2 TN 5. Bảo về sự cần thiết bảo vệ lẽ phải. vệ môi Vận dụng: trường - Khích lệ động viên bạn bè có thái 1 TL và độ, hành vi bảo vệ lẽ phải TNTN - Phê phán những người không biết bảo vệ lẽ phải. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. 2 Giáo 6. Nhận biết: dục Phòng 4 TN 1/2TL 1/2 TL kinh tế chống - Kể được các hình thức bạo lực
  4. bạo lực gia đình phổ biến. gia - Nêu được một số quy định của đình pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Thông hiểu: - Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. - Trình bày được cách phòng, chống bạo lực gia đình. Vận dụng: Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. 12 3/2 1 1/2 Tổng TN TL TL TL Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  5. ĐỀ BÀI I/ Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm, mỗi lựa chọn đúng 0,25 đ) Câu 1: Truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam và được truyền từ A. gia đình này sang gia đình khác. B. dòng họ này sang dòng họ khác. C. dân tộc này sang dân tộc khác. D. thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là: A. Tôn trọng phong tục tập quán của các nước phát triển trên thế giới B. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới C. Thiếu tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và các quyền cơ bản của công dân nước bạn. D. Kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa. Câu 3: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phê phán hành vi nào? A. Kỳ thị giữa các dân tộc.B. Học hỏi giữa các dân tộc. C. Giao lưu giữa các dân tộc.D. Tự hào về dân tộc mình. Câu 4: Lao động cần cù, sáng tạo giúp chúng ta đạt được điều gì? A. Được đi du lịch nhiều nơi. B. Được quan tâm, ngưỡng mộ. C. Được yêu quý, tôn trọng. D. Được tăng lương, thăng chức. Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện bảo vệ lẽ phải A. Biết việc làm đó là đúng nhưng không ủng hộ và không làm theo. B. Biết việc làm đó là sai nhưng vẫn cố gắng để hoàn thành. C. Chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông. D. Chỉ ra cái sai của bạn và giúp bạn sửa chữa sai lầm. Câu 6: Người “ ba phải” là người: A. luôn cho mình là đúng. B. chỉ nhìn thấy cái sai của người khác. C. luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh. D. thường không phân biệt được đúng sai. Câu 7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để A. làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. B. tăng năng suất lao động. C. giữ cho môi trường trong lành. D. ổn định cuộc sống người dân. Câu 8: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của: A. mọi công dân, cơ quan, tổ chức. B. riêng cán bộ, công chức nhà nước. C. những người kinh doanh. D. các cơ quan tài nguyên, môi trường. Câu 9: Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng tới A. người bị bạo lực và người gây ra bạo lực. B. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và các thành viên khác trong gia đình. C. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và các thành viên khác trong gia đình chứng kiến bạo lực và cả xã hội. D. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực, gia đình và xã hội. Câu 10: Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định cụ thể ở văn bản luật nào dưới đây? A. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. B. Luật bình đẳng giới năm 2006. C. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007( sửa đổi, bổ sung năm 2022).
  6. D. Luật Trẻ em năm 2016. Câu 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình? A. Đe dọa, trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình. B. Can ngăn người gây ra bạo lực gia đình. C. Giúp sức để người bị bạo lực gia đình có thể trốn thoát. D. Động viên người bị bạo lực gia đình tố cáo hành vi bạo lực gia đình với cơ quan chức năng. Câu 12: Hành vi nào dưới đây của người gây ra bạo lực gia đình không vi phạm quy định pháp luật vè phòng, chống bạo lực gia đình? A. Đe dọa, ngăn cản người bị bạo lực gia đình và những người xung quanh tố cáo với các cơ quan chức năng. B. Bồi thường, chăm sóc người bị bạo lực gia đình. C. Bỏ mặc, không quan tâm tới hậu quả của hành vi bạo lực gia đình mà mình gây ra. D. Xin lỗi người bị bạo lực gia đình nhưng vẫn tái diễn hành vi bạo lực gia đình. II/ Tự luận ( 7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Giờ ra chơi, Thành kiểm tra trong túi không thấy tiền đâu, Thành nói với các bạn trong lớp rằng, bạn Hùng ngồi bên cạnh đã lấy trộm tiền của mình. Cuối buổi học, Thành phát hiện tiền vẫn đang trong túi của mình. Theo em, Thành xử xự vậy có đúng không? Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên Thành điều gì? Câu 2: (2 điểm) Để đất nước được phát triển tốt, chúng ta cần tập trung khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa nhất có thể. Sau khi đất nước phát triển, chúng ta thực hiện các biện pháp tái sinh vẫn được. a. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao? b. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 3: (3 điểm) Bạn S( 13 tuổi) sống với mẹ và dượng. Do sợ tốn kém nên mẹ và dượng không muốn S đến trường, đã buộc S đi làm thuê tại đồn điền gần nhà. Hàng tháng, số tiền thu được S phải giao nộp cho dượng. Những tháng sức khỏe không tốt kiếm được ít tiền hơn, S bị dượng bỏ đói. a/ Hành vi của mẹ và dượng của S vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình? S có thể làm gì để phòng, chống bạo lực gia đình? b/ Ở lứa tuổi học sinh, em có thể làm gì để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình?
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: GDCD – Lớp 8 I/ Trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B A C D D C A C C A B II/ Tự luận Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Thành xử sự như vậy là không đúng (0,5đ) (2đ) - Vì Thành đã xúc phạm danh dự của của bạn Hùng. (0,5đ) Thành nên chân thành xin lỗi bạn Hùng và rút kinh nghiệm. (0,5đ) Từ đây không bao giờ được nghĩ oan và đổ lỗi cho người khác khi không (0,5đ) có chứng cứ rõ ràng. Câu a/ Không đồng tình. (0,25đ) 2 Vì làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm mất cân bằng (0,5đ) ( 2đ) sinh thái, gây nguy hiểm cho môi trường sống của con người và tự nhiên. Để tạo ra sự phát triển của đất nước thì rất cần thiết, nhưng phải tạo ra sự (0,5đ) phát triển bền vững, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sự ổn định cho môi trường b.Tổng vệ sinh trường lớp, phát quang dọn dẹp đường nông thôn, trồng nhiều cây xanh, khai thông cống rãnh, vứt rác đúng nơi quy định, lên án (0,75đ) những hành vi xả rác bừa bãi, Câu a/ Hành vi của mẹ và dượng của S vi phạm điều 5: các hành vi bị nghiêm (0,75đ) 3 cấm trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007( Sửa đổi, bổ sung ( 3đ) năm 2022). - S có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ họ hàng, những người lớn gần gũi, đáng (0,75đ) tin cậy. - Gọi tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em( 111) hoặc số điện thoại (0,75đ) của công an( 113). b/ Học sinh cần: + Nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình. (0,25đ) + Phê phán mọi biểu hiện của bạo lực gia đình. (0,25đ) + Tích cực chủ động trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. (0,25đ)