Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

Câu 1. Điểm chung giống nhau về lực lượng cách mạng của cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh là

A. Tư sản và quý tộc mới.

B. Tư sản và công nhân.

C. Quần chúng nhân dân.

D. Tư sản, quý tộc mới, công nhân và nông dân.

Câu 2. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?

A. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

B. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.

C. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.

D. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.

Câu 3. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào?

A. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị

B. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị

C. Chậm phát triển về mọi mặt

D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa

Câu 4. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XX diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?

A. Phong trào thiếu tính tổ chức.

B. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh.

C. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.

D. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo.

Câu 5. Giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vậy mâu thuẫn nào sau đây là sâu sắc nhất?

A. Sự phát triển kinh tế không đều nhau.

B. Hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau.

C. Sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc “già”.

D. Sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc “trẻ”

Câu 6. Lí do nào là cơ bản nhất để khẳng định cuộc cải cách Duy Tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền.

B. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

C. Xóa bỏ chế độ nông nô.

D. Thiên Hoàng Minh Trị vẫn còn.

docx 6 trang Lưu Chiến 08/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 ( ĐỀ 1) Năm học: 2021 - 2022 (Đề kiểm tra có 05 trang) Thời gian làm bài: 60 phút. Ngày kiểm tra: 21/12/2021 Chọn vào ô đứng trước đáp án đúng ( 10 điểm). Câu 1. Điểm chung giống nhau về lực lượng cách mạng của cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh là A. Tư sản và quý tộc mới. B. Tư sản và công nhân. C. Quần chúng nhân dân. D. Tư sản, quý tộc mới, công nhân và nông dân. Câu 2. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật? A. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa. B. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính. C. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. D. Vơ vét, đàn áp, chia để trị. Câu 3. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào? A. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị B. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị C. Chậm phát triển về mọi mặt D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa Câu 4. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XX diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi? A. Phong trào thiếu tính tổ chức. B. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh. C. Phong trào nổ ra lẻ tẻ. D. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo. Câu 5. Giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vậy mâu thuẫn nào sau đây là sâu sắc nhất? A. Sự phát triển kinh tế không đều nhau. B. Hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau. C. Sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc “già”. D. Sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc “trẻ” Câu 6. Lí do nào là cơ bản nhất để khẳng định cuộc cải cách Duy Tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền. B. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. C. Xóa bỏ chế độ nông nô. D. Thiên Hoàng Minh Trị vẫn còn. Câu 7. Số phận chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX ( trừ Xiêm ) là gì? A. Bị thực dân Bồ Đào Nha thôn tính. B. Bị thực dân Anh, Pháp, Mĩ xâm lược. C. Bị biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.
  2. D. Bị thực dân Anh, Pháp xâm lược. Câu 8. Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao? A. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít. B. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch. C. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi. D. Sai lầm về đường lối đấu tranh. Câu 9. Đêm 24-10-1917 Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa tại đâu? A. Điện Xmô-nưi. B. Cung điện Mùa Đông. C. Điện Crem-li. D. Thành phố Pê-tơ-rô-grát. Câu 10. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì? A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. B. Lật đổ chế độ Nga hoàng. C. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân. Câu 11. Đỉnh cao của Cách mạng Nga 1905-1907 là gì? A. Khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va. B. Khởi nghĩa của thủy thủ Pô-tem-kin. C. Nổi dậy của nông dân. D. Biểu tình ở Pê-téc-bua. Câu 12. Duyên cớ trực tiếp nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là A. do hậu quả của cuộc chiến tranh Anh - Bồ (1899 - 1902). B. do hậu quả của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). C. do Thái tử Áo - Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát (ngày 28 - 06 - 1914). D. do hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ, Tây Ban Nha (1898). Câu 13. Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. B. phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa. C. chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa. D. phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa. Câu 14. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì? A. Chiến tranh giải phóng dân tộc. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng tư sản. D. Cách mạng dân chủ tư sản. Câu 15. Vì sao cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa của phương Tây? A. Nhờ Nhật Bản đã xóa bỏ chế độ phong kiến, B. Nhờ cuộc cải cách Minh trị. C. Nhờ Nhật Bản không có thị trường rộng lớn như các nước ở châu Á. D. Nhờ Nhật Bản có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Câu 16. “Ngày chủ nhật đẫm máu” gắn với sự kiện lịch nước nào đầu thế kỉ XX? A. Công xã Pa-ri (Pháp).
  3. B. Phong trào đấu tranh của công nhân Anh. C. Cách mạng Nga. D. Cách mạng Đức. Câu 17. Vì sao sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nước Anh được coi là “công xưởng của thế giới”? A. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. B. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển, của cải làm ra dồi dào. C. Anh đã tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp sản xuất ra nhiều máy móc. D. Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh. Câu 18. Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? A. Cử học sinh đi du học Phương Tây. B. Đổi mới chương trình. C. Coi trọng khoa học – kỹ thuật. D. Giáo dục bắt buộc. Câu 19. Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi là quốc gia nào? A. Anh B. Đức C. Mĩ D. Pháp Câu 20. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Bắc Mĩ là A. Thiết lập chế độ Tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới. B. Lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển D. Vô sản hóa một bộ phận giai cấp nông dân Câu 21. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng tư sản Pháp. B. Cách mạng tư sản Hà Lan. C. Cách mạng tư sản Anh. D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Câu 22. Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào? A. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và chính phủ chuyên chế của Nga hoàng. B. Chính phủ dân chủ tư sản và chính phủ dân chủ vô sản. C. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản. D. Chính phủ Cộng hòa của giai cấp tư sản và chính phủ công nông của giai cấp vô sản. Câu 23. Vào thời điểm nào Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Khi cả 2 phe đang ở thế cầm cự (1916). B. Phe hiệp ước đang thắng thế (1917) C. Khi chiến tranh bùng nổ (1914). D. Khi cách mạng bùng nổ ở Đức, Đức thất thế (11-1918). Câu 24. Vào giữa thế kỉ XIX, nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”? A. Nước Đức. B. Nước Mĩ. C. Nước Anh.
  4. D. Nước Nhật. Câu 25. Vì sao Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941? A. Phát xít Đức tấn công, Liên Xô tiến hành chiến tranh giữ nước B. Vì Liên Xô tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Vì Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. D. Vì phe phát xít tấn công Liên Xô. Câu 26. Vì sao gọi cuộc chiến tranh từ năm 1914-1918 là cuộc chiến tranh thế giới? A. Chiến tranh có đến 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia. B. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc. C. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản D. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh, Câu 27. Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây? A. Chính đảng của những người lao động Nga. B. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản. C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng. Câu 28. Vì sao nói cuộc Duy Tân của Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? A. Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa giai cấp tư sản và chủ nô lên nắm quyền. B. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quí tộc tư sản hóa, mở đường cho CNTB phát triển. C. Lật đổ chế độ phong kiến. D. Do giai cấp tư sản lãnh đạo. Câu 29. Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX? A. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp. B. Do Anh cỏng nghiệp hoá việc sản xuất. C. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh. D. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, khách hàng tăng. Câu 30. Chính sách kinh tế mới (1921) ở Nga bắt đầu từ ngành kinh tế nào? A. Công nghiệp và thương nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 31. Kẻ hung hãn nhất trong cuộc tranh đua giành thuộc địa trong chiến tranh thế giới thứ nhất là nước nào? A. I-ta-li-a B. Nhật Bản C. Đức D. Anh Câu 32. Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị? A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V. B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV. C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa. D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
  5. Câu 33. Sự kiện nào kết thúc thời kì lịch sử thế giới cận đại ? A. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. B. Cách mạng tháng Hai ở Nga. C. Cách mạng tháng Mười Nga. D. Cách mạng tư sản Pháp. Câu 34. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình các nước tư bản chủ nghĩa ở Âu - Mĩ như thế nào? A. Các nước Âu - Mĩ lần lượt lâm vào tình trạng khủng khoảng kinh tế. B. Các nước Âu - Mĩ chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. C. Các nước Âu - Mĩ đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về chính trị. D. Các nước Âu - Mĩ ra sức cạnh tranh với nhau quyết liệt. Câu 35. “Giống như Mặt trời chói lọi, cách mạng thảng Mười Nga chiếu sảng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất”. Câu nói đó của ai? A. Xta-lin. B. Lê-nin. C. Hồ Chí Minh. D. Mao Trạch Đông. Câu 36. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giống với cách mạng tư sản Hà Lan ở điểm nào? A. Đều là cuộc nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc. B. Đều có cùng kẻ thù là thực dân Anh và bọn phong kiến C. Đều là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Đều là cuộc cách mạng tư sản chống lại chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 37. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á? A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. B. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. Câu 38. Điểm giống nhau giữa cách mạng Nga 1905 – 1907 và cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là A. Chống lại chế độ quân chủ, lật đổ ách thống trị của nhà vua. B. Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo. C. Diễn ra trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 39. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất buộc nước Nga phải thực hiện “Chính sách kinh tế mới" vào năm 1921? A. Nhiều vùng lâm bệnh dịch và nạn đói. B. Sản lượng công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút. C. Sự chống phá của bọn phản cách mạng. D. Chiến tranh đã phá hoại nặng nề kinh tế. Câu 40. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt, sự kiện mở ra cho lịch sử nhân loại một bước ngoặt, đó là sự kiện nào? A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
  6. B. Mĩ nhảy vào tham gia chiến tranh. C. Nga ký hòa ước Bơ-rét-li- tốp với Đức. D. Nước Nga Xô viết rút khỏi cuộc chiến tranh. HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1C 2D 3B 4D 5B 6A 7C 8A 9A 10B 11A 12C 13A 14D 15B 16C 17A 18A 19D 20C 21B 22C 23B 24A 25A 26A 27C 28B 29D 30B 31C 32A 33C 34B 35C 36C 37A 38A 39D 40A