Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Bích Thảo (Có đáp án)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU( 3 ,0điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...
(Nghe thầy đọc thơ, Trần Đăng Khoa – 1967)
Câu 1.(0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2.(0,5 điểm):Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của 2 dòng thơ đầu:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà”
Câu 3.(1,0 điểm):Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
“Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa”
Câu 4.(1,0 điểm):Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Bích Thảo (Có đáp án)
- UBND HUYỆN AN LÃO BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS THÁI SƠN MÔN :NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút A/ Ma trËn ®Ò Cấp độ Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Tên chủ đề/ 1.Đọc hiểu -Hiểu về nội dung của câu thơ - Chỉ ra và -Xđ phương nêu tác dụng thức biểu của biện pháp đạt tu từ -Nêu thông điệp Số câu 1 3 4 0,5đ=5% 2,5 đ=25% Số điểm –Tỉ lệ 3đ=30% -Viết đoạn văn 2.Làm văn -Viết được bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Số câu 2 2 7đ=70% Số điểm 7đ=70% Tổng số câu 1 3 2 6 Tổng số điểm 0,5đ 2,5 đ 7đ 10đ Tỉ lệ % 5% 25% 70% 100% B. ĐỀ BÀI. I. PHẦN ĐỌC HIỂU( 3 ,0điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
- Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe (Nghe thầy đọc thơ, Trần Đăng Khoa – 1967) Câu 1.(0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2.(0,5 điểm):Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của 2 dòng thơ đầu: “Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà” Câu 3.(1,0 điểm):Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa” Câu 4.(1,0 điểm):Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận từ đoạn trích trên và cho biết lý do em lựa chọn thông điệp đó. II. Làm văn.( 7 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) :Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo. Câu 2(5,0 điểm): Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. C.Đáp án – Biểu điểm: I.PHẦN ĐỌC HIỂU( 3 điểm) Nội dung cần đạt Điểm Câu + Biểu cảm 0,5 Câu 1 + Ndung chính: Hai câu thơ trên thể hiện cảm xúc tác giả - người 0,5 Câu 2 học trò khi nghe thầy đọc thơ, lời thơ thầy gợi lên những điều đẹp đẽ diệu kì từ những điều nhỏ bé, thấy thế giới quanh mình đẹp hơn.
- 1,0 Câu 3 - Biện pháp tu từ: So sánh - Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa - Tác dụng: + Làm cho lời thơ hình ảnh, sinh động, giàu cảm xúc. - Nhấn mạnh ý nghĩa, vẻ đẹp lời thơ thầy đọc, lời thầy gần gũi thân thương như tiếng bà tuổi thơ. - Thể hiện sự yêu mến trân trọng, cảm phục, biết ơn người thầy, yêu mến lời thơ thầy đọc. + Thể hiện thái độ yêu mến, kính trọng, biết ơn mẹ và những hi sinh to lớn của mẹ. 1,0 Câu 4 *Thông điệp: Từ đoạn trích chúng ta đón nhận sâu sắc thông điệp về lòng biết ơn trân trọng người thầy, tình cảm và tri thức thầy mang đến. - Lý do: + Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp với những người có công lao dạy bảo, hướng dẫn chúng ta trên con đường tri thức + Người thầy có công lao to lớn trong cuộc đời và sự thành công của mỗi chúng ta. Thầy không chỉ mang đến tri thức mà cả tình yêu thương, tấm gương sáng ta noi theo, biết ơn và trân trọng. II. Làm văn.( 7,0 điểm) Câu 1(2đ): Tiêu chí Nội dung cần đạt Điểm KĨ NĂNG - Đảm bảo hình thức đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 0,5đ -Nêu vấn đề:: Đoạn trích đã nêu ra những bài học sâu sắc về truyền 1,5đ thống tôn sư trọng đạo. - Giải thích khái niệm:: KIẾN THỨC Tôn sư trọng đạo là đạo lí tốt đẹp từ bao đời của dân tộc ta, đó là thái độ trân trọng biết ơn và đền đáp công lao dạy dỗ to lớn của
- người thầy. - Vai trò, ý nghĩa: Người thầy có công lao to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta vì: + Thầy mang đến tri thức giúp mở mang kiến thức dẫn bước đến thành công. + Thầy là tấm gương đạo đức đẻ chúng ta noi theo, hoàn thiện nhân cách bản thân. + Người thầy còn khơi gợi, truyền cảm hứng tình cảm, kỉ niệm theo ta trong cả cuộc đời .- Phản đề: +Tuy nhiên trong đời sống không ít kẻ vô ơn, hỗn láo với chính người thầy người cô đã dạy dỗ yêu thương chăm sóc hết lòng cho chúng ta. Đó là hành vi cần lên án. - Bài học nhận thức, hành động: +Mỗi bạn học sinh cần thể hiện tinh thần tôn sư trong đạo cần nhận thức được ý nghĩa đạo lí tôn sư trọng đạo và có việc làm, hành động phù hợp, đúng đắn .không chỉ thể hiện qua tình cảm, lời nói mà phải bằng những việc làm thiết thực như chăm ngoan học tốt +Chúng ta cần phê phán những hành vi sai trái Câu 2(5đ): Tiêu Nội dung cần đạt Điểm chí Kỹ - Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh với đối tượng thuyết minh: thuyết 0,5đ năng minh về một thứ đồ dùng. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; - Văn phong trôi chảy, trong sáng. 0,5đ - Không mắc lỗi văn phạm( Chính tả, dùng từ, đặt câu), có sự sáng tạo Kiến 1. Mở bài:: Giới thiệu chung về nón lá VN và cảm xúc của bản thân 0,5 đ thức 2.Thân bài: * Lịch sử hình thành/ xuất xứ. Từ 2500 - 3000 năm về trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh. Nón lá có từ rất lâu đời ở Việt Nam. 0,5đ * Đặc điểm, cấu tạo của chiếc nón lá VN -Nón lá thường có hình chóp hay tù, tùy vào công dung mà nón còn có một số loại nón rộng bản hay một số loại khác. Lá nón được xếp trên một cái 0,75đ
- khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, giữ cho lá với khung bền chắc -Nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v -Nón lá thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. * Cách làm nón lá: + Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan 0,75đ được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm. + Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp. + Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp. + Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật). * Nơi làm nón nổi tiếng, các loại nón lá: 0,25đ - Làng Chương, Huế, Quảng Bình - Nón lá gia, nón Huế, nón quai Thao, nón ba tầm, nón đấu * Ý nghĩa của chiếc nón: 0,25đ - Là đồ dùng quen thuộc, là người bạn của phụ nữ VN. - Là một món quà có ý nghĩa. - Là biểu tượng của dân tộc VN. * Công dụng: 0,5đ - Dùng để che nắng, che mưa, còn là 1 loại đạo cụ trong các điệu múa dân gian(Hát dân ca, hát chèo, hát quan họ), múa hiện đại, dùng làm quà - Tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ VN. 0,5đ 3. Kết bài:Cảm nghĩ về chiếc nón lá VN. XÁC NHẬN CỦA BGH XÁC NHẬN CỦA TỔ CM GIÁO VIÊN RA ĐỀ Lê Văn Triển Dư Thị Khiến Nguyễn Thị Bích Thảo