Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Đông (Có đáp án)
Phần I (7 điểm): Cho câu thơ sau: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”
(Đập đá ở Côn Lôn, Phan Châu Trinh, Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, 2014)
Câu 1 (1,5đ): Chép 3 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. Xác định thể loại và hoàn cảnh sáng tác của văn bản Đập đá ở Côn Lôn.
Câu 2 (1,5đ): Tìm trong đoạn thơ một hình ảnh sử dụng phép tu từ nói quá và phân tích tác dụng của việc sử dụng phép nói quá đó.
Câu 3 (3,5đ): Bằng một đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu), em hãy cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày qua đoạn thơ vừa chép, trong đoạn văn sử dụng ít nhất một câu ghép (gạch chân chỉ rõ).
Câu 4 (0,5đ): Kể tên một tác phẩm đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS cùng chủ đề với bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”. Ghi rõ tác giả.
Phần II (3điểm) : Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.
Một người hỏi:
– Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?
Người kia trả lời:
– Họ hoàn toàn có thể.
– Sao anh có thể khẳng định như thế? Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:
– Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?
– Một bình hoa.
– Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.
Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136)
Câu 1 (0,5 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 (1,5): Tại sao từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh?
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Đông (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Môn: Ngữ văn 8 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS nắm vững và vận dụng được những kiến thức cơ bản ở các phần Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 15 học kì I chương trình Ngữ văn lớp 8. - Vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài; biết cách xây dựng đoạn văn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng trình bày câu hỏi đọc hiểu, viết đoạn văn. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, trung thực 4. Năng lực: - Năng lực ngôn ngữ, cảm thụ, năng lực thẩm mĩ. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trực tiếp - Tự luận : 100% III/ MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TN TL TN TL VẬN DỤNG TỔNG Chủ đề V/D / CAO ĐIỂM 1.Văn học Chép thơ Trả lời câu Liên Đập đá ở Côn Lôn Hoàn cảnh hỏi về ý hệ với Ngữ liệu ngoài sáng tác nghĩa các các sách giáo khoa Thể thơ chi tiết vấn đề PTBĐ trong văn thực tế Liên hệ với bản các văn bản cùng đề tài Số câu 3 1 1 5 Số điểm 2.5 1,5 1 5 Tỉ lệ % 25% 15% 10% 50% 2.Tiếng Việt Xác định Phân tích - Câu ghép phép nói tác dụng - Nói quá quá Số câu 0.5 0.5 1 Số điểm 0,5 1 1.5 Tỉ lệ % 5% 10% 15% 3. Tạo lập văn Đoạn văn cảm bản thụ một đoạn thơ -Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép Số câu 1 1 Số điểm 3,5 3.5 Tỉ lệ % 35% 35% Tổng số câu 3,5 1,5 1 1 7 Tổng số điểm 3,0 2,5 3,5 1 10 Tỉ lệ % 30% 25% 35% 10% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 - NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội TT dung/Đơn Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến thức Nhận hiểu Vận dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ thất Nhận biết: văn bản ngôn bát cú -Học thuộc bài thơ - Nắm được hoàn cảnh sáng tác (Văn bản 3TL 1TL “Đập đá ở - Hiểu được bài thơ sử dụng thể thơ Côn Lôn”) Thất ngôn bát cú Đường luật - Liên hệ với các văn bản cùng đề tài Văn bản - Hình ảnh người chiến sĩ yêu nước ngoài sách đầu thế kỉ XX giáo khoa -Xác định được phương thức biểu đạt chính của văn bản Thông hiểu: - Trả lời câu hỏi về ý nghĩa các chi tiết trong văn bản Vận dụng Vận dụng cao 2 Tiếng Nói quá Nhận biết:Xác định phép nói quá trong việt đoạn thơ của bài Đập đá ở Côn Lôn 0.5TL 0.5TL Thông hiểu: Phân tích tác dụng của việc sử dụng phép nói quá ấy Vận dụng Vận dụng cao 3 Viết Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng :Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng 1TL 1TL trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”, trong đó có sử dụng một câu ghép. Vận dụng cao:Liên hệ với các vấn đề thực tế: sự lạc quan và khiêm tốn Tổng 3,5TL 1,5TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 30% 25% 35% 10% Tỉ lệ chung 55 45
- UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 1 Năm học 2022- 2023 Ngày thi : 22/12/2022 Phần I (7 điểm): Cho câu thơ sau: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” (Đập đá ở Côn Lôn, Phan Châu Trinh, Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, 2014) Câu 1 (1,5đ): Chép 3 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. Xác định thể loại và hoàn cảnh sáng tác của văn bản Đập đá ở Côn Lôn. Câu 2 (1,5đ): Tìm trong đoạn thơ một hình ảnh sử dụng phép tu từ nói quá và phân tích tác dụng của việc sử dụng phép nói quá đó. Câu 3 (3,5đ): Bằng một đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu), em hãy cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày qua đoạn thơ vừa chép, trong đoạn văn sử dụng ít nhất một câu ghép (gạch chân chỉ rõ). Câu 4 (0,5đ): Kể tên một tác phẩm đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS cùng chủ đề với bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”. Ghi rõ tác giả. Phần II (3điểm) : Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường. Một người hỏi: – Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không? Người kia trả lời: – Họ hoàn toàn có thể. – Sao anh có thể khẳng định như thế? Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại: – Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không? – Một bình hoa. – Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng. (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136) Câu 1 (0,5 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1,5): Tại sao từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh? Câu 3 (1,0 đ). Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng. Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần lạc quan. Chúc các em làm bài tốt .
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Đề 1 MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi : 22/12/2022 PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Chép đúng 3 câu thơ tiếp theo, không mắc lỗi chính tả 0,5đ Câu 1 (từ 2 lỗi trừ 0.25đ) PHẦN I (1.5 đ) - Thể thơ: Thất ngôn bát cú 0,5đ (7 điểm) - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị đày ra Côn đảo và phải lao động khổ sai cùng 0,5đ với các tù nhân khác(1908-1910) Câu 2 -Biện pháp nói quá: 0,5đ (1.5 đ) + Lững lẫy làm cho lở núi non + Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn Tác dụng : nhấn mạnh hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kỳ đang xung trận: "xách búa", "ra tay"; và "lừng lẫy" những 1đ chiến công "lở núi non", "đánh tan năm bảy đống", “đập bể mấy trăm hòn" . Đồng thời thể hiện khí phách tầm vóc lớn lao sánh ngang bằng vũ trụ; một quyết tâm sắt đá, một ý chí hào hùng không nao núng, không lùi bước trước mọi gian khổ, khó khăn. Câu 3 a. Về hình thức: 1,5 đ (3,5đ) - Viết đúng đoạn văn nghị luận diễn dich, diễn đạt trôi chảy, 0,5 đ đúng chính tả 0,5đ - Có 1 câu chủ đề 0,5đ - Đúng câu ghép 2 đ b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: 0,5đ - Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh ⇒ Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo 0,5đ - “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương 0,5đ + “lở núi non”, “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” và các hành động “xách búa”, “đập bể”: điểm xuất phát để làm xuất hiện lớp nghĩa biểu trưng. Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường 0,5đ ⇒ Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả, biểu cảm. Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường Câu 4 - Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 0,5đ (0,5 đ) - Tác giả: Phan Bội Châu Câu 1 - Phương thức: Tự sự 0,5đ (0,5đ)
- Câu 2 Vì : Trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, 1,5đ PHẦN II (1.5đ) tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. (3 điểm) Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: a. Giải thích 0.25đ - Tinh thần lạc quan là gì? Câu 3 b. Bàn bạc 0.5đ (1 đ) - Sức mạnh của tinh thần lạc quan? - Dẫn chứng. d. Bài học nhận thức và hành động. 0.25đ GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hường Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Năm học 2022- 2023 Ngày thi : 22/12/2022 Phần I (7 điểm): Cho câu thơ sau: “Tháng ngày bao quan thân sành sỏi” (Đập đá ở Côn Lôn, Phan Châu Trinh, Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, 2014) Câu 1 (1,5đ): Chép 3 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. Xác định thể loại và hoàn cảnh sáng tác của văn bản Đập đá ở Côn Lôn. Câu 2 (1,5đ): Tìm trong đoạn thơ hình ảnh sử dụng phép tu từ nói quá và phân tích tác dụng của việc sử dụng phép nói quá đó. Câu 3 (3,5đ): Bằng một đoạn văn diễn dịch(khoảng 12 câu), em hãy cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày qua đoạn thơ vừa chép, trong đoạn văn sử dụng ít nhất một câu ghép (gạch chân chỉ rõ). Câu 4 (0,5đ): Kể tên một tác phẩm đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS cùng chủ đề với bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”. Ghi rõ tác giả. Phần II (3điểm) : Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới "Làm việc ở văn phòng Bác là chính, nhưng đôi khi tôi còn đảm nhận việc thêu, vá quần áo, chăn màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp tôi có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Tôi nhớ mãi chiếc áo gối màu xanh hòa bình của Bác, anh Cần (người phục vụ Bác) đưa tôi vá đi vá lại, miếng vá nọ thay lên miếng vá kia. Cầm chiếc áo gối của Bác, tôi rưng rưng nước mắt. Tôi nói với anh Cần: - Thôi anh đừng bắt tôi vá áo gối cho Bác nữa, tôi thương Bác lắm. Anh thay chiếc áo gối khác cho Bác dùng. Anh Cần nói: - Tôi đã đề nghị với Bác thay áo gối mới, nhưng Bác chưa đồng ý. Chị chịu khó vá giúp tôi. Tay cầm kim mà tôi không đưa nổi mũi kim. Tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác giản dị và tiết kiệm quá, chắt chiu như một người cha lo cho gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Câu 1(0,5 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2(1,5): Vì sao tác giả “Tay cầm kim mà tôi không đưa nổi mũi kim”. Câu 3(1,0 đ). Câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy đẹp lối sống giản dị và khiêm tốn của Bác. Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy trình bày suy nghĩ về lòng khiêm tốn của mỗi người trong cuộc sống. Chúc các em làm bài tốt .
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Đề 2 MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi : 22/12/2022 PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Chép đúng 3 câu thơ tiếp theo, không mắc lỗi chính tả 0,5đ Câu 1 (từ 2 lỗi trừ 0.25đ) PHẦN I (1.5 đ) - Thể thơ: Thất ngôn bát cú 0,5đ (7 điểm) - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị đày ra Côn đảo và phải lao động khổ sai cùng 0,5đ với các tù nhân khác(1908-1910) Câu 2 -Biện pháp nói quá: Những kẻ vá trời 0,5đ (1.5 đ) Tác dụng : Nhấn mạnh ông việc vá trời là công việc vất vả, việc cứu nước rất lớn lao. Qua đó ngợi ca ý chí và tư thế ngạo nghễ của người tù cách mạng Câu 3 a. Về hình thức: 1,5 đ (3,5đ) - Viết đúng đoạn văn nghị luận, diễn đạt trôi chảy, đúng chính 0,5 đ tả 0,5đ - Có 1 câu chủ đề 0,5đ - Đúng câu ghép b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: 2 đ - Các hình ảnh đối lập “tháng ngày” - “mưa nắng” và “thân sành 0,5đ sỏi” - “dạ sắt son” để cho thấy sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của người tù cách mạng. - Hình ảnh đối lập cho thấy những khó khăn vất vả với cuộc 0,5đ sống tù đày tuy kéo dài đằng đẵng hết ngày này qua ngày khác nhưng chỉ càng làm cho thân thể, ý chí người chiến sĩ thêm bền bỉ, dẻo dai, với một tấm "thân sành sỏi", còn "mưa nắng" cũng chỉ khiến cho tấm lòng, tâm hồn tác giả thêm vững chãi, một lòng kiên trung với lý tưởng cách mạng, cứu nước, "càng bền dạ sắt son" - Tác giả tự ví mình là kẻ "vá trời", lấp biển, mưu đồ sự nghiệp 0,5đ lớn lao. Người anh hùng có chí lớn, tin ở tài năng và nghị lực của mình nhưng chẳng may bị sa cơ, "lỡ bước". Bị "lỡ bước" trên con đường tranh đấu đầy chông gai hiểm nạn là lẽ tất yếu, thường tình đối với ông. Người cách mạng sẵn sàng chấp nhận tù đày, xiềng gông kể cả việc phải hi sinh tính mạng . =>Đó chính là tinh thần của những chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ 0.5đ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân. Câu 4 - Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 0,5đ (0,5 đ) - Tác giả: Phan Bội Châu
- Câu 1 - Phương thức: Tự sự 0,5đ (0,5đ) Câu 2 Vì : Nhân vật tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác 1,5đ PHẦN II (1.5đ) giản dị và tiết kiệm quá, chắt chiu như một người cha lo cho (3 điểm) gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: a. Giải thích 0.25đ - Lòng khiêm tốn là gì Câu 3 b. Bàn bạc 0.5đ (1 đ) - Biểu hiện và ý nghĩa của khiêm tốn? - Dẫn chứng. d. Bài học nhận thức và hành động. 0.25đ GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Đông Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng