Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Huyền Thương (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

CHIẾU LẬP HỌC

Chiếu xây dựng việc học

Xuống chiếu cho quan viên và toàn thể dân chúng trong thiên hạ được biết: Xây dựng đất nước lấy dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình, lấy việc tuyển nhân tài làm gốc. Trước kia bốn phương nhiều việc biến động, chế độ học hành không được sửa sang, phép khoa cử dần dần sa sút, nhân tài ngày một khan hiếm. Việc đời lúc yên, lúc loạn là lẽ tuần hoàn. Song sau khi loạn càng cần phải hưng khởi chấn chỉnh, lập giáo hóa, đặt khoa cử. Đó là quy mô lớn chuyển loạn thành trị vậy.

Trẫm buổi đầu đại định vẫn có ý coi trọng Nho học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn tìm những người thực tài để giúp ích cho đất nước. Chiếu này ban xuống, dân các xã nên lập nhà học của xã mình, chọn những Nho sĩ có học hạnh, đặt làm chức giảng dụ cấp xã để dạy dỗ học trò. Còn như từ vũ ở các phủ thì cho phép dân địa phương chọn làm nơi để quan huấn đạo của phủ đến đặt làm trường giảng tập của phủ. Hẹn trong năm nay sẽ mở khoa thi Hương chọn lấy những Tú tài hạng ưu sung vào trường quốc học, còn hạng thứ thì đưa về trường học ở phủ. Những người đỗ Hương cống của triều cũ chưa được bổ nhiệm thì đưa đến triều đình đợi sung bổ vào các chức Huấn đạo, Tri huyện. Các Nho sinh và Sinh đồ cũ đều cho đợi đến kỳ để vào thi. Loại ưu thì được vào tuyển, loại kém thì trả về trường học của xã. Còn các “Sinh đồ ba quan” thì đều trả về hạng thường dân, và phải cùng gánh vác phu phen tạp dịch. Từ nay về sau, các xã hễ đặt chức giảng dụ thì phải nộp danh sách cho quan huyện, để chuyển đệ lên, để quan triều đình cấp bằng, khiến họ biết được sự khích lệ của trên.

Việc này quan hệ đến điển chương lớn buổi đầu, ai nấy phải mài rũa chí khí, phấn chấn tinh thần để đón phúc lành, để cùng bước lên con đường thênh thang, giúp cho nền thịnh trị trong sáng.

Vậy bố cáo xa gần, khiến mọi người đều biết

(Quang Trung, Chiếu lập học và chính sách giáo dục triều Tây Sơn, Đinh Khắc Thuân, Tạp chí Hán Nôm, số 3/2003, tr.76. )

Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Văn bản truyện ngắn D. Văn bản kí

Câu 2. Văn bản trên bàn luận về vấn đề gì?

A. Lời kêu gọi nhân dân học tập, rèn luyện.

B. Nhân tài ngày một khan hiếm.
C. Vai trò quan trọng của việc học.

D. Ban bố chủ trương, chính sách giáo dục nhằm khuyến khích việc học tập, tuyển chọn nhân tài.

docx 15 trang Lưu Chiến 03/07/2024 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Huyền Thương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Huyền Thương (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 20/12/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức: - HS xác định đúng văn bản nghị luận, thơ thất ngôn bát cú/thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ trào phúng. - HS củng cố được kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp đảo ngữ, ; từ, thành ngữ Hán Việt, các mô hình đoạn văn, - HS vận dụng viết bài văn phân tích tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật/ bài thơ trào phúng), viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng của học sinh) 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực cảm thụ, năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực chuyên biệt: năng lực hiểu chính xác nội dung từ, xác định được giá trị, tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc bộc lộ nội dung văn bản, năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc viết đúng câu, dùng từ đúng nghĩa và diễn đạt nội dung mạch lạc ; năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước. - Học bài và làm bài thi nghiêm túc. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Tổng Vận dụng % Kĩ Nội dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT cao điểm năng kiến thức TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ Đọc Văn bản nghị luận 1 5 1* 3 1* 0 2* 0 0 60 hiểu Thơ trào phúng Viết bài văn phân tích tác phẩm văn học (thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; thơ trào 2 Viết phúng) 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Viết bài văn nghị luận về đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) Tổng 12,5 17,5 7,5 22,5 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ nhận Đơn vị thức TT Kĩ năng kiến thức/ kĩ Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu Dụng cao Nhận biết: 5TN 3TN 2TL* - Xác định được luận đề, luận điểm, 1TL* 1TL* lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. - Xác định được một số yếu tố Hán Việt. Thông hiểu: - Nêu được nội dung bao quát của văn bản. Văn bản nghị - Phân tích được mối liên hệ giữa luận luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. - Giải thích nghĩa của từ Hán Việt Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại. Nhận biết 1 Đọc hiểu - Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần, tạo nhịp, đối ngẫu, bố cục. - Nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ, đề tài, giọng điệp, nhịp điệu trong bài thơ - Nhận biết được hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu và nhân vật trữ tình trong bài thơ. Thơ trào - Nhận biết từ tượng hình, tượng phúng thanh, các biện pháp tu từ Thông hiểu - Phân tích được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật. - Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, biện pháp tu từ Vận dụng:
  3. Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. Viết bài văn Nhận biết: 1TL* phân tích Thông hiểu: một tác Vận dụng: phẩm văn Vận dụng cao: học (bài thơ Viết được bài văn phân tích một tác thất ngôn phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn bát cú hoặc ra và phân tích được tác dụng của một thất ngôn tứ vài nét đặc sắc về hình thức nghệ tuyệt Đuờng thuật được dùng trong tác phẩm. Tạo lập luật/thơ trào 2 văn bản phúng) Viết bài văn Nhận biết: nghị luận về Thông hiểu: đời sống Vận dụng: (con người Vận dụng cao: trong mối Viết được bài văn nghị luận về một quan hệ với vấn đề của đời sống. Trình bày rõ vấn cộng đồng, đề và thể hiện rõ ý kiến (đồng tình đất nước) hay phản đối) về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. 5 TN 3 TN Tổng 2TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
  4. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 MÃ ĐỀ NV801 Ngày thi: 20/12/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) CHIẾU LẬP HỌC Chiếu xây dựng việc học Xuống chiếu cho quan viên và toàn thể dân chúng trong thiên hạ được biết: Xây dựng đất nước lấy dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình, lấy việc tuyển nhân tài làm gốc. Trước kia bốn phương nhiều việc biến động, chế độ học hành không được sửa sang, phép khoa cử dần dần sa sút, nhân tài ngày một khan hiếm. Việc đời lúc yên, lúc loạn là lẽ tuần hoàn. Song sau khi loạn càng cần phải hưng khởi chấn chỉnh, lập giáo hóa, đặt khoa cử. Đó là quy mô lớn chuyển loạn thành trị vậy. Trẫm buổi đầu đại định vẫn có ý coi trọng Nho học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn tìm những người thực tài để giúp ích cho đất nước. Chiếu này ban xuống, dân các xã nên lập nhà học của xã mình, chọn những Nho sĩ có học hạnh, đặt làm chức giảng dụ cấp xã để dạy dỗ học trò. Còn như từ vũ ở các phủ thì cho phép dân địa phương chọn làm nơi để quan huấn đạo của phủ đến đặt làm trường giảng tập của phủ. Hẹn trong năm nay sẽ mở khoa thi Hương chọn lấy những Tú tài hạng ưu sung vào trường quốc học, còn hạng thứ thì đưa về trường học ở phủ. Những người đỗ Hương cống của triều cũ chưa được bổ nhiệm thì đưa đến triều đình đợi sung bổ vào các chức Huấn đạo, Tri huyện. Các Nho sinh và Sinh đồ cũ đều cho đợi đến kỳ để vào thi. Loại ưu thì được vào tuyển, loại kém thì trả về trường học của xã. Còn các “Sinh đồ ba quan” thì đều trả về hạng thường dân, và phải cùng gánh vác phu phen tạp dịch. Từ nay về sau, các xã hễ đặt chức giảng dụ thì phải nộp danh sách cho quan huyện, để chuyển đệ lên, để quan triều đình cấp bằng, khiến họ biết được sự khích lệ của trên. Việc này quan hệ đến điển chương lớn buổi đầu, ai nấy phải mài rũa chí khí, phấn chấn tinh thần để đón phúc lành, để cùng bước lên con đường thênh thang, giúp cho nền thịnh trị trong sáng. Vậy bố cáo xa gần, khiến mọi người đều biết (Quang Trung, Chiếu lập học và chính sách giáo dục triều Tây Sơn, Đinh Khắc Thuân, Tạp chí Hán Nôm, số 3/2003, tr.76. ) Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Văn bản truyện ngắn D. Văn bản kí Câu 2. Văn bản trên bàn luận về vấn đề gì? A. Lời kêu gọi nhân dân học tập, rèn luyện. B. Nhân tài ngày một khan hiếm. C. Vai trò quan trọng của việc học. D. Ban bố chủ trương, chính sách giáo dục nhằm khuyến khích việc học tập, tuyển chọn nhân tài. Câu 3. Đâu là từ Hán Việt được sử dụng trong câu: “Trẫm buổi đầu đại định vẫn có ý coi trọng Nho học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ”? A. Trẫm, kẻ sĩ, buổi đầu B. Trẫm, kẻ sĩ, Nho học, lưu tâm C. Trẫm, kẻ sĩ, Nho học, yêu mến D. Trẫm, buổi đầu, kẻ sĩ, Nho học
  5. Câu 4. Câu nói: “Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc” đã thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung? A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước. B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân. C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học. D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học. Câu 5. Theo đoạn trích, những người đỗ Hương Cống sẽ được triều đình bổ nhiệm vào các chức vụ gì? A. Chức quan tri phủ B. Chức quan tri huyện C. Đại tổng quản D. Huấn đạo tri huyện Câu 6. Ý nào nói đúng nhất trình tự lập luận của tác giả đã đưa ra trong văn bản trên? A. Mục đích ban chiếu lập học - Thực trạng đất nước khi nhân tài ngày càng ít. B. Thực trạng đất nước khi nhân tài ngày càng ít - Chính sách của đất nước. C. Cơ sở ban chiếu lập học – Chính sách của đất nước. D. Chính sách của đất nước – Cơ sở ban chiếu lập học. Câu 7. Chiếu lập học của vua Quang Trung nói lên hoài bão gì? A. Coi trọng chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà. B. Đề cao việc đào tạo nhân tài cho đất nước. C. Coi trọng chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà, coi trọng sử dụng người hiền tài từ đó đề cao việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ các cấp làng, xã đến phủ, huyện. D. Chỉ cần coi trọng đào tạo nhân tài ở phủ, huyện. Câu 8. Theo em, từ “chiếu” có nghĩa là gì? A. Là đồ vật dệt bằng cói. B. Là văn bản vua công bố cho nhân dân biết. C. Là làm cho luồng sáng phát ra. D. Là văn bản khích lệ tướng sĩ. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Em rút ra bài học gì qua Chiếu lập học của vua Quang Trung? (Nêu ít nhất 02 bài học) Câu 10. Từ văn bản Chiếu lập học của vua Quang Trung, viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học tập đối với học sinh. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích. Hết
  6. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 20/12/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ NV801 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 D 0,25 3 B 0,25 4 B 0,25 5 D 0,25 6 C 0,25 7 C 0,25 8 B 0,25 HS nêu ít nhất 02 bài học 2,0 (Mỗi ý đúng được 1,0 điểm) Gợi ý: 9 - Cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng đất nước I - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo *Hình thức: - Viết đúng số câu (5-7 câu) 0,5 - Đúng mô hình đoạn văn diễn dịch 0,5 *Nội dung: 1,0 HS nêu được ý nghĩa, lợi ích của việc học Gợi ý: 10 - Học là để biết, để hiểu, để cảm nhận, để ý thức. - Học là gom góp những kinh nghiệm sống. - Học để hoà đồng với thế giới xung quanh. - Học để tìm được hướng đi cho bản thân, sống hạnh phúc và chia sẻ hạnh phúc với mọi người VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,5 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Phân tích một tác phẩm văn học (một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật) II c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp biểu cảm đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ, nêu 0,25 ý kiến chung về bài thơ.
  7. - Phân tích đặc điểm nội dung: 1,25 + Phân tích hình tượng thơ (thiên nhiên, con người) + Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ + Khái quát chủ đề của bài thơ - Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật 0,75 + Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật. + Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, ngụ tình + Nghệ thuật trong sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc câu thơ, BPTT) - Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về tác phẩm; có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Chu Huyền Thương
  8. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 20/12/2023 MÃ ĐỀ NV802 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu. Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp? Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại. Có nhiều người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng. Cũng không phải không có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn tấm bia này. Ví thử hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn, đâu còn dám nảy sinh như vậy được? Thế thì việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng. Ai xem bia nên hiểu ý sâu này. (Thân Nhân Trung, Trích Văn bia Hà Nội, tập I, NXB Khoa học xã hội, 1978) Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Văn bản truyện ngắn D. Văn bản kí Câu 2. Dòng nào dưới đây chưa đúng mục đích của việc dựng bia tiến sĩ được đưa ra trong văn bản trên? A. Lưu danh các bậc hiền tài vào sử sách. B. Làm gương tốt cho tất cả mọi người soi chung. C. Biểu dương những trung thần nghĩa sĩ có công với nước. D. Hướng kẻ sĩ và hiền tài dành nhiều tâm huyết phụng sự quốc gia.
  9. Câu 3. Đâu là từ Hán Việt được sử dụng trong câu: “Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng”? A. Thánh thần, đặt ra, vô dụng B. Thánh thần, vô dụng C. Thánh thần, đâu phải, vô dụng D. Thánh thần, đặt ra, đâu phải Câu 4. Đâu không phải là chính sách của đất nước để kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí của quốc gia? A. Ban ân lớn cho kẻ hiền tài. B. Ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. C. Dựng bia đá những người đỗ tiến sĩ. D. Khen ngợi những kẻ sĩ. Câu 5. Câu văn in đậm có vai trò gì trong đoạn văn? A. Lí lẽ B. Bằng chứng C. Luận đề D. Luận điểm Câu 6. Quan hệ lập luận giữa nguyên khí thịnh và thế nước mạnh trong vế câu: “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh” là gì? A. Điều kiện – kết quả B. Nguyên nhân – kết quả C. Kết quả - nguyên nhân D. Kết quả - điều kiện Câu 7. Hai chữ hiền tài có nghĩa là gì? A. Người hiền lành và có tài. B. Người tài cao, học rộng và có đạo đức. C. Người tài có đạo đức. D. Người vừa có tài vừa có đức. Câu 8. Câu nói “Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?” có ý nghĩa gì? A. Khích lệ hiền tài hãy gắng sức mà mang tài năng của mình để giúp đời, giúp nước. B. Phê phán kẻ sĩ nghèo khổ, thân phận nhỏ mọn không làm được gì cho đất nước. C. Đề cao triều đình có những chính sách khích lệ hiền tài. D. Kêu gọi kẻ sĩ tham gia phong trào yêu nước. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Từ lời khích lệ của Thân Nhân Trung trong văn bản trên, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước? (Nêu ít nhất 02 việc làm). Câu 10. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của hiền tài đối với đất nước. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn phân tích một bài thơ trào phúng mà em yêu thích. Hết
  10. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 20/12/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ NV802 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 C 0,25 3 B 0,25 4 D 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 A 0,25 HS nêu ít nhất 02 việc làm 2,0 (Mỗi ý đúng được 1,0 điểm) Gợi ý: - Cố gắng học tập thật tốt, đem tài năng của mình để xây 9 dựng đất nước. - Giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá của dân tộc I *Hình thức: - Viết đúng số câu (5-7 câu) 0,5 - Đúng mô hình đoạn văn diễn dịch 0,5 *Nội dung: 1,0 HS nêu được vai trò của hiền tài với vận mệnh của đất nước Gợi ý: - Là người làm nên đất nước. 10 - Là người đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu, đưa đất nước vượt qua những thách thức to lớn mà cuộc sống mang lại. - Họ chính là người quyết định vận mệnh của đất nước. Nước có mạnh, có phát triển đều bắt nguồn từ chính sự nỗ lực, phấn đấu, sáng tạo của những con người ấy. - Họ là người đồng hành cùng với Tổ quốc trong chặng đường phát triển, đánh bại mọi thế lực xâm lăng. VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,5 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài II b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Phân tích một tác phẩm văn học (một bài thơ trào phúng) c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,5
  11. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp biểu cảm đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ, nêu 0,25 ý kiến chung về bài thơ. - Phân tích nội dung bài thơ (chỉ rõ đối tượng trào phúng 1,25 của bài thơ, phân tích rõ lí do khiến đối tượng đó bị phê phán ) + Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp 0,75 tu từ đã được sử dụng để tạo ra tiếng cười) - Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng và giá trị 0,25 nghệ thuật d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về tác phẩm; có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Chu Huyền Thương
  12. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 20/12/2023 ĐỀ DỰ PHÒNG (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) ĐỀ ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG Ghé mắt trông lên thấy bảng treo, Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu. (Hồ Xuân Hương, Trích Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, 2008) Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra: Câu 1. Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống được viết theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn bát cú B. Ngũ ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. D. Thất ngôn tứ tuyệt. Câu 2. Bài thơ trên được viết theo luật, vần nào? A. Luật trắc vần bằng. B. Luật bằng vần bằng. C. Luật trắc vần trắc. D. Luật bằng vần trắc. Câu 3. Bài thơ trên có bố cục như thế nào? A. Đề - Thực - Luận - Kết. B. Khởi - Thừa - Chuyển - Hợp. C. Mở - Thân - Kết. D. Không theo kết cấu nào cả. Câu 4. Nội dung chính của bài thơ trên là gì? A. Bài thơ là lời ca ngợi sự nghiệp anh hùng vẻ vang của Sầm Nghi Đống. B. Bài thơ là lời thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. C. Bài thơ thể hiện sự than trách số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. D. Bài thơ là lời ca ngợi tài năng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 5. Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. Thái thú B. cheo leoC. mắt D. ghé Câu 6. Bài thơ thể hiện cảm xúc với đối tượng nào? A. Tác giả B. Nam nhi C. Đền Thái thú D. Người phụ nữ Câu 7. Đâu không phải là ý nghĩa của câu thơ Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo? A. Nhà thơ không nhìn thẳng, cũng không thèm quay sang để nhìn rõ mà chỉ là nhìn nghiêng, nhìn chéo, có thể chỉ là liếc qua. B. Ngôi đền đối với bà chẳng là cái gì cả, chỉ là nhân thể đi qua thì ghé mắt nhìn xem nó ra sao. C. Cách nhìn ấy cho ta thấy ngay thái độ ngạo mạn của nhà thơ độc nhất vô nhị này. D. Cái nhìn đầy ngưỡng mộ với vị tướng Sầm Nghi Đống. Câu 8. Vì sao tác giả sử dụng từ kìa trong câu Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo? A. Nói về sự yêu thích B. Thích thú C. Ngạc nhiên D. Vui mừng
  13. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Thông qua bài thơ trên, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? (Nêu ít nhất 02 thông điệp) Câu 10. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về việc ý thức giá trị bản thân. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hết
  14. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 20/12/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ DỰ PHÒNG Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 A 0,25 3 B 0,25 4 B 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 C 0,25 HS nêu ít nhất 02 thông điệp 2,0 (Mỗi ý đúng được 1,0 điểm) Gợi ý: 9 - Chúng ta cần thể hiện thái độ trân trọng, ca ngợi tài năng của người phụ nữ I - Không nên tôn thờ những con người hèn mòn, bạc nhược. . *Hình thức: - Viết đúng số câu (5-7 câu) 0,5 - Đúng mô hình đoạn văn diễn dịch 0,5 *Nội dung: 1,0 HS nêu được vai trò của ý thức giá trị bản thân Gợi ý: 10 - Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống, cho xã hội. - Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành . VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,5 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài II b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Phân tích vấn đề học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,5
  15. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp biểu cảm đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu vấn đề: Thế hệ học sinh – mầm non tương lai 0,25 của đất nước có trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt - Bàn luận vấn đề: 0,25 + Giải thích thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt + Ý nghĩa to lớn của Tiếng Việt với mỗi con người và với 0,25 mỗi HS + Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm quan trọng trong 0,25 việc giữ gìn sự trong sáng của TV? + Thực tế vấn đề HS trong việc giữ gìn sự trong sáng tiếng 0,5 Việt. + Biện pháp để việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong học sinh 0,5 + Mở rộng vấn đề 0,25 - Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Chu Huyền Thương