Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lương Thị Ngọc Khánh (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu:

TIẾN SĨ GIẤY

(Nguyễn Khuyến)

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi!

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn

Câu 2. Đối tượng được miêu tả trong bài thơ là :

A. những nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy

B. những ông nghè ở các làng quê xưa

C. những học trò theo đòi khoa danh

D. những thứ đồ chơi làm từ giấy thủ công

Câu 3. Đối tượng hướng tới của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là ai?

A. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của mình: Có tài năng, đỗ đạt cao, chịu ơn vua, ơn nước mà đành bất lực trong buổi vận nước gian nan.

C. Những kẻ sĩ muốn theo đuổi cái danh hão “tiến sĩ” trong chế độ khoa cử xưa

D. A và B

docx 11 trang Lưu Chiến 08/07/2024 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lương Thị Ngọc Khánh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lương Thị Ngọc Khánh (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 - 2024 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Củng cố kiến thức về các thể loại văn bản đọc, kiểu bài viết, kiến thức về thực hành tiếng Việt đã học ở bài 1: Câu chuyện lịch sử ; bài 2: Vẻ đẹp cổ điển; bài 3 : Lời sông núi; bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ. - Kiểm tra khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức và kĩ năng đã học theo nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá mới. 2. Về năng lực: - Năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; năng lực cảm thụ, thẩm mỹ; năng lực tạo lập văn bản. 3. Về phẩm chất - Nghiêm túc, tự giác, trung thực, chăm chỉ khi làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % điểm TT năng vị kiến thức TNK TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Q Đọc Thơ trào 1 5 0 3 1* 0 1 0 0 60 hiểu phúng 2 Viết Bài văn nghị luận về vấn đề đời sống 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tổng 25 5 15 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị Kĩ Vận TT kiến thức/ Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận năng dụng kĩ năng biết hiểu Dụng cao * Nhận biết: 5 TN 3 TN 1* TL - Thơ trào phúng: Nhận biết đặc điểm thể 1* TL 1 TL thơ, đối tượng trào phúng, vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ láy, chỉ ra được phép đối trong ngữ liệu. * Thông hiểu: - Hiểu được tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. Thơ trào - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà tác phúng giả muốn gửi gắm cho người đọc. Đọc - Phân tích được giọng điệu trào phúng, 1 hiểu nội dung, mục đích trào phúng trong ngữ liệu. -Nêu hiệu quả của phép đối trong ngữ liệu, hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của VB. -Hiểu được giá trị biểu cảm của từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh, liệt kê * Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận và rút ra được những bài học cho bản thân,nêu được thông điệp của ngữ liệu, liên hệ bản thân. *Nhận biết: 1 - Xác định kiểu bài, bố cục, nội dung cơ TL* bản bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. *Thông hiểu: -Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống đảm bảo các yêu cầu sau : nêu được Viết bài vấn đề nghị luận, trình bày rõ ý kiến về Tạo văn nghị vấn đề được bàn, đưa ra được những lí lẽ lập 2 luận về thuyết phục, bằng chứng đa dạng để văn một vấn chứng minh ý kiến của người viết, nêu bản đề đời được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và sống phương hướng hành động. *Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các thao tác lập luận để bàn luận về vấn đề nghị luận. Vận dụng cao:
  3. Viết bài văn nghị luận về vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng và xã hội) 3 TN 1* TL Tổng 5 TN 1 TL* 1* TL 1 TL Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% IV : ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ 01 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu: TIẾN SĨ GIẤY (Nguyễn Khuyến) Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi! (Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn Câu 2. Đối tượng được miêu tả trong bài thơ là : A. những nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy B. những ông nghè ở các làng quê xưa C. những học trò theo đòi khoa danh D. những thứ đồ chơi làm từ giấy thủ công Câu 3. Đối tượng hướng tới của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là ai? A. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất trong xã hội thực dân nửa phong kiến. B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của mình: Có tài năng, đỗ đạt cao, chịu ơn vua, ơn nước mà đành bất lực trong buổi vận nước gian nan. C. Những kẻ sĩ muốn theo đuổi cái danh hão “tiến sĩ” trong chế độ khoa cử xưa D. A và B Câu 4 . Nhận xét sắc thái nghĩa của tổ hợp từ ấy mới hời trong câu: Cái giá khoa danh ấy mới hời! A.Biểu thị sắc thái trang trọng. B.Biểu thị sắc thái coi khinh. C.Biểu thị sắc thái thân mật. D.Biểu thị sắc thái mỉa mai. Câu 5. Tác giả muốn khẳng định điều gì qua các hình ảnh sau: mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son – mặt văn khôi? A. Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ. B. Mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ. C. Tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong hoàn cảnh đương thời. D. Sự công phu, tỉ mỉ của những người nghệ nhân làm nên hình nộm “tiến sĩ giấy”.
  5. Câu 6. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. 1 – 2 và 3 – 4 B. 3 – 4 và 5 – 6 C. 5 – 6 và 7 – 8 D. 1 – 2 và 7 – 8 Câu 7. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì? A. Hài hước, bông đùa B. Đả kích C. Trữ tình sâu lắng D. Mỉa mai – châm biếm Câu 8. Hai câu thơ sau cho thấy tâm trạng gì của tác giả? Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! A. Sự bằng lòng, mãn nguyện khi đạt được công danh trong đời B. Nỗi chua chát đối với cái danh khoa bảng thời Hán học suy tàn C. Sự khinh bỉ công danh đương thời D. Đả kích những kẻ mua quan bán tước Câu 9. Chỉ rõ và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu đầu bài thơ trên? Câu 10. Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa cái danh (danh hiệu, chức danh ) và cái thực (thực chất, bản chất, năng lực) của con người trong cuộc sống và trong học tập ? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 – 12 dòng chữ) PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống mà em quan tâm. ( Chung tay bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng dân cư ;Tích cực tham gia các hoạt động công ích vì cộng đồng; Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; Ảnh hưởng của mạng xã hội tới giới trẻ; Bạo lực học đường ) .Hết
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ 01 Năm học 2023 -2024 Thời gian kiểm tra : 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 A 0,25 3 D 0,25 4 D 0,25 5 C 0,25 6 B 0,25 7 D 0,25 8 B 0,25 HS chỉ ra được: 2,0 - Biện pháp tu từ điệp ngữ “ cũng” , liệt kê “ cờ, biển, cân đai” 1,0 9 - Tác dụng: + Ngụ ý thâm thuý của Nguyễn Khuyến là vừa tả hình dáng ông tiến sĩ giấy, vừa tô đậm đến những kẻ tuy mang danh tiến sĩ, áo mũ xênh xang nhưng 0,5 thật sự chẳng có một chút tài đức nào. + Thể hiện thái độ mỉa mai chua chát, đắng cay của tác giả khiến cho độc giả 0,5 thấy có điều gì đó bất thường ở vị tiến sĩ này. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: 2,0 - Hình thức: Đảm bảo về số câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,diễn đạt trong sáng, cảm xúc chân thành. 0,5 - Nội dung: Mối tương quan giữa cái danh và cái thực trong cuộc sống và trong học tập: 10 + Danh (tên tuổi, danh tiếng ) và thực (thực lực, tài năng ) là hai khái 0,5 niệm gắn liền với học tập, cuộc sống của con người trong xã hội, đó cũng là hai phạm trù có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. + Trong cuộc sống, học tập cái danh của một con người (ví dụ, học vị: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; chức danh: hiệu trưởng, giám đốc một cơ quan ) cần 0,5 phải xứng đáng, phù hợp với cái thực mà họ có được, có thể làm tốt nghề nghiệp đã được đào tạo, phải trải qua quá trình học tập;một số trường hợp, giữa danh và thực là một khoảng cách lớn. Có những người mang những cái danh rất lớn nhưng thực ra lại không có kiến thức về lĩnh vực mình được đảm nhiệm sẽ cản trở sự phát triển, ổn định của xã hội. + Danh luôn gắn với tài và đức,có thực tài mới có thực danh,có đức, có tài mới có danh =>Phải coi trọng tài danh, thực danh, thanh danh, công danh 0,5 và đừng vì hám danh, háo danh mà làm méo mó nhân cách, mà đánh mất bản tính của mình. Lưu ý : GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp. II VIẾT 4,0
  7. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận một vấn đề trong đời sống ( (con người 0,25 trong mối quan hệ với cộng đồng và xã hội) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: một vấn đề trong đời sống mà em 0,25 quan tâm. c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận một vấn đề trong đời sống. 0,5 HS cần triển khai nội dung bài viết theo cấu trúc 3 phần như sau: 1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 2.5 2. Thân bài: 0,5 - Giải thích vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn luận; đưa ra được những lý lẽ thuyết 1,5 phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết. - Liên hệ, mở rộng, khẳng định vấn đề. - Bài học nhận thức và hành động. 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để 0,25 bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Lưu ý : GV khuyến khích, tôn trọng những cảm nhận riêng của HS. Giáo viên ra đề TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lương Thị Ngọc Khánh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  8. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ 02 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu: Đất Vị Hoàng Có đất nào như đất ấy không? Phố phường tiếp giáp với bờ sông. Nhà kia lỗi phép con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. Keo cú người đâu như cứt sắt(1), Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng(2). Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh, Có đất nào như đất ấy không? (Trần Tế Xương, Tuyển tập thơ trung đại, NXB Văn học, 2012) Chú thích: (1)cứt sắt: Chất thải ra từ sắt nung, ý cả câu: không còn đẽo gặm gì được nữa (2)hơi đồng: Hơi tiền bạc. Ngày xưa tiền đúc bằng đồng. Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Ngũ ngôn B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Lục bát Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì? A. Biểu cảm C. Tự sự B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3. Bài thơ phê phán những thói hư, tật xấu gì của con người? A. Tham lam, ăn của đút lót. B. Ngu ngốc, gàn dở, làm những chuyện ngược đời C. Bất hiếu, lỗi đạo, keo kiệt, tham lam D. Hèn nhát, nhu nhược để người khác đè đầu cưỡi cổ. Câu 4. Dòng nào không phải là điểm đặc biệt trong cấu trúc bài thơ? A. Bài thơ chia làm 2 phần: Bốn câu đầu – bốn câu sau. B. Mở đầu - kết thúc đều là câu hỏi tu từ. C. Câu mở đầu lặp lại nguyên vẹn ở câu kết. D. Không phải chỉ có hai câu, bài thơ có đến bốn câu tả thực (3-4, 5-6). Câu 5. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì? A. Hài hước, bông đùa C. Trữ tình sâu lắng B. Đả kích D. Trữ tình vẫn mang màu sắc tếu táo, đùa vui Câu 6. Tác dụng chính của những câu hỏi tu từ trong bài thơ là gì? A. Nhấn mạnh, tạo ấn tượng về một vùng đất lạ lùng, khác biệt. B. Nhấn mạnh nỗi đau xót, ám ảnh của nhà thơ trước hiện thực. C. Giúp lời thơ thêm cân xứng, hài hòa. D. Giúp lời thơ tăng thêm tính gợi hình, biểu cảm. Câu 7. Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ “ Nhà kia lỗi phép con khinh bố/ Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” là
  9. A. Nhà kia > < vợ chửi chồng. Câu 8. Dòng nào không liên quan đến nội dung bài thơ? A. Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ B. Phê phán hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn. C. Thể hiện nỗi đau đớn trước hiện thực đất nước. D. Thể hiện niềm nhớ tiếc về đất nước thời thái bình, thịnh trị. Câu 9. Chỉ rõ và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 5,6 bài thơ trên? Câu 10. Từ nội dung bài thơ, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 - 12 dòng nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống mà em quan tâm. ( Chung tay bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng dân cư ;Tích cực tham gia các hoạt động công ích vì cộng đồng; Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; Ảnh hưởng của mạng xã hội tới giới trẻ; Bạo lực học đường ). Hết
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ 02 Năm học 2023 -2024 Thời gian kiểm tra : 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 A 0,25 3 C 0,25 4 A 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 D 0,25 8 D 0,25 HS chỉ ra được: 2,0 - Biện pháp tu từ : + Đảo ngữ “ Keo cú, tham lam” lên đầu câu thơ. 1,0 + So sánh “như cứt sắt” - Tác dụng: + Gợi lên một nhịp sống quẩn quanh đồng tiền - hơi đồng. 0,5 9 + Nhấn mạnh ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, lên án loại người tham lam, keo cú,là một tiếng chửi đời cay độc lên án sâu cay loại người bần tiện của xã hội. +Phép so sánh gợi lên một xã hội thật đáng sợ, đáng khinh bỉ, vạch trần bản 0,5 chất của những loại người tham lam, đê tiện, chỉ vì tiền, đặt đồng tiền lên trên tất cả, có thể xóa mờ đi mọi chuẩn mực đạo đức, mọi mối quan hệ trong xã hội=>Tác giả đã vạch trần những nét tính cách thay đổi theo hướng tiêu cực ở làng Vị Hoàng thời kỳ đó. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: 2,0 - Hình thức: Đảm bảo về số câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,diễn 0,5 đạt trong sáng, cảm xúc chân thành. - Nội dung: Suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc. 10 + Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc (+) Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con 0,5 người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét riêng làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác,sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. + Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (+) Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc 0,5 văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. (+) Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. 0,5 Lưu ý : GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.
  11. VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận một vấn đề trong đời sống ( (con người 0,25 trong mối quan hệ với cộng đồng và xã hội) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: một vấn đề trong đời sống mà em 0,25 quan tâm. c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận một vấn đề trong đời sống. 0,5 HS cần triển khai nội dung bài viết theo cấu trúc 3 phần như sau: 1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 2.5 2. Thân bài: 0,5 II - Giải thích vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn luận; đưa ra được những lý lẽ thuyết 1,5 phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết. - Liên hệ, mở rộng, khẳng định vấn đề. - Bài học nhận thức và hành động. 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để 0,25 bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Lưu ý : GV khuyến khích, tôn trọng những cảm nhận riêng của HS. Giáo viên ra đề TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Kim Anh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng