Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Diệp (Có đáp án)

Câu 1. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành:

A. nhiệt năng. B. hoá năng. C. cơ năng. D. quang năng.

Câu 2. Dị hóa là:

A. Tích luỹ năng lượng.

B. Tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản.

C. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.

D. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp.

Câu 3. Loại thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm?

A. Dứa gai. B. Trứng gà. C. Bánh đa. D. Cải ngọt.

Câu 4. Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại?

A. Lễ tân. B. Nhân viên văn phòng.

C. Phiên dịch viên. D. Vận động viên đấm bốc.

Câu 5. Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả?

A. Uống nước giải khát có ga. B. Trồng nhiều cây xanh.

C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon. D. Tắm nắng.

Câu 6. Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây?

A. Thủy ngân. B. Nước. C. Vitamin. D. Glucôzơ.

Câu 7. Trong khoang miệng hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá:

A. gluxit. B. lipit. C. axit nuclêic. D. prôtêin.

Câu 8. Enzyme pepsin chi hoạt động hiệu quả trong môi trường có

A. Axit HC1 đặc và nhiệt độ bình thường của cơ thể.

B. Không có axit HCl.

C. Axit HCl loãng và nhiệt độ 40 0 C.

D. Axit HCl và nhiệt độ bình thường của cơ thể.

Câu 9. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là?

A. Protein độc. B. Kháng nguyên.

C. Kháng thể. D. Chất kháng sinh.

docx 4 trang Lưu Chiến 08/07/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Diệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đặng Ngọc Diệp (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC LỚP 8 (Đề thi có: 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: 21/12/2022 A. TRẮC NGIỆM: 5,0 điểm Chọn chữ cái đứng trước đáp án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành: A. nhiệt năng. B. hoá năng. C. cơ năng. D. quang năng. Câu 2. Dị hóa là: A. Tích luỹ năng lượng. B. Tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản. C. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng. D. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp. Câu 3. Loại thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm? A. Dứa gai. B. Trứng gà. C. Bánh đa. D. Cải ngọt. Câu 4. Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng còn lại? A. Lễ tân. B. Nhân viên văn phòng. C. Phiên dịch viên. D. Vận động viên đấm bốc. Câu 5. Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả? A. Uống nước giải khát có ga. B. Trồng nhiều cây xanh. C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon. D. Tắm nắng. Câu 6. Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây? A. Thủy ngân. B. Nước. C. Vitamin. D. Glucôzơ. Câu 7. Trong khoang miệng hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá: A. gluxit. B. lipit. C. axit nuclêic. D. prôtêin. Câu 8. Enzyme pepsin chi hoạt động hiệu quả trong môi trường có A. Axit HC1 đặc và nhiệt độ bình thường của cơ thể. B. Không có axit HCl. C. Axit HCl loãng và nhiệt độ 40 0 C. D. Axit HCl và nhiệt độ bình thường của cơ thể. Câu 9. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là? A. Protein độc. B. Kháng nguyên. C. Kháng thể. D. Chất kháng sinh. Câu 10. Cơ quan nào dự trữ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi cần? A. Ruột non B. Gan C. Dạ dày D. Tá tràng Câu 11. Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là: A. ống đái. B. thận. C. ống dẫn nước tiểu. D. bóng đái. Câu 12. Tại sao mùa đông hay đi tiểu nhiều hơn? A. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để giảm thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu. B. Mạch máu co lại làm huyết áp giảm, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
  2. C. Các mạch máu dãn, tăng lưu thông đến da và các cơ quan nội tạng quan trọng, giúp chúng giữ ấm. D. Mạch máu dãn, huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu. Câu 13. Quá trình tạo thành nước tiểu bao gồm mấy quá trình? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 14. Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh? A. Rèn luyện thân thể B. Giữ ấm vùng cổ C. Ăn nhiều tinh bột D. Uống nhiều nước Câu 15. Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài? A. Dạ dày B. Gan C. Phổi D. Thận Câu 16. Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng A. lượng khí cặn của phổi. B. dung tích sống của phổi. C. khoảng chết trong đường dẫn khí. D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. Câu 17. Loại dịch tiêu hoá nào dưới đây có vai trò nhũ tương hoá lipit? A. Dịch ruột. B. Dịch tuỵ. C. Dịch mật. D. Dịch vị. Câu 18. Phổi người trưởng thành có khoảng A. 700 – 800 triệu phế nang. B. 500 – 600 triệu phế nang. C. 200 – 300 triệu phế nang. D. 800 – 900 triệu phế nang. Câu 19. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì? A. Khí ôxi và chất dinh dưỡng. B. Khí ôxi và chất thải. C. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng. D. Khí cacbônic và chất thải. Câu 20. Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ: A. mắc bệnh sởi. B. nhiễm giun sán. C. mắc bệnh lậu. D. nổi mề đay. II. TỰ LUẬN: 5,0 điểm Câu 21. (2,0 điểm) Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Câu 22. (2,0 điểm) Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó thực hiện tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? Em hãy giải thích câu nói “nhai kĩ no lâu”? Câu 23. (1,0 điểm) Bằng kiến thức đã học em hãy trình bày: Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh bệnh sỏi thận? HẾT
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN SINH HỌC LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C A A A A B C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C C B A C B B B D B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm Câu Nội dung Điểm Câu 21 Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể. 0,5 điểm (2,0 điểm) - Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện. 0,5 điểm - Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện. 0,5 điểm - Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện. 0,5 điểm Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng: + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ, diện tích bề mặt trong tăng 600 lần so với diện tích 1,0 điểm mặt ngoài + Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. Câu 22. + Ruột non rất dài, từ 2,8 - 3 m ở người trưởng thành, bề mặt (2,0 điểm) bên trong lên tới 400- 500 m2. Nhai kĩ no lâu vì: - Khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nhỏ, nát => Khả năng tiếp 0,5 điểm xúc giữa thức ăn (cơ chất) và enzime tăng. - Thức ăn được tiêu hóa nhanh và hấp thụ nhiều hơn => làm 0,5 điểm tăng hiệu quả nhận chất dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể. Câu 23. Nguyên nhân: ( 1,0 điểm) - Trong thành phần nước tiểu có những muối hữu cơ và vô cơ như muối canxi, muối phoootphat, muối urat, dễ bị kết tinh 0,5 điểm khi nồng độ của chúng quá cao và gặp độ pH thích hợp. - Các biện pháp: - Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, ko nên nhịn lâu 0,5 điểm - uống nhiều nước - Có chế độ ăn uống hợp lí.
  4. NHÓM SINH 8 TTCM DUYỆT BGH DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Đặng Ngọc Diệp Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng