Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
Câu 1. Việc làm nào dưới đây là một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy nổ khi sử dụng thiết bị điện?
A. Sử dụng điện vào giờ cao điểm.
B. Sử dụng thiết bị điện luôn được bảo dưỡng.
C. Sử dụng thiết bị điện kém chất lượng.
D. Sử dụng điện vào giờ thấp điểm.
Câu 2. Khi gặp tình huống hỏa họa, việc làm nào dưới đây người dân nên thực hiện để giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra?
A. Hỗ trợ công tác dập lửa. B. Tập trung để hò reo cổ vũ.
C. Chụp ảnh chia sẻ với bạn bè. D. Coi như không liên quan.
Câu 3. Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, mỗi công dân cần tránh thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Giữ vệ sinh khi chế biến thực phẩm. B. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc.
C. Sử dụng thực phẩm không nguồn gốc. D. Không sử dụng chất cấm để chế biến.
Câu 4. Việc lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết cho những ai?
A. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
B. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu.
C. Cho tất cả mọi người để cân bằng tài chính và góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định.
D. Chỉ những người giàu có mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
Câu 5. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể là nguy cơ gây ra tai nạn về cháy, nổ?
A. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.
B. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V.
C. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn.
D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_h.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU MÔN: GDCD 8 NĂM HỌC 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 19/04/2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: Mã đề 801 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời Câu 1. Việc làm nào dưới đây là một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy nổ khi sử dụng thiết bị điện? A. Sử dụng điện vào giờ cao điểm. B. Sử dụng thiết bị điện luôn được bảo dưỡng. C. Sử dụng thiết bị điện kém chất lượng. D. Sử dụng điện vào giờ thấp điểm. Câu 2. Khi gặp tình huống hỏa họa, việc làm nào dưới đây người dân nên thực hiện để giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra? A. Hỗ trợ công tác dập lửa. B. Tập trung để hò reo cổ vũ. C. Chụp ảnh chia sẻ với bạn bè. D. Coi như không liên quan. Câu 3. Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, mỗi công dân cần tránh thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Giữ vệ sinh khi chế biến thực phẩm. B. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc. C. Sử dụng thực phẩm không nguồn gốc. D. Không sử dụng chất cấm để chế biến. Câu 4. Việc lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết cho những ai? A. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu. C. Cho tất cả mọi người để cân bằng tài chính và góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định. D. Chỉ những người giàu có mới cần lập kế hoạch chi tiêu. Câu 5. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể là nguy cơ gây ra tai nạn về cháy, nổ? A. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy. B. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V. C. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn. D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy. Câu 6. Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, hành vi nào dưới đây KHÔNG bị nghiêm cấm? A. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép. B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định. C. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật. D. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép. Câu 7. Hành vi nào dưới đây KHÔNG phải là bạo lực gia đình? A. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình. B. Bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc những người gặp khó khăn trong cuộc sống. C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực đối với người và con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lí. D. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình. Câu 8. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật? A. Xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình. B. Xử lí nghiêm những người có hành vi bạo lực gia đình. C. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra. D. Giúp đỡ người bị bạo lực hòa nhập với xã hội. Câu 9. Việc chi tiêu tuỳ tiện sẽ dẫn đến điều gì? A. Biết lập kế hoạch chi tiêu. B. Gia đình ấm no. Mã đề 801 Trang 1/3
- C. Cuộc sống thiếu ổn định. D. Tạo thói quen chi tiêu hợp lí. Câu 10. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực về tinh thần? A. Mỗi khi làm sai, bạn N lại bị bố đánh. B. Anh D ép buộc vợ mình sinh thêm con thứ 3. C. Chị L ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con. D. Mặc dù mới 13 tuổi, bạn S đã bị bố bắt đi làm thuê kiếm tiền. Câu 11. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp con người điều gì? A. Dễ dàng quản lý tiền bạc và kiểm soát chi tiêu. B. Không chủ động được biến cố xảy ra trong cuộc sống. C. Lo sợ vì mọi thứ ngoài tầm kiểm soát. D. Khó khăn thực hiện mục tiêu tài chính. Câu 12. Hành vi nào dưới đây KHÔNG vi phạm Luật Phòng cháy và chữa cháy? A. Cản trở hoạt động phòng cháy, chữa cháy. B. Mang chất dễ cháy vào nơi đông người. C. Thường xuyên gọi điện báo tin cháy giả. D. Tuyên truyền tấm gương về phòng cháy. Câu 13. Nội dung nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại? A. Phổ biến kỹ năng phòng cháy. B. Sử dụng thiết bị chữa cháy xuống cấp. C. Sử dụng thực phẩm ôi thiu. D. Cất giấu vũ khí trong nhà. Câu 14. Trong công tác phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và chất độc hại, hành vi nào dưới đây KHÔNG bị pháp luật nghiêm cấm? A. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người. B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người. C. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Câu 15. Việc làm nào KHÔNG phải là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình? A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. B. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. C. Không chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. D. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật. Câu 16. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình thuộc hình thức bạo lực gia đình nào? A. Bạo lực về kinh tế B. Bạo lực về tinh thần C. Bạo lực về tình dục D. Bạo lực về thể chất Câu 17. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017? A. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm. B. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ. C. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ. D. Giao nộp vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm. Câu 18. Cách thực hiện kế hoạch chi tiêu nào dưới đây chưa hợp lí? A. Lập danh sách các mục cần chi trong tháng. B. Dù dịch bệnh vẫn chi tiêu như trước kia. C. Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu theo nguồn thu. D. Tiết kiệm để thực hiện kế hoạch dài hạn. Câu 19. Việc làm nào dưới đây là một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn do các chất độc hại gây ra? A. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc. B. Sử dụng nguyên liệu hữu cơ. C. Chế biến thực phẩm đúng cách. D. Chế biến thực phẩm sai cách. Câu 20. Cách chi tiêu nào dưới đây là hợp lí khi số tiền bị hạn chế? A. Ưu tiên những khoản chi cho bản thân. Mã đề 801 Trang 2/3
- B. Đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu. C. Tìm mua những mặt hàng có giá rẻ nhất. D. Ưu tiên những khoản chi thiết yếu. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (2 điểm): Bạo lực gia đình là gì? Em hãy trình bày các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình. Câu 2 (2 điểm): Tình huống: Nhà anh D có 2 khu trồng rau riêng biệt, một khu trồng rau cho gia đình ăn thì chỉ tưới nước, một khu trồng rau để bán thì có sử dụng phân hoá học và thường xuyên phun thuốc trừ sâu a. Em hãy nhận xét hành vi của gia đình anh D. b. Theo em, hành vi của gia đình anh D sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Câu 3 (1 điểm): Gần ngày tết Nguyên đán, bạn H được người anh họ cho một bánh pháo để đốt. H nói với bạn K: “Tớ với cậu đốt pháo cho vui đi!”. Nghe xong, bạn K liền đáp:“Pháp luật đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy". Bạn H đáp: “Sao cậu máy móc thế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà, vui xóm chứ!”. Em có đồng tình với suy nghĩ của H không? Vì sao? HẾT Mã đề 801 Trang 3/3