Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Sơn (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bức tranh tuyệt vời

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một giáo sỹ đề biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sỹ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người.”

Họa sỹ cũng đặt câu hỏi với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho điều bé nhỏ trở nên quan trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng họa sỹ gặp một người lính mới từ trận mạc về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp”.

Họa sỹ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng một lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?”

Khi trở về ngôi nhà thân yêu của mình, thấy ánh mắt chờ đợi của các con, nụ cười dịu dàng của vợ, họa sỹ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.

(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định một phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn: “Khi trở về ngôi nhà thân yêu của mình, thấy ánh mắt chờ đợi của các con, nụ cười dịu dàng của vợ, họa sỹ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian.”

docx 7 trang Lưu Chiến 27/07/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Sơn (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS THÁI SƠN MÔN:NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian 90 phút không kể chép đề) A. MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng sô Chủ đề 1. Đọc hiểu - Nhận biết được - Hiểu ND của ĐT. . PTBĐ của đoạn trích. - Phân tích được giá trị của phép tu từ nổi bật trong đoạn trích. -Bài học rút ra cho bản thân. Số câu 1 3 5 Số điểm 0,5đ 2,5đ 3,0đ Tỉ lệ 5% 25% 30% 2. Làm văn - Viết được đoạn văn Làm bài văn nghị ngắn nêu suy nghĩ về luận Từ bài “ Bàn vấn đề gia đình luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành" Số câu 1 1 1 Số điểm 2,0đ 5,0đ 7,0đ Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng câu 1 3 2 6 T. điểm 0,5đ 2,5đ 7,0đ 10đ Tỉ lệ 5% 25% 70% 100%
  2. B. ĐỀ BÀI PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Bức tranh tuyệt vời “Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một giáo sỹ đề biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sỹ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người.” Họa sỹ cũng đặt câu hỏi với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho điều bé nhỏ trở nên quan trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”. Cuối cùng họa sỹ gặp một người lính mới từ trận mạc về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp”. Họa sỹ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng một lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?” Khi trở về ngôi nhà thân yêu của mình, thấy ánh mắt chờ đợi của các con, nụ cười dịu dàng của vợ, họa sỹ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”. (Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định một phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn: “Khi trở về ngôi nhà thân yêu của mình, thấy ánh mắt chờ đợi của các con, nụ cười dịu dàng của vợ, họa sỹ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian.” Câu 4 (1,0 điểm): Qua văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0điểm): Từ văn bản “Bức tranh tuyệt vời”, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gia đình. Câu 2: (5,0 điểm):Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"?
  3. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA TRƯỜNG THCS THÁI SƠN CUỐI HỌC KÌ II -NĂM HỌC 2021-2022. MÔN :NGỮ VĂN 8. PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Yêu cầu cần đạt Thang Câu điểm 1 - Phương thức biểu đạt: Tự sự 0,5 - Nội dung: Gia đình chính là “điều đẹp nhất trần gian”, giá trị bình dị mà 0.5 2 vĩnh hằng nhất, tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất của cuộc sống. * Biện pháp tu từ: Liệt kê: Ánh mắt chờ đợi của các con, nụ cười dịu dàng 0.25 của vợ. *Tác dụng: 0.75 3 - Tạo cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm 0.25 - Giúp người đọc thấy được niềm hạnh phúc không hề xa vời mà vô cùng 0.25 gần gũi trong chính ngôi nhà thân yêu cùng với những người thân của mình. - Qua đó, thể hiện được thái độ yêu thương, trân trọng gia đình của tác giả. 0.25 - Bài học: 1,0 + Mỗi người phải hiểu được vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn của gia đình, 0.25 nhận ra những giá trị bình dị, đích thực mà bền vững của gia đình ngay trong những điều nhỏ bé nhất + Biết trân trọng, giữ gìn và vun đắp mái ấm gia đình, yêu thương những 0,25 4 người thân trong gia đình. + Ra sức học tập để tích lũy tri thức, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe và kĩ năng sống đồng thời không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên để tạo 0,5 dựng cho mình một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp, làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, đem đến niềm tự hào cho cha mẹ và những người thân yêu PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1:(2 điểm) Yêu cầu cần đạt Thang Câu điểm */Yêu cầu kĩ năng: - Đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, 0.25 1 viết câu, chính tả, */Yêu cầu kiến thức: 1.75 Từ tinh thần của văn bản, học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề gia đình. Có thể là:
  4. * Gia đình chính là “bức tranh đẹp nhất trần gian” bởi nó chứa đựng 0,25 tất cả những “điều đẹp nhất trần gian” : niềm tin, tình yêu và hòa bình. + Trước hết, gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người. Đó là 0,25 nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương vô bờ, sự chở che đùm bọc của cha mẹ và những người thân yêu nhất, nơi ghi dấu từng bước khôn lớn, trưởng thành của mỗi người. + Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân 0,25 cách, bỗi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người. Là nơi chúng ta được học những bài học đầu tiên về tình yêu thương. Ở nơi ấy, lối sống cao đẹp cùng tình yêu thương, sự tận tụy và đức hi sinh của cha mẹ, ông bà cho con cháu là những phẩm chất cứ tự nhiên thấm dần trong ta mỗi ngày như dòng sữa ngọt ngào mà không cần đến những lời thuyết giáo khô khan. 0,25 + Gia đình là chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần và vật chất của mỗi người,là bến đỗ bình yên, êm ả nhất, nơi mỗi người tìm về sau những vất vả, thăng trầm và cả những sai lầm, vấp ngã trong cuộc đời . + Gia đình còn là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa, sáng tạo; là nơi 0,25 chắp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa hơn, *Liên hệ bản thân: Ra sức học tập để tích lũy tri thức, tu dưỡng đạo 0,5 đức, rèn luyện sức khỏe và kĩ năng sống đồng thời không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên để tạo dựng cho mình một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp Câu 2: ( 5 điểm) Thang Tiêu chí Nội dung cần đạt điểm - Viết đúng kiểu bài nghị luận, kết cấu chặt chẽ, có bố cục 0,5 điểm rõ ràng, hợp lí; luận điểm rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi Kỹ năng chính tả. - Lời văn rõ ràng, khúc triết, có sự sáng tạo. 1/ Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề. 0,5 điểm - Nêu vấn đề nghị luận. Kiến 2/ Thân bài. thức a. Giải thích nghĩa của lời dạy 1,0 điểm Từ xưa, La Sơn Phu Tử đã nhận thấy giữa "học" và "hành" có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. * Học có nghĩa là gì?
  5. - Là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận trong các bộ môn khoa học, là sự tiếp nhận các kinh nghiệm của ông cha đi trước. Học là sự trau dồi tri thức để mở mang trí tuệ bản thân. - Mục đích của việc học: để hiểu biết. * Hành có nghĩa là gì? - Hành: là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời sống. - Mục đích của "hành": có kĩ năng thành thạo, rồi thành kĩ xảo. b. Vì sao phải kết hợp giữa học và hành */ Coi nhẹ một trong 2 yếu tố thì việc học không có hiệu quả cao. - Học mà không hành thì sao? 1.5 điểm + Học là chỉ nắm bắt kiến thức lí thuyết, lí thuyết không gắn với thực tế là lí thuyết suông. + Thực tế muôn hình vạn trạng, nhiều vấn đề nảy sinh khi bắt tay vào thực tế sẽ lúng túng. + Học chỉ nắm kiến thức mà không thực hành, bỏ phí thời gian, tiền của, công sức + Nếu "học" không "hành": sẽ thiếu thiếu kinh nghiệm thực tế, hạn chế sự sáng tạo. ( Hs lấy ví dụ phân tích) - Hành mà không học? + Chỉ chú trọng vào "hành" mà không "học" thì "hành" không trôi chảy. + Không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng, kinh nghiệm dẫn dắt, ứng dụng vào thực tế không tránh khỏi sự mò mẫm, lúng túng, khó khăn, sai lầm. *Học kết hợp đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đắn nhất từ xưa đến nay. - Học: để lĩnh hội kiến thức. Kiến thức là cơ sở lí thuyết có tác dụng, chỉ đạo, hướng dẫn thực hành, làm thực hành có
  6. hiệu quả cao. - Hành: giúp đúc rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện lí thuyết được học. ( Hs lấy ví dụ phân tích). => "Học" kết hợp đi đôi với "hành" là ta trở thành người toàn diện, vừa có kiến thức, kĩ năng, phát huy hết khả năng bản thân. c. Thực hiện lời dạy trên như thế nào? * Trong bài, La Sơn Phu Tử dạy chúng ta cách học: 1.0 điểm - Học từ thấp đến cao: Học tiểu Học, đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Tùy đâu, tiện đấy mà học. Học rộng tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. -> Lời khuyên đúng đắn * Ngày nay: Là học sinh cần biết kết hợp giữa "học" và "hành" để nâng cao hiệu quả học tập. - Học ở đâu? Học trong sách vở, từ thầy cô, từ kinh nghiệm của người đi trước, bạn bè, trên phương tiện thông tin, internet - Học như thế nào? + Tập trung nghe giảng để hiểu nhớ, nắm lí thuyết. + Học có luyện tập, thực hành. + Rèn tinh thần ham thích hiểu biết xung quanh, chăm chỉ, không ỉ lại + Học kiến thức hôm qua, hôm nay phải bổ sung * Bàn luận, mở rộng: - Trong cuộc sống hàng ngày đã có nhiều học sinh biết kết hợp giữa "học" và "hành" nên kết quả học tập tốt thật đáng ca ngợi. - Bên cạnh đó, có những học sinh không biết kết hợp giữa "học" và "hành" nên kết quả học tập không tốt cần phê phán. 3. KB: - Nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến của La Sơn Phu Tử 0.5 điểm Nguyễn Thiếp và đối với việc học.
  7. - Bản thân em vận dụng lời dạy trên vào việc học của mình để dạt kết quả cao nhất. Xác nhận của BGH: Xác nhận của tổ CM Người ra đề Lê Văn Triển Dư Thị Khiến Nhóm văn 8