Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Lương Thị Khuyên (Có đáp án)
I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
(Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 1 (2 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Xác định thể loại của văn bản? Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn.
Câu 2 (1 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ?
Câu 3 (2 điểm): Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời.” thuộc kiểu câu gì theo mục đích nói? Thực hiện hành động nói nào?
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_20.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Lương Thị Khuyên (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: Ngữ văn 8 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài : 90 phút Ngày thi: 26/4/ 2023 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh trình bày được những kiến thức về: - Văn học: Các tác phẩm: Nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ. - Trình bày: Tác giả, tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản. - Tiếng Việt: Câu chia theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật; Hành động nói. - Tập làm văn: Kiến thức về văn nghị luận kết hợp biểu cảm 2. Năng lực: Sáng tạo, tự học, trình bày khoa học. Khái quát và trình bày kiến thức mạch lạc, sáng rõ, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, viết bài văn 3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức nghiêm túc học tập và kiểm tra đánh giá. II. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề cao - Nhớ tên văn - Phương thức bản, tác giả, thể biểu đạt; nội I. Đọc hiểu loại. dung của văn - Xác định kiểu bản, nội dung câu theo mục của đoạn văn đích nói, hành trong văn bản. động nói Số câu ¾ câu + 1 câu ¼ câu + 1 câu 3 câu Số điểm 3 điểm 2 điểm 5 điểm Giới thiệu về vấn Nghị luận Có cảm đề nghị luận. nội dung nhận II. Tạo lập Diễn đạt mạch vấn đề riêng, liên văn bản lạc trôi chảy; Có hệ bố cục đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB Số câu ¼ câu ½ câu ¼ câu 1 câu Số điểm 1 điểm 3,5 điểm 0,5 điểm 5 điểm Tổng số ¾ câu + 1 câu 1 câu + ½ câu ½ câu ¼ câu 4 câu câu Tổng số 3 điểm 3 điểm 3,5 điểm 0,5 điểm 10 điểm điểm
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) Ngày kiểm tra: 26/4/2023 Đề chẵn I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” (Ngữ văn 8, tập 2) Câu 1 (2 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Xác định thể loại của văn bản? Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn. Câu 2 (1 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ? Câu 3 (2 điểm): Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời.” thuộc kiểu câu gì theo mục đích nói? Thực hiện hành động nói nào? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. Chúc các em làm bài tốt
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Đ Ề KI Ể M TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Ngày làm bài kiểm tra: 26/4/2023 Đề chẵn Phần Câu Đáp án Điểm - Đoạn văn trích trong văn bản “Chiếu dời đô” (“Thiên đô chiếu”) 0,5 điểm 1 - Tác giả: Lý Công Uẩn 0,5 điểm (2 điểm) - Thể loại: Chiếu 0,5 điểm - PTBĐ văn bản: Nghị luận kết hợi với biểu cảm 0,5 điểm I. Đọc - - Nội dung của đoạn văn: Phân tích các lợi thế của thành Đại La 2 hiểu và khẳng định Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương 1 điểm (1 điểm) (5 điểm) muôn đời. - Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; 1 điểm 3 cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời.” thuộc (2 điểm) kiểu câu trần thuật. - Thực hiện hành động nói: trình bày 1 điểm *Yêu cầu hình thức: 0,5 điểm - Bài làm đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy *Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài: 0,5 điểm - Dẫn dắt vấn đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. - Nêu vấn đề: Lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc. b. Thân bài: - Luận điểm 1: Những phẩm chất của một người lãnh đạo anh 1 điểm minh. + Có tầm nhìn xa, trông rộng, có lòng yêu nước, thương dân. + Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm. + Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng . - Luận điểm 2: Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất 1 điểm nước. II. Tạo + Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý - lập văn một triều đại thịnh trị trong lịch sử dân tộc. bản + Giành được hòa bình, đất nước đang trong giai đoạn dựng xây (5 điểm) và phát triển, vua Lý Thái Tổ đã nhìn ra được những yếu điểm của kinh đô Hoa Lư và những lợi thế, tương lai của vùng đất Thăng Long. Chính nhờ tầm nhìn xa, trông rộng của vua mà đất nước mới có được điều kiện để phát triển thịnh vượng nhất có thể. + Vua Lý Thái Tổ cũng rất cẩn thận, khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần dời đô: • Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà Chu. • Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều: Đinh, Lê. • Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long.
- ⇒ Trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển hưng thịnh, vua Lý Thái Tổ với kiến thức uyên thâm về địa lý, phong thủy, tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu nước, thương dân, một lòng muốn cống hiến cho đất nước để đưa ra quyết định dời đô, từ đó tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc ta. - Luận điểm 3: Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận mệnh 1 điểm đất nước trong chiến tranh, nguy nan + Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông, có công lao to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên năm 1285 và 1287. + Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập tức làm bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần quân đội, lập nên chiến thắng anh dũng trước quân Mông – Nguyên. Đó là một hành động vô cùng cần thiết và hợp lí, đánh trúng vào lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả binh sĩ, phát động đấu tranh trong toàn nước. + Trần Quốc Tuấn không chỉ nắm được điểm yếu của giặc mà còn nắm được điểm yếu, điểm mạnh của chính quân đội ta khiến cho bài hịch có sức thuyết phục và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quân đội. + Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng, năm bắt thời cơ tốt cùng tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn chính là mấu chốt giúp ta giành được thắng lợi trước quân giặc mạnh và hung hãn như quân Mông – Nguyên. - Luận điểm 4: Bàn luận 0,5 điểm Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội tụ đủ các phẩm chất tinh anh của dân tộc, có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc. c. Kết bài: - Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận 0,25 điểm mệnh đất nước. - Liên hệ đến thời hiện đại: Trong xã hội đang trên đà phát triển, 0,25 điểm hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta càng cần đến những người lãnh đạo sáng suốt, anh minh, nhạy bén thì mới có thể chèo lái nhân dân, đưa đất nước đến sự thịnh vượng, văn minh, tiên tiến. (Ghi chú : Giáo viên có thể linh hoạt cho điểm trong phần thân bài theo các ý trình bày các luận điểm ) BGH Tổ trưởng CM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Nguyễn Thị Hải Yến
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) Ngày kiểm tra: 26/4/2023 Đề lẻ I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi “ Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau. Song hào kiệt đời nào cũng có ” (Ngữ văn 8, tập 2) Câu 1 (2 điểm): Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản? Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn thơ trên? Câu 2 (1 điểm): Trình bày nội dung chính của văn bản chứa đoạn thơ trên? Câu 3 (2 điểm): Câu thơ “Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác.” thuộc kiểu câu gì ? Thực hiện hành động nói nào ? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Câu nói của M. Go-rơ- ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.” gợi cho em những suy nghĩ gì ? Chúc các em làm bài tốt
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Đ Ề KI Ể M TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Ngày làm bài kiểm tra: 26/4/2023 Đề lẻ Phần Câu Đáp án Điểm - Trích từ văn bản: “Nước Đại Việt ta” 0,5 điểm 1 - Tác giả: Nguyễn Trãi 0,5 điểm (2 điểm) - Thể loại: Cáo 0,5 điểm - PTBĐ văn bản: Nghị luận 0,5 điểm - Nội dung của văn: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa I. Đọc - hiểu 2 như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn 1 điểm (5 điểm) (1 điểm) hóa lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền và truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định phải thua. Câu thơ “Núi sông bờ cõi đã chia 3 Phong tục Bắc Nam cũng khác.” (2 điểm) - Thuộc kiểu câu trần thuật 1 điểm - Thực hiên hành động nói: trình bày 1 điểm *Yêu cầu hình thức: 0,5 điểm - Bài làm đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy *Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài - Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp 0,5 điểm thu tri thức của nhân loại. Bởi vậy, M.Go-rơ-ki đã từng nói "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.”. b. Thân bài - Giải thích: + Sách là gì? Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm 0,5 điểm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. II. Tạo lập + Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước 0,5 điểm văn bản được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là (5 điểm) công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết cho các thế hệ sau này. - Lý giải vì sao sách lại là con đường sống: + Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người, được tích 0,5 điểm lũy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sách chính là nơi lưu giữ thông tin cho con người. + Sách cung cấp tri thức cho nhân loại, nhờ có sách mà chúng 0,5 điểm ta hiểu biết thêm các kiến thức về thiên văn, địa lý, lịch sử Sách đã mở trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới, chân trời của sự hiểu biết- Sách giúp chúng ta giao lưu giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Giúp chúng ta kết nối, hòa nhập vào thế giới hiện đại. + Sách còn là phương tiện hữu ích trong việc giáo dục con 0,25 điểm người, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức, Đọc sách khiến
- mỗi chúng ta sống nhân văn hơn, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người nhiều hơn. - Bàn bạc, mở rộng vấn đề: + Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách, truyện có nội dung 0,25 điểm không hay, thô tục gây ảnh hưởng xấu đến người đọc. Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân. + Để chọn được sách hay là một điều không hề đơn giản, bởi 0,25 điểm trên thị trường hiện nay mỗi ngày có hàng chục đầu sách xuất hiện, mà trong số sách đó thì sách rác nhiều hơn là sách bổ ích, hữu ích với con người. Bởi vậy, cách lựa chọn sách là yếu tố đặc biệt quan trọng. + Cách chọn sách hay: 0,25 điểm • Lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi. • Chọn sách phù hợp với nhu cầu, mục đích của bản thân. • Lựa chọn nhà xuất bản uy tín. + Lựa chọn sách đúng nhưng chúng ta cũng cần có phương 0,25 điểm pháp đọc đúng: Đọc thật kĩ, sau đó biến những kiến thức trong sách thành của bản thân mình, áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. c. Kết bài: - Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức. 0,5 điểm Sách là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta. - Liên hệ bản thân 0,25 đi ểm BGH Tổ trưởng CM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Kim Thị Viên
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) Ngày kiểm tra: 26/4/2023 Đề dự phòng I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau. Song hào kiệt đời nào cũng có ” (Ngữ văn 8, tập 2) Câu 1 (2 điểm): Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản? Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn thơ trên? Câu 2 (1 điểm): Trình bày nội dung chính của văn bản chứa đoạn thơ trên? Câu 3 (2 điểm): Câu thơ “Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác.” thuộc kiểu câu gì ? Thực hiện hành động nói nào ? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. Chúc các em làm bài tốt
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Đ Ề KI Ể M TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Ngày làm bài kiểm tra: 26/4/2023 Đề dự phòng Phần Câu Đáp án Điểm - Trích từ văn bản: “Nước Đại Việt ta” 0,5 điểm 1 - Tác giả: Nguyễn Trãi 0,5 điểm (2 điểm) - Thể loại: Cáo 0,5 điểm - PTBĐ văn bản: Nghị luận 0,5 điểm - Nội dung của văn: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa I. Đọc - hiểu 2 như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn 1 điểm (5 điểm) (1 điểm) hóa lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền và truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định phải thua. Câu thơ “Núi sông bờ cõi đã chia 3 Phong tục Bắc Nam cũng khác.” (2 điểm) - Thuộc kiểu trần thuật 1 điểm - Thực hiện hành động nói: trình bày 1 điểm *Yêu cầu hình thức: 0,5 điểm - Bài làm đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy *Yêu cầu về nội dung: 0,5 điểm a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. - Nêu vấn đề: Lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc. b. Thân bài: - Luận điểm 1: Những phẩm chất của một người lãnh đạo 1 điểm anh minh. + Có tầm nhìn xa, trông rộng, có lòng yêu nước, thương dân. + Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm. II. Tạo lập + Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng . văn bản - Luận điểm 2: Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh 1 điểm (5 điểm) đất nước. + Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý - một triều đại thịnh trị trong lịch sử dân tộc. + Giành được hòa bình, đất nước đang trong giai đoạn dựng xây và phát triển, vua Lý Thái Tổ đã nhìn ra được những yếu điểm của kinh đô Hoa Lư và những lợi thế, tương lai của vùng đất Thăng Long. Chính nhờ tầm nhìn xa, trông rộng của vua mà đất nước mới có được điều kiện để phát triển thịnh vượng nhất có thể. + Vua Lý Thái Tổ cũng rất cẩn thận, khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần dời đô: • Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà Chu.
- • Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều: Đinh, Lê. • Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long. ⇒ Trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển hưng thịnh, vua Lý Thái Tổ với kiến thức uyên thâm về địa lý, phong thủy, tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu nước, thương dân, một lòng muốn cống hiến cho đất nước để đưa ra quyết định dời đô, từ đó tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc ta. - Luận điểm 3: Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận 1 điểm mệnh đất nước trong chiến tranh, nguy nan + Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông, có công lao to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên năm 1285 và 1287. + Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập tức làm bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần quân đội, lập nên chiến thắng anh dũng trước quân Mông – Nguyên. Đó là một hành động vô cùng cần thiết và hợp lí, đánh trúng vào lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả binh sĩ, phát động đấu tranh trong toàn nước. + Trần Quốc Tuấn không chỉ nắm được điểm yếu của giặc mà còn nắm được điểm yếu, điểm mạnh của chính quân đội ta khiến cho bài hịch có sức thuyết phục và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quân đội. + Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng, năm bắt thời cơ tốt cùng tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn chính là mấu chốt giúp ta giành được thắng lợi trước quân giặc mạnh và hung hãn như quân Mông – Nguyên. - Luận điểm 4: Bàn luận 0,5 điểm Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội tụ đủ các phẩm chất tinh anh của dân tộc, có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc. c. Kết bài: - Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước. 0,25 điểm - Liên hệ đến thời hiện đại: Trong xã hội đang trên đà phát triển, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta càng cần đến những người lãnh đạo sáng suốt, anh minh, nhạy bén thì mới 0,25 điểm có thể chèo lái nhân dân, đưa đất nước đến sự thịnh vượng, văn minh, tiên tiến. (Ghi chú: Giáo viên có thể linh hoạt cho điểm trong phần thân bài theo các ý trình bày các luận điểm ) BGH Tổ trưởng CM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Lương Thị Khuyên