Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đào Phương Hoa (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm):

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) “Trong đời có khối người mang chữ Xuân trong tên mình. Nhưng mấy ai có cáiđời bị cột chặt vào chữ Tình như Xuân Diệu đâu?

(2) Sinh ra là để dành cho thơ Tình, từ lâu, Xuân Diệu đã được người ta phong tặng những danh hiệu xứng đáng: hoàng tử của tình yêu, ông vua thơ tình, đệ nhất tình nhân…! Những danh hiệu được tấn phong kia không chỉ do cao hứng. Trái lại, hoàn toàn có căn cứ ở số lượng và chất lượng, ở tính chất và tinh chất, ở nồng độ và cường độ của tiếng thơ Xuân Diệu viết về tình yêu. Tôi không định nói lại ở đây những điều đã quá quen ấy. Và nếu chỉ nói thế không thôi cũng coi như chưa nói gì nhiều về Xuân Diệu vậy. Tôi muốn đề cập Xuân Diệu ở một bình diện khác: riêng một chữ Tình thôi.

(3) Ban đầu, chữ Tình kia là một đặc sắc oan trái của con người Xuân Diệu. Về sau, khi đã lâm vào cõi sáng tạo, thì chính chữ tình ấy đã làm nên diện mạo và tầm vóc Xuân Diệu. Nói khác đi chữ tình này đã sáng tạo nên Xuân Diệu. Nó vừa năn nỉ khiêu gợi vừa ngoảnh mặt phụ bạc. Nó biến Xuân Diệu thành vị hoàng tử của vương quốc ái tình, cũng khiến ông luôn bị vây khốn và lưu đày trong vòng ái ân. Nó biến ông thành tình nhân mà cũng thành nạn nhân của tình ái. Nó buộc ông thành thi nhân đồng thời thành triết nhân của tình yêu. Cho nên, nói Xuân Diệu là tù nhân của một chữ Tình có lẽ đầy đủ hơn - tù nhân tự nguyện mà cũng là định mệnh. Như là nghiệp dĩ vậy. Thi sĩ đã đăng quang và đã bị cầm tù trong cùng một chữ Tình. Ra ngoài chữ Tình, Xuân Diệu không còn thực là Xuân Diệu nữa. Xuân Diệu đánh mất mình. Chỉ có điều cần phải hiểu đầy đủ về chữ tình kia như thế nào thôi. Nhìn nhận về một chữ Tình đầy quyền năng đó của thi sĩ chính là điều cốt yếu của bài viết này.”

(Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ mới, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn)

Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Câu 1 : Đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Văn bản nghị luận xã hội B. Văn bản thuyết minh

C. Văn bản nghị luận văn học D. Văn bản hành chính

Câu 2 : Vấn đề chính được bàn luận trong đoạn trích trên là gì?

A. Xuân Diệu - nhà thơ của chữ Tình

B. Xuân Diệu - hoàng tử của tình yêu

C. Chữ Tình trong thơ ca

D. Thi sĩ mộng mơ với chữ Tình

Câu 3: Xét theo muc đích nói, câu “Nhưng mấy ai có cái đời bị cột chặt vàochữ Tình như Xuân Diệu đâu?” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán

B. Câu hỏi tu từ

C. Câu trần thuật

D. Câu nghi vấn

docx 26 trang Lưu Chiến 08/07/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đào Phương Hoa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đào Phương Hoa (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Năm học 2023- 2024 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 02/05/2024 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức - Văn bản thông tin - Văn bản nghị luận - Tiếng Việt: Thành phần biệt lập. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. - Tạo lập văn bản: Viết bài văn phân tích tác phẩm truyện. 2. Năng lực - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực sáng tạo: tự học, trình bày khoa học. Khái quát hình thành kiến thức mạch lạc, vận dụng kiến thức đac học và làm bài, viết bài. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân học sinh thực hiện, không sao chép hay nhìn bài của bạn.
  2. II. MA TRẬN- BẢNG ĐẶC TẢ 1.Ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Nội Tổng Kĩ TT dung/đơn vị Mức độ nhận thức % năng kiến thức điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Văn bản hiểu thông tin/ nghị 3 0 5 0 0 2 0 60 luận 2 Viết Viết bài văn phân tích 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 một tác phẩm truyện Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% II. Bảng đặc tả Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị Tổng Nội dung Mức độ kiến thức, nhận thức kiến TT kiến kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Vận thức/kĩ Nhận Thông Vận thức/kĩ dụng năng biết hiểu dụng năng cao 1 ĐỌC Văn bản Nhận biết: 3TN 4TN 2TL 0 10 HIỂU thông tin, * Văn bản thông tin 1TL nghị luận - Nhận biết được đặc điểm của VB (Ngoài giải thích một hiện tượng tự nhiên. SGK) - Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin. - Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. * Văn bản nghị luận
  3. Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị Tổng Nội dung Mức độ kiến thức, nhận thức kiến TT kiến kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Vận thức/kĩ Nhận Thông Vận thức/kĩ dụng năng biết hiểu dụng năng cao - Nhận biết được luận đề chính trong văn bản. - Nhận biết được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Thông hiểu: * Văn bản thông tin - Nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Phân tích được ý nghĩa của đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin. - Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản. - Giải thích được mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. *Văn bản nghị luận - Xác định được được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản. - Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết. - Lí giải được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ
  4. Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị Tổng Nội dung Mức độ kiến thức, nhận thức kiến TT kiến kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Vận thức/kĩ Nhận Thông Vận thức/kĩ dụng năng biết hiểu dụng năng cao và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản Vận dụng: *Văn bản thông tin - Rút ra ý nghĩa hay tác động của thông tin trong văn bản đối với bản thân. *Văn bản nghị luận - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. Vận dụng cao: *Văn bản thông tin - Đánh giá được mức độ chính xác, khách quan của thông tin trong văn bản dựa trên những căn cứ xác đáng. - Đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản *Văn bản nghị luận - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. 2 VIẾT Viết văn Nhận biết: bản nghị - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và luận về tác tác phẩm truyện; ý kiến đánh giá phẩm khái quát về tác phẩm. (truyện) Thông hiểu: 1* 1* 1* 1TL* - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.
  5. Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị Tổng Nội dung Mức độ kiến thức, nhận thức kiến TT kiến kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Vận thức/kĩ Nhận Thông Vận thức/kĩ dụng năng biết hiểu dụng năng cao + Nêu được và phân tích được nội dung chính và chủ đề của tác phẩm. + Nêu được và phân tích một cách 1* cụ thể, rõ ràng về các phương diện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ, ). Tập trung làm rõ một số yếu tố nghệ thuật của tác phẩm truyện. - Nêu nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lý lẽ và bằng chứng thuyết phục với những phân tích có chiều sâu hay thể hiện góc nhìn mới mẻ. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Tổng 3 TN 4TN, 11 2 TL 1 TL 1TL
  6. - Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 1,25 điểm - 1,75 điểm. - Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 BGH duyệt TTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Đào Phương Hoa
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 02/05/2024 MÃ ĐỀ 02 I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương “Thì treo giải nhất chi nhường cho ai!”. Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đến cao độ hai tính dân tộc và đại chúng. Xuân Hương cũng là một “nhà nho” chẳng kém ai, cũng giỏi chữ Hán, khi cần cũng ra được câu đối “mặc áo giáp dài cài chữ đinh”, cũng giỏi chiết tự “duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang” và dùng tên thuốc bắc một cách tài tình. Nhưng Xuân Hương không chịu khoe chữ. Xuân Hương đối lập hẳn với thái cực Ôn Như Hầu, bài Cung oán ngâm khúc của ông: “Áng đào kiểm đâm bông não chúng- Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành” lổn nhổn những chữ Hán nặng trình trịch. Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vứt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn. Cái đèo Ba Dội của Xuân Hương rõ là đèo Ba Dội, ba đèo tùm hum nóc, lún phún rêu, gió lắt lẻo, sương đầm đìa, phong cảnh sống cứ cựa quậy lên chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, xinh đẹp nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ. Dễ ít có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ Trời, Kẽm Trống, Quán Khánh, động Hương Tích Dễ ít có thi sĩ nào là người Hà Nội như Xuân Hương, xưa đâu ở gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới đài Khán Xuân và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian. Xuân Hương vĩnh viễn hóa cái chùa Quán Sứ của thời nàng. (Xuân Diệu - Hồ Xuân Hương - tác gia và tác phẩm - NXB Giáo dục,2001)
  8. Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào? A. Nghị luận xã hội B. Nghị luận văn học C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 2: Luận đề trong văn bản trên là gì ? A. Nội dung trong thơ cổ điển B. Nội dung trong thơ của Hồ Xuân Hương C. Tính dân tộc trong thơ ca Việt Nam D. Tính dân tộc trong thơ Hồ Xuân Hương Câu 3: Câu văn “ Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. ”có vai trò gì trong đoạn văn? A. Lí lẽ B. Bằng chứng C. Luận cứ D. Luận điểm Câu 4: Thành phần biệt lập được gạch chân trong câu “Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương “Thì treo giải nhất chi nhường cho ai!” thuộc loại nào ? A. Thành phần phụ chú B. Thành phần tình thái C. Thành phần gọi đáp D. Thành phần cảm thán
  9. Câu 5: Các chi tiết “ khi cần cũng ra được câu đối “mặc áo giáp dài cài chữ đinh”, cũng giỏi chiết tự “duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang”, và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình” nhằm chứng minh Xuân Hương là người như thế nào? A. Giỏi chữ Hán B. Giỏi chơi chữ C. Giỏi thuốc bắc D. Giỏi câu đối Câu 6: Trong đoạn văn trên, thơ Hồ Xuân Hương được so sánh với thơ của ai? A. Chu Mạnh Trinh và Bà Huyện Thanh Quan B. Ôn Như Hầu và Chu Mạnh Trinh C. Bà Huyện Thanh Quan và Ôn Như Hầu D. Bà Huyện Thanh Quan Câu 7: Việc so sánh thơ của Hồ Xuân Hương với nhà thơ khác có tác dụng gì ? A. Làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương B. Giúp người đọc có những góc nhìn toàn cảnh về thơ cổ điển C. Chỉ ra những khuyết điểm trong thơ của các nhà thơ khác D. Để thấy rằng rất ít thi sĩ để lại dấu ấn thơ nhiều như Hồ Xuân Hương Câu 8: Nhận định nào dưới đây không đúng ? A. Thật ít có thi sĩ nào đã để lại dấu ấn thơ trên nớc ta nhiều như Xuân Hương. B. Trong thơ cổ điển của ta, từ Chu Mạnh Trinh trở lên, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương luôn là tiêu biểu nhất. C. Ít có nhà thơ nào viết nhiều về phong cảnh nước ta như Hồ Xuân Hương. D.Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã, sống động nhưng không sống động bằng thơ Hồ Xuân Hương. Câu 9: (2 điểm) Qua văn bản trên, em có nhận xét gì về con người và thơ Hồ Xuân Hương ? Câu 10: (2 điểm) Trong văn chương có không ít các nhà thơ sử dụng tính dân tộc làm chất liệu nghệ thuật nhằm lưu trữ những vẻ đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc. Là thế hệ trẻ,
  10. em cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? Hãy viết một đoạn văn 5 - 7 câu bày tỏ ý kiến của mình. II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.
  11. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 – 2024 (Thời gian 90 phút) MÃ ĐỀ 02 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 D 0,25 3 D 0,25 4 B 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 B 0,25 - Là một người phụ nữ giỏi giang, đa tài, biết chữ Hán; 0,5 phóng khoáng, thích đi chu du nhiều nơi 9 - Thơ Hồ Xuân Hương mang đậm tính dân tộc, viết nhiều 0,5 về phong cảnh dất nước, - Nêu được nhận xét, đánh giá cá nhân của bản thân 1,0 - Khẳng định việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là điều 1,0 10 cần thiết . - Nêu được những hành động để giữ gìn bản sắc văn hoá 1,0 dân tộc. Liên hệ bản thân. II VIẾT 4,0 Hãy viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích. a. Đảm bảo cấu trúc: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề 0,5 Bàn luận để làm sáng tỏ chủ đề, nội dung chính và những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm truyện.
  12. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2,5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. Thân bài: - Ý 1: Nêu nội dung chính của tác phẩm. + Nội dung của truyện là gì? + Nội dung ấy được thể hiện như thế nào qua hệ thống nhân vật, sự kiện? - Ý 2: Nêu chủ đề của tác phẩm. (Lưu ý: Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều chủ đề) - Ý 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. + Chỉ ra những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện. + Chỉ đi sâu khai thác, phân tích một số yếu tố nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu để bài viết không bị dàn trải, có chiều sâu. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Viết đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 2,5 điểm. - Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 1,25 điểm - 1,75 điểm. - Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5
  13. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 BGH duyệt TTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Đào Phương Hoa
  14. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 20/03/2024 MÃ ĐỀ 03 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: NHỮNG ĐIỀU BÍ ẨN TRONG TẬP TÍNH DI CƯ CỦA CÁC LOÀI CHIM Hàng trăm tỉ con chim di cư mỗi năm theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông cách xa hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn ki-lô-mét giống như một phép lạ của cuộc sống. [ ] Tại sao đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V? Hằng năm cứ vào mùa đông, nhiều loài chim lại kéo nhau bay về phương nam để tránh rét và tìm kiếm thêm thức ăn. Thú vị ở chỗ, nhiều loài chim như nhạn, ngỗng trời, có tập tính bay đội hình chữ V. Vậy nguyên nhân nào khiến những loài chim lại sử dụng đội hình bay như thế? Các nhà khoa học Anh đã tìm ra câu trả lời sau khi tiến hành thực nghiệm trên mười bốn con cò đen đầu hói bằng cách đeo thiết bị để xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh của mỗi chú cò. Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh. Khi bay, con
  15. chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực trong suốt thời gian dài. Đó là mục đích chính của đội hình bay chữ V: “Những con chim bay sau chỉ đơn giản cảm nhận được đâu là vị trí của luồng không khí hướng lên và đâu là vị trí của luồng không khí hướng xuống. Từ đó, chúng sẽ xác định được vị trí thích hợp để không phải mất nhiều sức lực khi bay”. Nhờ sự liên kết khí động lực học này mà hiếm có con chim nào phải rời đàn vì kiệt sức, nếu con đầu đàn không còn sức thì lập tức sẽ có một con to khoẻ khác thay thế ngay. Theo một nghiên cứu năm 2001, những con bồ nông trắng khi bay theo đội hình chữ V có nhịp tim và nhịp vỗ cánh thấp hơn 14% khi chúng bay một mình. Nghiên cứu từ những năm 1970 cho thấy, khi bay thành đàn, chim có thể bay nhanh hơn khi bay đơn độc đến 71% nên con chim đầu đàn phải có sức khoẻ và ý chí cao hơn những con chim còn lại. Ngoài ra, việc bay theo đội hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn vì những con chim bay sau dễ dàng nhìn thấy những con chim phía trước. Điều này giúp chúng không bị lạc đàn mỗi khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng lại để nghỉ, tìm thức ăn hoặc đổi hướng bay. Con người cũng có thể học cách bay theo đội hình chữ V của loài chim vì tiết kiệm được năng lượng khi bay theo đội hình, hình thức này khá phổ biến với cả phi công dân sự và quân sự. Tờ báo chuyên công bố kết quả của những nghiên cứu mới nhất – Nây-chơ (Nature) cho biết: “Bằng cách giữ đầu mũi cánh trong vùng xoáy của máy bay phía trước, mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu.” (Theo 1001 thắc mắc: Sự thực có phải chim di cư là do chúng sợ lạnh,, ngày 17/3/2022, Đỗ Hợp tổng hợp) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2. Mục đích chính của văn bản trên là gì? A. Giải thích hiện tượng đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V B. Giới thiệu về hiện tượng đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V
  16. C. Thuyết minh cách thức đàn chim bay D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh Câu 3. Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản? A. Hằng năm cứ vào mùa đông, nhiều loài chim lại kéo nhau bay về phương nam để tránh rét và tìm kiếm thêm thức ăn. B. Thú vị ở chỗ, nhiều loài chim như nhạn, ngỗng trời, có tập tính bay đội hình chữ V. C. Vậy nguyên nhân nào khiến những loài chim lại sử dụng đội hình bay như thế? (hình chữ V) D. Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Câu 4. Ngôn ngữ được sử dụng trong VB chủ yếu thuộc ngành khoa học nào? A. Địa lí B. Thiên văn học C. Vật lí D. Sinh học Câu 5. Dòng nào nêu không đúng lí do đàn chim di cư theo đội hình chữ V? A. Đội hình chữ V là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học nên giúp đàn chim hạn chế việc hao tốn sức lực trong một thời gian dài. B. Khi bay thành đàn, chim có thể bay nhanh hơn khi bay đơn độc đến 71%. C. Giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn, giúp chúng không bị lạc đàn mỗi khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng lại để nghỉ, tìm thức ăn hoặc đổi hướng bay. D. Con người cũng có thể học cách bay theo đội hình chữ V của loài chim vì tiết kiệm được năng lượng khi bay theo đội hình, hình thức này khá phổ biến với cả phi công dân sự và quân sự. Câu 6. Khi bay theo hình chữ V, con chim đầu đàn phải có đặc điểm như thế nào? A. Phải có sức khỏe và thân hình to hơn những con chim còn lại. B. Phải có sức khỏe và thân hình nhỏ hơn những con chim còn lại. C. Phải có sức khỏe và ý chí cao hơn những con chim còn lại. D. Phải có sức khỏe và trẻ hơn những con chim còn lại.
  17. Câu 7. Đoạn văn: “Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu nếu con đầu đàn không còn sức thì lập tức sẽ có một con to khoẻ khác thay thế ngay.” được tổ chức theo cách nào? A. Đoạn văn diễn dịch B. Đoạn văn song song C. Đoạn văn phối hợp D. Đoạn văn quy nạp Câu 8. Những dòng chữ đậm in nghiêng đầu văn bản trên có tác dụng gì? A. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích .của đối tượng B. Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên sẽ lí giải C. Bày tỏ thái độ đối với đối tượng D. Miêu tả chi tiết đối tượng Câu 9 ( 2 điểm): Nêu tác dụng của hình ảnh được sử dụng trong văn bản. Câu 10 ( 2 điểm): Các loài chim di cư trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Em hãy viết đoạn văn khoảng 7 - 10 dòng để nêu giải pháp bảo tồn các loài chim di cư trước nguy cơ tuyệt chủng. II. VIẾT (4,0 điểm) Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.
  18. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 – 2024 (Thời gian 90 phút) MÃ ĐỀ 03 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 A 0,25 3 C 0,25 4 D 0,25 5 D 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 B 0,25 Hình ảnh được sử dụng trong văn bản là phương tiện phi 1,0 ngôn ngữ. 9 Tác dụng: + Minh họa trực quan cho nội dung trình bày, giúp làm nổi 0,5 bật thông tin chính. 0,5 + Thu hút người đọc, giúp người đọc dễ hình dung và nắm bắt thông tin chính nhanh hơn. * Hình thức: Đảm bảo hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) * Nội dung: Biện pháp bảo tồn các loài chim di cư: + Hưởng ứng công ước quốc tế về bảo tồn các loài chim di 0,5 cư. 0,5 + Xây dựng các khu bảo tồn đường bay, điểm đỗ cho các 10 loài chim di cư. + Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim 0,5 hoang dã: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, mua, bán,
  19. vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ trái phép các loài chim hoang dã, chim di cư; xử lí nghiêm khi có vi phạm; 0,5 + Bài học nhận thức và hành động: Có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung và các loài chim di cư nói riêng. II VIẾT 4,0 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 0,25 + Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết: mở bài, thân bài, kết bài + Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc. + Có thể tóm tắt thông tin quan trọng của từng đoạn/phần bằng hệ thống các đề mục. b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: một hiện 0,5 tượng tự nhiên. c. Triển khai nội dung bài viết thành các đoạn văn 2,5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của dạng bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. * Mở bài: - Nêu tên hiện tượng tự nhiên. - Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên. * Thân bài: Thuyết minh giải thích về hiện tượng bằng các đoạn văn theo ý đã lập. Cụ thể như: - Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên - Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên - Nêu tác động của hiện tượng tự nhiên đối với đời sống con người.
  20. * Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên. Hướng dẫn chấm: - Viết đầy đủ, tường minh, khoa học: 2,0 điểm – 2,5 điểm. - Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 1,25 điểm - 1,75 điểm. - Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Cung cấp kiến thức phong phú về vấn đề thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 BGH duyệt TTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Đào Phương Hoa