Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu:


– Ăn thêm cái nữa đi con!

– Ngán quá, con không ăn đâu!

– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh.

Con bé nói rồi thút thít.

– Ừ. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?

A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận

Câu 2. Câu chuyện trên được kể từ ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba D. Có sự chuyển đổi ngôi kể

Câu 3. Chỉ ra trợ từ trong câu văn: “Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.”?

A . chính B. hẳn C. rơi D. xuống

Câu 4. Đoạn trích trên khắc họa nhân vật bằng cách nào?

A. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

B. Qua ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật.

C. Qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật.

D. Qua suy nghĩ của nhân vật.

docx 10 trang Lưu Chiến 03/07/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 - 2024 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Củng cố kiến thức về các thể loại văn bản đọc, kiểu bài viết, kiến thức về thực hành tiếng Việt đã học ở bài 6: Chân dung cuộc sống ; bài 7: Tình yêu và ước vọng; bài 8 : Nhà văn và trang viết; bài 9: Hôm nay và ngày mai ; ngữ liệu mở. - Kiểm tra khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức và kĩ năng đã học theo nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá mới. 2. Về năng lực: - Năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; năng lực cảm thụ, thẩm mỹ; năng lực tạo lập văn bản. 3. Về phẩm chất - Nghiêm túc, tự giác, trung thực, chăm chỉ khi làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % điểm năng vị kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc 1 Văn bản tự sự 5 0 3 1* 0 1 0 0 60 hiểu 2 Viết Bài văn nghị luận về tác phẩm thơ hiện 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đại Việt Nam Tổng 25 5 15 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị Kĩ Vận TT kiến thức/ Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận năng dụng kĩ năng biết hiểu dụng cao * Nhận biết: 5 TN 3 TN 1* TL - Nhận biết được kiểu văn bản 1* TL 1 TL - Nhận biết được phương thức biểu đạt, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong trong văn bản. - Nhận biết được người kể chuyện, ngôi kể , tình huống, sự việc, nhân vật, nội dung trong văn bản. * Thông hiểu: Văn bản tự - Hiểu và chỉ ra được TP tình thái,trợ từ, sự câu phân loại theo mục đích nói trong Đọc văn bản. 1 hiểu -Hiểu được giá trị biểu cảm của từ ngữ, biện pháp tu từ, giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của VB. * Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận và rút ra được những bài học cho bản thân,nêu được thông điệp của ngữ liệu, liên hệ bản thân. *Nhận biết: 1 - Xác định kiểu bài, bố cục, nội dung cơ bản TL* bài văn nghị luận về TP thơ. *Thông hiểu: -Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học (thơ) cần đảm bảo các yêu cầu sau : Nêu được chủ đề và biết phân tích Viết bài các biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác Tạo văn nghị phẩm. Biết sử dụng lí lẽ, chứng cứ từ tác lập luận về phẩm để làm rõ luận điểm, nêu được đặc 2 văn một tác sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ bản phẩm văn ( giọng thơ, thể thơ, vần ,nhịp, từ ngữ, học (thơ) hình ảnh đặc sắc, mạch cảm xúc ) *Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các thao tác lập luận để phân tích bài thơ. Vận dụng cao: Viết bài văn phân tích một bài thơ hiện đại. 3 TN 1* TL Tổng 5 TN 1 TL* 1* TL 1 TL Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% IV : ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ 01 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/5/2024 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu: – Ăn thêm cái nữa đi con! – Ngán quá, con không ăn đâu! – Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng! – Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: – Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. – Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. Con bé nói rồi thút thít. – Ừ. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi! (Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Câu chuyện trên được kể từ ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Có sự chuyển đổi ngôi kể Câu 3. Chỉ ra trợ từ trong câu văn: “Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.”? A . chính B. hẳn C. rơi D. xuống Câu 4. Đoạn trích trên khắc họa nhân vật bằng cách nào? A. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. B. Qua ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật. C. Qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật. D. Qua suy nghĩ của nhân vật. Câu 5. Đâu không phải là lí do khiến cậu bé con nhà giàu vứt miếng bánh đi? A. Vì cậu bé không muốn ăn. B. Vì cậu bé không biết trân trọng những gì mình đang có. C. Vì người mẹ cưng chiều. D. Vì chiếc bánh không được mua ở tiệm bánh cậu bé thích. Câu 6. Tình huống đặc sắc trọng truyện là ? A. Đứa bé con nhà giàu gạt mạnh tay khiến chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. B. Hai anh em nhà nghèo nhặt được miếng bánh. C. Hai anh em nhà nghèo thổi bánh, miếng bánh bất ngờ rơi xuống cống. D. Hai anh em nhà nghèo chia nhau liếm những ngón tay dính bánh. Câu 7. Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Ca ngợi tình cảm anh em gắn bó, yêu thương trong hoàn cảnh bất hạnh.
  4. B. Nhấn mạnh những cảnh đời nghèo khổ của không ít trẻ em hiện nay. C. Diễn tả cuộc sống giàu có, đầy đủ của nhiều đứa trẻ. D. Sự khác biệt của những cảnh đời. Câu 8 : Căn cứ vào mục đích nói, xác định kiểu câu sau : Vứt nó đi! A.Câu kể B.Câu khiến C.Câu cảm D.Câu hỏi. Câu 9 .Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi” có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của truyện? Câu 10. Qua câu chuyện, em hãy viết đoạn văn khoảng 9-10 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Đại thi hào Nga Puskin đã từng nói “ Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”. Từ những giá trị tuyệt vời của thơ ca, em hãy viết bài văn phân tích một bài thơ hiện đại Việt Nam mà em yêu thích. .Hết Ghi chú: Điểm Phần I – Đọc hiểu : Câu 1 đến 8 (Mỗi câu 0,25 điểm ); Câu 9 ( 2 điểm) Câu 10 ( 2 điểm) Điểm Phần II – Viết (4 điểm)
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II ĐỀ 01 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 -2024 Thời gian kiểm tra : 90 phút Ngày kiểm tra: 6/ 5 /2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 A 0,25 4 C 0,25 5 D 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 B 0,25 HS chỉ ra được: 2,0 - Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba 0,5 9 ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi” có tác dụng trong việc thể hiện nội dung chính của truyện là: 0,5 + Cực tả tình yêu thương, sự nhường nhịn, hồn nhiên của nhân vật nhân vật người anh với em. 0,5 + Thể hiện niềm xót xa của tác giả trước những cảnh sống còn thiếu thốn của nhiều trẻ em nghèo, khơi gợi niềm đồng cảm ở nơi người đọc. + Gợi nhắc mọi người lối sống đùm bọc, sẻ chia, nhân ái 0,5 Lưu ý : GV căn cứ vào cách trình bày, thể hiện cảm xúc, tình cảm của HS để cho điểm phù hợp. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: 2,0 - Hình thức: Đảm bảo về số câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,diễn đạt trong sáng, cảm xúc chân thành. 0,5 - Nội dung: bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. 10 - Khái niệm tình yêu thương 0,5 - Ý nghĩa : Giúp ta thấy vui tươi, niềm vui hạnh phúc, yêu đời, biết sống có ý nghĩa hơn. + Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người, 0,5 là động lực, ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách. + Người có tình yêu thương được mọi người yêu quý, thành công trong công việc, đời sống, tình yêu thương nuôi dưỡng, rèn luyện tâm hồn, tạo nên một 0,5 xã hội đầy tình thương. Lưu ý : GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận một văn bản thơ hiện đại VN 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích một bài thơ hiện đại VN 0,25 c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận một văn bản thơ hiện đại VN 0,5 HS cần triển khai nội dung bài viết theo cấu trúc 3 phần như sau:
  6. 2.5 1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, cảm xúc chung. 0,5 2. Thân bài: - Tóm tắt tác phẩm ( xuất xứ, hoàn cảnh ) 1,5 - Triển khai phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ hiện đại VN ( hình ảnh, chi tiết , từ ngữ đặc sắc, thể thơ, giọng điệu, biện pháp tu từ, ngôn ngữ thơ ) - Thông điệp của tác giả, cảm xúc của người viết. 3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, 0,25 cách phân tích. Lưu ý : GV khuyến khích, tôn trọng những cảm nhận riêng của HS. Giáo viên ra đề TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lương Thị Ngọc Khánh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ 02 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/5/2024 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng / Thực hiện yêu cầu: CÚC ÁO CỦA MẸ ( Nhất Băng) Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế. Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?” Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V). Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V). Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến ( ) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần. Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là ? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ. Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”. (Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả A và C
  8. Câu 3: Chỉ ra thành phần biệt lập tình thái trong câu văn: “ Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh” A . cũng B. chắc C. chắc là D. đành phải Câu 4: Nhân vật “cậu” trong câu chuyện trên đã được khắc họa qua : A. ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. B. ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật. C. hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật. D. suy nghĩ của nhân vật. Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản? A. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận. B. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ rồi chạy biến. C. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đời cậu vô cùng ân hận. D. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ. Câu 6: Vì sao tác giả đặt nhan đề cho văn bản là “Cúc áo của mẹ”? A. Vì muốn ca ngợi hàng cúc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ. B. Vì muốn ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ. C. Vì muốn ca ngợi tính kiên cường của người con. D. Vì muốn ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động. Câu 7: Đâu không phải là lí do khiến nhân vật “cậu” quỳ sụp trước mặt người mẫu và òa khóc thống khổ khi tham gia buổi trình diễn thời trang? A. Vì bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) giống y chang chiếc áo mà mẹ cậu đã may cho cậu. B. Vì cậu ân hận, xót xa, đau khổ trước hành động thiếu suy nghĩ của mình ngày trước với mẹ. C. Vì cậu cảm nhận được sự khéo léo, tình yêu thương của mẹ. D. Vì cậu muốn mẹ chứng kiến thành công của mình. Câu 8: Căn cứ vào mục đích nói, xác định kiểu câu sau : Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ? A. Câu kể B. Câu khiến C. Câu cảm D. Câu hỏi. Câu 9: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “ Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng!” Câu 10: Hãy viết một đoạn văn khoảng 9 - 10 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình mẫu tử đối với cuộc đời mỗi người. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Đại thi hào Nga Puskin đã từng nói “ Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”. Từ những giá trị tuyệt vời của thơ ca, em hãy viết bài văn phân tích một bài thơ hiện đại Việt Nam mà em yêu thích. .Hết Ghi chú: Điểm Phần I – Đọc hiểu : Câu 1 đến 8 (Mỗi câu 0,25 điểm ); Câu 9 ( 2 điểm) Câu 10 ( 2 điểm) Điểm Phần II – Viết (4 điểm)
  9. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ 02 Năm học 2023 - 2024 Thời gian kiểm tra : 90 phút Ngày kiểm tra: 6/ 5 /2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 C 0,25 4 C 0,25 5 A 0,25 6 B 0,25 7 D 0,25 8 D 0,25 HS chỉ ra được: 2,0 - Biện pháp tu từ : liệt kê 0,5 - Tác dụng : 1,5 + Nhấn mạnh hành động, trạng thái sững sờ, xúc động của nhân vật “ cậu” khi nhìn thấy chiếc áo trình diễn trên sân khấu giống y như chiếc áo mẹ 0,75 “cậu” may tặng cậu năm xưa. 9 + “ Cậu” hiểu ra rằng: Chiếc áo năm xưa mẹ may tặng “ cậu” trong ngày sinh nhật chính tình yêu thương của người mẹ dành cho cậu, chính tình yêu 0,75 thương con đã khiến cho mỗi người mẹ trở thành nhà thiết kế bậc thầy.  Góp phần tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, sự ăn năn, day dứt của người con khi nghĩ về người mẹ của mình Lưu ý: GV căn cứ vào cách trình bày, thể hiện cảm xúc, tình cảm của HS để cho điểm phù hợp. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: 2,0 * Hình thức: Đảm bảo về số câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trong sáng, cảm xúc chân thành. 0,5 * Nội dung: bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình mẫu tử đối với 1,5 cuộc đời mỗi người. - Ý nghĩa của tình mẫu tử đối với cuộc đời mỗi người. + Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ hạnh phúc, không phải chịu thiệt thòi và bất hạnh. 0,25 10 + Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức 0,25 tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. + Tình mẫu tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn 0,5 là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. - Liên hệ bản thân: Ngoan ngoãn, học tập tốt 0,5 Lưu ý : GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp. II VIẾT 4,0
  10. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận một văn bản thơ hiện đại VN 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích một bài thơ hiện đại VN 0,25 c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận một văn bản thơ hiện đại VN 0,5 HS cần triển khai nội dung bài viết theo cấu trúc 3 phần như sau: 2.5 1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, cảm xúc chung. 0,5 2. Thân bài: - Tóm tắt tác phẩm ( xuất xứ, hoàn cảnh ) 1,5 - Triển khai phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ hiện đại 0,5 VN ( hình ảnh, chi tiết , từ ngữ đặc sắc, thể thơ, giọng điệu, biện pháp tu từ, ngôn ngữ thơ ) - Thông điệp của tác giả, cảm xúc của người viết. 3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, 0,25 cách phân tích. Lưu ý : GV khuyến khích, tôn trọng những cảm nhận riêng của HS. Giáo viên ra đề TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Kim Anh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng