Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thảo (Có đáp án)

I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay phải, nói:

- Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!

(SGK Ngữ văn 10, Trang 80, Tập I, NXBGD 2006)

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:

A. Truyện cười B. Truyện ngụ ngôn

C. Truyền thuyết D. Truyện cổ tích

Câu 2: Xác định đề tài của văn bản trên?

A. Lẽ phải B. Xử kiện

C. Thói tham nhũng D. Đồng tiền

Câu 3: Câu văn mở đầu văn bản có ý nghĩa gì?

A. Giới thiệu nhân vật, giúp định hướng, gây ấn tượng và tạo sự tò mò đối với người

đọc.

B. Khẳng định sự nhìn nhận và đánh giá của người viết về nhân vật thầy lí.

C. Lời nhận xét, phê phán thói xấu của nhân vật thầy lí.

D. Giới thiệu nhân vật và nêu lên đề tài của truyện.

Câu 4: Biện pháp chơi chữ - “phải” của tác giả trong văn bản thuộc lối chơi chữ nào?

A. Dùng từ đồng nghĩa. B. Dùng từ đồng âm.

C. Dùng từ điệp âm. D. Dùng cách nói lái.

docx 15 trang Lưu Chiến 08/07/2024 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thảo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thảo (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2023- 2024 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức - Thơ trào phúng - Thơ Đường luật - Truyện cười - Tiếng Việt: Các biện pháp tu từ - Tạo lập văn bản: Viết bài văn nghị luận xã hội 2. Năng lực - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực sáng tạo: biết nói giảm nói tránh trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân học sinh thực hiện, không sao chép hay nhìn bài của bạn.
  2. II. MA TRẬN- BẢNG ĐẶC TẢ 1.Ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Nội Tổng Kĩ TT dung/đơn vị Mức độ nhận thức % năng kiến thức điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện cười, hiểu Thơ 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 của đời sống( một vấn đề xấu ) Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% 2. Bảng đặc tả Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ Thông Vận TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Vận Chủ đề hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện cười, Nhận biết: 3 TN 2TL Thơ - Nhận biết được thể loại của văn 5TN bản. - Nhận biết được phương thức biểu đạt của văn bản. - Nhận diện được ngôi kể trong truyện cười. Thông hiểu: - Mục đích mà nội dung truyện đề cập đến. - Xác định được nghĩa của các yếu tố Hán Việt. - Nội dung nghĩa hàm ẩn trong
  3. truyện - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp / bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. - Thể hiện được ý kiến, thái độ của bản thân đối với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Nhận biết được yêu nghị luận về cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn một vấn đề đề nghị luận. của đời Thông hiểu: Viết đúng về nội sống dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản ) Vận dụng: 1TL* Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề xấu trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 21/12/2023 MÃ ĐỀ 01 I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: - Xin xét lại, lẽ phải về con mà! Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay phải, nói: - Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày! (SGK Ngữ văn 10, Trang 80, Tập I, NXBGD 2006) Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên: A. Truyện cười B. Truyện ngụ ngôn C. Truyền thuyết D. Truyện cổ tích Câu 2: Xác định đề tài của văn bản trên? A. Lẽ phải B. Xử kiện C. Thói tham nhũng D. Đồng tiền Câu 3: Câu văn mở đầu văn bản có ý nghĩa gì? A. Giới thiệu nhân vật, giúp định hướng, gây ấn tượng và tạo sự tò mò đối với người đọc. B. Khẳng định sự nhìn nhận và đánh giá của người viết về nhân vật thầy lí. C. Lời nhận xét, phê phán thói xấu của nhân vật thầy lí. D. Giới thiệu nhân vật và nêu lên đề tài của truyện. Câu 4: Biện pháp chơi chữ - “phải” của tác giả trong văn bản thuộc lối chơi chữ nào? A. Dùng từ đồng nghĩa. B. Dùng từ đồng âm. C. Dùng từ điệp âm. D. Dùng cách nói lái. Câu 5: Truyện không chủ ý nói về thói hư tật xấu nào sau đây? A. Thói tham nhũng, quan vì đồng tiền mà bất chấp lẽ phải, sự công bằng. B. Thói đút lót, tiếp tay cho tham nhũng của nhân vật Cải và Ngô. C. Thói bạo lực, Cải và Ngô đánh nhau. D. Lòng tham, vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm nghề nghiệp của mình.
  5. Câu 6: Theo em, đỉnh điểm của tiếng cười thể hiện ở câu nói nào trong truyện? A. “Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.” B. “Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.” C. “Xin xét lại, lẽ phải về con mà!” D. “Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!” Câu 7: Thủ pháp trào phúng nào không được sử dụng trong văn bản? A. Tô đậm mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, giữa thật và giả, giữa lời nói và hành động. B. Kết hợp giữa lời người kể chuyện hoặc lời nhân vật tạo nên những liên tưởng, đối sánh bất ngờ, thú vị. C. Sử dụng lối nói khoa trương, phóng đại D. Sử dụng lối nói chơi chữ, tạo sự bất ngờ, hài hước. Câu 8: Nội dung nghĩa hàm ẩn của câu: “Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!” A. Câu nói của thầy lí khẳng định cả 2 đều đúng lẽ phải nhưng phần đúng của Ngô nhiều hơn Cải. B. Cải chắc chắn sẽ bị xử tội. C. Cả Ngô và Cải đều đúng lẽ phải nên đều được tha. D. “Phải” - hàm ý chỉ tiền đút lót mà Cải và Ngô đã đưa cho thầy lí. Số tiền Ngô đưa gấp hai lần số tiền của Cải đưa nên xử Ngô thắng. Câu 9. Trong văn bản, tác giả dân gian có kết hợp hai kiểu ngôn ngữ. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt và biểu cảm của hai kiểu ngôn ngữ đó. Câu 10. Theo em, văn bản muốn gửi gắm đến người đọc những bài học gì? II. VIẾT. (4,0 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về một thói xấu trong đời sống hiện đại. Chúc các con làm bài tốt!
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 – 2024 (Thời gian 90 phút) MÃ ĐỀ 01 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 A 0,25 4 B 0,25 5 C 0,25 6 D 0,25 7 C 0,25 8 D 0,25 I 9 Hai kiểu ngôn ngữ trong VB là kiểu ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ lời nói: + Ngôn ngữ lời nói là để cho mọi người thấy rằng thầy lí xử đúng người đúng tội : Ngô “phải” gấp hai nên Cải đáng bị đánh đòn. Trong lời nói, từ “phải” là lối chơi chữ với nghĩa hàm ẩn: lẽ phải được tính bằng tiền, ai nhiều tiền 1,0 hơn lẽ phải thuộc về người đó, tạo ra mâu thuẫn gây cười. + Ngôn ngữ cử chỉ là ngôn ngữ mật, chỉ có hai người biết là thầy Lí và Cải khi thầy xoè ra năm ngón tay đáp lại cú xoè năm ngón tay của Cải rồi tiếp tục đưa năm ngón nữa đè lên, thì chúng ta mới biết có sự ăn khớp giữa hai kiểu ngôn ngữ đó; vừa là căn cứ để chúng ta hiểu nghĩa hàm ẩn trong câu nói của thầy lí và có tác dụng tạo ra tiếng cười hài hước cho văn bản. 1.0 10 Những bài học mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc: - Từ nhân vật thầy lí, ta thấy người đứng đầu cần có trách nhiệm với công 1,0 việc của mình, không nên vì tiền mà đánh mất công bằng, lẽ phải. - Từ nhân vật Cải và Ngô, ta rút ra bài học cần đấu tranh với nạn tham ô, tham nhũng; không nên nhún nhường, hối lộ, tiếp tay cho nạn tham nhũng 1,0 hoành hành VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vấn đề cần nghị luận ( hiện tượng xấu 0,25 trong đời sống). 1. Mở bài: 0,5 II - Nêu vấn đề nghị luận: 2. Thân bài * Giải thích: thói quen xấu đó được hiểu là gì? (đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hoặc đưa ra khái niệm mà từ biểu thị, ) 0,5 *Nêu thực trạng của hành vi xấu đó trong đời sống: Cần nhìn thực trạng ở
  7. nhiều phạm vi, phương diện. 0,25 - Nêu một số bằng chứng về hiện tượng. * Tác hại/ hậu quả mà thói quen xấu đó gây ra: 0,25 + Đối với con người (bản thân người có hành vi ấy). + Đối với cộng đồng, xã hội 0,25 * Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: + Nguyên nhân chủ quan (bản thân người mắc phải thói quen đó) + Nguyên nhân khách quan (do yếu tố bên ngoài tác động đến) * Đưa ra quan điểm trái chiều với vấn đề cần nghị luận ( phản đề) 0,25 * Giải pháp 0,5 + Tuyên truyền, giải thích nâng cao nhận thức cho người dân và cho học sinh, sinh viên. + Mỗi người cần tự học tập rèn luyện bản thân cho vững vàng, bản lĩnh để đối mặt với cuộc đời. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận 0,5 - Liên hệ bản thân: cần trau dồi tri thức và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn, rèn luyện các kĩ năng để nó phát triển đúng hướng chứ không lệch lạc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. Bài viết lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ. 0,25 BGH duyệt TTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo
  8. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 21/12/2023 MÃ ĐỀ 02 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CHẠY TÂY Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay Bến Nghé của tiền tan bọt nước Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng? Nỡ để dân đen mắc nạn này! ( Nguyễn Đình Chiểu) Câu 1 : Bài thơ “Chạy Tây” được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn trường thiên C. Thất ngôn D. Thất ngôn bát cú Câu 2 : Câu thơ: “Tan chợ vưa nghe tiếng súng Tây” ,“súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai? A. Thực dân Pháp B. Đế quốc Mĩ C. Thực dân Anh D. Tất cả đều sai Câu 3 : Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp? A. Tan học B. Tan chợ C. Tan ca D. Tất cả các đáp án trên đều sai Câu 4 : Trong sáu câu đầu, hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào? A. Lơ xơ, dáo dác, tan bọt nước B. Lơ xơ, tan bọt nước, nhuốm màu mây C. Lơ xơ, dáo dác, nhuốm màu mây D. Lơ xơ, dáo dác, tan bọt nước, nhuốm màu mây Câu 5 : Hai câu thơ nào sau đây trong bài “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược? A. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, / Một bàn cờ thế phút sa tay” B. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, / Mất ổ bầy chim dáo dác bay” C. “Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” D. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?” Câu 6 : Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì? Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay.
  9. Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây A. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược B. Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 7 : Đáp án không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ “Chạy Tây”? A. Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, thành ngữ dân gian C. Hình ảnh thơ gợi hình bay bổng, giàu nhạc điệu D. Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc Câu 8 : Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay” A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. Đảo ngữ Câu 9: Bài thơ gửi đến chúng ta thông điệp gì? Câu 10. Em hãy kể một số việc làm thể hiện tinh thần yêu nước. II. VIẾT. (4,0 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về một thói xấu trong đời sống hiện đại. Chúc các con làm bài tốt!
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 – 2024 (Thời gian 90 phút) MÃ ĐỀ 02 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 A 0,25 3 B 0,25 4 D 0,25 5 B 0,25 6 B 0,25 7 C 0,25 8 D 0,25 I 9 Bài thơ gửi đến chúng ta thông điệp: 1. Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống 0,5 kẻ thù xâm lược. 2. Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang. 05 3. Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh 0,5 khốn cùng. 0,5 4. Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. 10 Những việc làm thể hiện tinh thần yêu nước + Cố gắng học tập, lao động thật tốt, tích cực bảo vệ môi trường. + Tìm hiểu 0,5 về lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta, biết ơn những người có 0,5 công với quê hương, đất nước. +Có ý thức bảo vệ tài sản công cộng 0,5 +Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. 0,5 VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vấn đề cần nghị luận ( hiện tượng xấu 0,25 trong đời sống). 1. Mở bài: 0,5 II - Nêu vấn đề nghị luận: 2. Thân bài * Giải thích: thói quen xấu đó được hiểu là gì? (đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hoặc đưa ra khái niệm mà từ biểu thị, ) 0,5 *Nêu thực trạng của hành vi xấu đó trong đời sống: Cần nhìn thực trạng ở nhiều phạm vi, phương diện.
  11. - Nêu một số bằng chứng về hiện tượng. 0,25 * Tác hại/ hậu quả mà thói quen xấu đó gây ra: + Đối với con người (bản thân người có hành vi ấy). 0,25 + Đối với cộng đồng, xã hội * Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: 0,25 + Nguyên nhân chủ quan (bản thân người mắc phải thói quen đó) + Nguyên nhân khách quan (do yếu tố bên ngoài tác động đến) * Đưa ra quan điểm trái chiều với vấn đề cần nghị luận ( phản đề) * Giải pháp 0,25 + Tuyên truyền, giải thích nâng cao nhận thức cho người dân và cho học 0,5 sinh, sinh viên. + Mỗi người cần tự học tập rèn luyện bản thân cho vững vàng, bản lĩnh để đối mặt với cuộc đời. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận 0,5 - Liên hệ bản thân: cần trau dồi tri thức và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn, rèn luyện các kĩ năng để nó phát triển đúng hướng chứ không lệch lạc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. Bài viết lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ. 0,25 BGH duyệt TTCM GVra đề Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo
  12. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 21/12/2023 MÃ ĐỀ 03 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: HAI KIỂU ÁO Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi : - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ? Quan lớn ngạc nhiên : - Nhà ngươi biết để làm gì ? Người thợ may đáp : - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo : - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu. (Theo Trường Chính - Phong Châu) Câu 1 . Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3 . Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4 . Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Mua vui, giải trí. B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan. C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại . D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan. Câu 5 . Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”? A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên. B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới. C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế. D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.
  13. Câu 6. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “ Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì? A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên. C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép. D. Cả A và B Câu 7 . Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì? A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng. B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa. C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan. D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên. Câu 8 . Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào? A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới. B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới. C. Hay nịnh nọt cấp trên. D. Khinh ghét người nghèo khổ. Câu 9 . Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. Câu 10. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ? II. VIẾT. (4,0 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về một thói xấu trong đời sống hiện đại. Chúc các con làm bài tốt!
  14. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 – 2024 (Thời gian 90 phút) MÃ ĐỀ 03 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 B 0,25 3 C 0,25 4 C 0,25 5 C 0,25 6 D 0,25 7 D 0,25 8 A 0,25 I 9 Bài học: - Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân 0,5 biệt đối xử. - Với dân : phải biết thương cảm, giúp đỡ. 0,75 - Với cấp trên : không được xu nịnh, 0,75 10 - Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ: - Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét 1,0 của cải của dân lành về làm giàu cho mình - Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ. 1,0 VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vấn đề cần nghị luận ( hiện tượng xấu 0,25 trong đời sống). 1. Mở bài: 0,5 II - Nêu vấn đề nghị luận: 2. Thân bài * Giải thích: thói quen xấu đó được hiểu là gì? 0,5 (đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hoặc đưa ra khái niệm mà từ biểu thị, ) *Nêu thực trạng của hành vi xấu đó trong đời sống: Cần nhìn thực trạng ở 0,25 nhiều phạm vi, phương diện. - Nêu một số bằng chứng về hiện tượng. * Tác hại/ hậu quả mà thói quen xấu đó gây ra: 0,25 + Đối với con người (bản thân người có hành vi ấy). + Đối với cộng đồng, xã hội
  15. * Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: 0,25 + Nguyên nhân chủ quan (bản thân người mắc phải thói quen đó) + Nguyên nhân khách quan (do yếu tố bên ngoài tác động đến) * Đưa ra quan điểm trái chiều với vấn đề cần nghị luận ( phản đề) 0,25 * Giải pháp 0,5 + Tuyên truyền, giải thích nâng cao nhận thức cho người dân và cho học sinh, sinh viên. + Mỗi người cần tự học tập rèn luyện bản thân cho vững vàng, bản lĩnh để đối mặt với cuộc đời. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận 0,5 - Liên hệ bản thân: cần trau dồi tri thức và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn, rèn luyện các kĩ năng để nó phát triển đúng hướng chứ không lệch lạc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. Bài viết lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ. 0,25 BGH duyệt TTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo