Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc Hiển (Có đáp án)
Câu 1:
“Đánh nhau với cối xay gió” của Xet-van-tet được viết theo thể loại nào?
A.Tiểu thuyết. B.Truyện ngắn. C.Bút kí. D.Hồi kí.
Câu 2:
Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được xây dựng chủ yếu bằng nghệ thuật gì?
A.Tương phản. B.Chính phụ. C.Song hành. D.Tương đồng.
Câu 3:
Tại sao Xan-chô Pan-xa đi theo Đôn Ki-hô-tê?
A. Vì quý mến Đôn Ki-hô-tê.
B. Vì muốn được ăn uống.
C. Vì muốn khuyên nhủ Đôn Ki-hô-tê.
D. Vì được ăn uống no nê và khi lập chiến công trở về, có thể sẽ được chia đất để cai trị.
Câu 4:
Theo em, khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
B. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
C. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
D. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_ng.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc Hiển (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2021-2022 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: - Năng lực đọc hiểu văn bản thơ, truyện, kí, văn bản thuyết minh - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. 2. Phẩm chất: Trung thực, nghiêm túc, tự giác trong giờ kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ : TT Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận Vận Tổng dụng dụng cao Chủ đề TN TL TN TL 1 Tác giả, tác 2 1 1 2 10 phẩm, thể Văn loại, phương 0.5 0.5 0.25 1 thức biểu đạt, ngôi kể Nghệ thuật, 2 1 1 ý nghĩa chi 4 tiết, hình 0.5 0.25 1 ảnh, nhan đề . 2 Trường từ 1 1 4 Tiếng vựng, từ Việt tượng hình, 0.25 1 tượng thanh, câu ghép Các biện 1 1 pháp tu từ 0.25 và tác dụng 1 2 3 TLV Đoạn văn 1 1 4 4 Tổng số câu 7 7 1 15
- Tổng số điểm 2 4 4 10 Tỉ lệ % 20% 40% 40% 100% UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2021-2022 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 24/12/2021 ĐỀ Phần I, Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1: “Đánh nhau với cối xay gió” của Xet-van-tet được viết theo thể loại nào? A.Tiểu thuyết. B.Truyện ngắn. C.Bút kí. D.Hồi kí. Câu 2: Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được xây dựng chủ yếu bằng nghệ thuật gì? A.Tương phản. B.Chính phụ. C.Song hành. D.Tương đồng. Câu 3: Tại sao Xan-chô Pan-xa đi theo Đôn Ki-hô-tê? A. Vì quý mến Đôn Ki-hô-tê. B. Vì muốn được ăn uống. C. Vì muốn khuyên nhủ Đôn Ki-hô-tê. D. Vì được ăn uống no nê và khi lập chiến công trở về, có thể sẽ được chia đất để cai trị. Câu 4: Theo em, khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các câu? A. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu. B. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
- C. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu. D. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu. Câu 5: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả dùng để làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bán diêm? A. Nhân hóa B. So sánh C. Liệt kê D. Tương phản Câu 6: Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Biểu cảm Câu 7: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của việc dùng dấu phẩy trong nhan đề của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”? A. Dùng để ngăn cách hai bộ phận "ôn dịch" và "thuốc lá" trong nhan đề của văn bản. B. Dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: vừa căm tức vừa ghê tởm đối với thuốc lá. C. Dùng bộ phận "thuốc lá" để chú thích cho bộ phận "ôn dịch". D. Dùng để chỉ "thuốc lá" là một loại "ôn dịch", tức là một loại bệnh nguy hiểm. Câu 8: Vấn đề mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu "Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu" là gì? A. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người là không đáng kể. B. Rượu gây tác hại đối với con người mạnh hơn thuốc lá. C. Người hút thuốc lá không bị say cũng không bị chết. D. Tác hại của thuốc lá không xuất hiện tức thì mà lan dần, chầm chậm. Phần II, Tự luận (8 điểm) Câu 9 (3.5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: “ Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa ”
- (An-đéc-xen, Cô bé bán diêm ) a. Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. b. Câu văn: “Họ đã về chầu Thượng đế” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó? c. Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”. d. Vì sao nói “hình ảnh ngọn lửa diêm sáng lấp lánh” trong câu chuyện là sáng tạo đặc sắc của An-đéc-xen? Câu 10 (4.5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: “ Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh ” (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.105). a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? b. Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 - 12 câu làm rõ những tác hại của bao bì ni lông . Đoạn văn có sử dụng câu ghép và trợ từ (gạch chân, chú thích). Hết
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: ĐỀ Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm Câu 1.A 2.A 3.D 4.B 5.D 6.C 7. D 8. D Phần II, Tự luận (8 điểm) Câu 9a: 0.5đ - Ngôi kể thứ 3 0,25 điểm - Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,25 điểm Câu 9b: 1.0đ - Biện pháp tu từ: nói giảm, nói tránh ở cụm từ “ về chầu 0,5 điểm thượng đế” - Tác dụng: Giảm nhẹ, tránh gây cảm giác đau buồn khi nói 0,5 điểm về cái chết của cô bé bán diêm. Câu 9c: 1.0đ - Phân tích cấu tạo: Sáng hôm sau (TN1),/ tuyết (CN1) /vẫn phủ kín mặt đất (VN1)//, 0,5 điểm nhưng mặt trời (CN2) lên, trong sáng, chói chang (VN2)// trên bầu trời xanh nhợt. (TN2 - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ Tương phản. 0.5 điểm Câu 9d: 1.0đ HS trả lời theo cách diễn đạt của mình nhưng đảm bảo các ý sau: 1.0 điểm + Ngọn lửa diêm biểu tượng cho ước mơ, khát vọng của những đứa trẻ bất hạnh + Thể hiện lòng thương cảm sâu sắc, cái nhìn cảm thông của tác giả trước những số phận nghèo khổ + Thông điệp về tình yêu thương con người. Câu 10a: 0.5đ - Đoạn trích nằm trong văn bản “Thông tin về Ngày trái 0.5 điểm đất năm 2000” - Xuất xứ: Theo tài liệu của Sở khoa học- công nghệ Hà Nội Câu 10b: 4.0đ - Hình thức: + Đúng đoạn văn diễn dịch 0.5 điểm + Đủ số câu, các câu liên kết mạch lạc, chặt chẽ. 0.5 điểm + Có sử dụng câu ghép, trợ từ (gạch chân) 0.5 điểm - Nội dung : Đảm bảo các ý sau: Khai thác được đặc sắc nghệ thuật: cách lập luận chặt chẽ, dẫn
- chứng bằng các số liệu, liệt kê, phân tích bằng các dẫn chứng 0.25 điểm xác thực cụ thể làm rõ nội dung: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. 1.5 điểm * Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường, thiên nhiên - Việt Nam: mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi thành những “núi ni lông”, “dòng sông ni lông”. => Gây ô nhiễm môi trường, có hại cho thiên nhiên * Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với con người, và các loại động thực vật + cản trở quá trình sinh trưởng + tắc các đường dẫn nước thải + tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa + lây truyền dịch bệnh. + chết các sinh vật + ô nhiễm thực phẩm +Khi đốt, các khí độc thải ra có thể gây ngộ độc gây ung thư -Nguyên nhân gây hại: + đặc tính ko phân huỷ của Pla-xtic 0.75 điểm + chứa các kim loại như chì, ca-đi min và chất đi-ô xin. ( Tuỳ vào cách lập luận của HS, GV linh hoạt cho điểm phù hợp) BGH DUYỆT TTCM DUYỆT GV RA ĐỀ Nguyễn T.Thanh Thuỷ Nguyễn T.Ngọc Hiển