Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đặng Huyền My (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Luận học pháp)
(1) “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
(2) Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
(3) Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
(4) Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.
Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.
(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)
Câu 1. Hãy cho biết văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 2. Đoạn văn số (1) được trình bày theo cách nào?
A. Diễn dịch B. Song song C. Quy nạp D. Phối hợp
Câu 3. Từ nào sau đây không là từ Hán Việt?
A. Đồ vật B. Thất truyền C. Cựu triều D. Thiên hạ
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_2024_da.docx
Đặc tả đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024.docx
Ma trận đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đặng Huyền My (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2023 - 2024 Mã đề: V801 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp) (1) “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. (2) Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học. (3) Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. (4) Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp) Câu 1. Hãy cho biết văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh Câu 2. Đoạn văn số (1) được trình bày theo cách nào? A. Diễn dịch B. Song song C. Quy nạp D. Phối hợp Câu 3. Từ nào sau đây không là từ Hán Việt? A. Đồ vật B. Thất truyền C. Cựu triều D. Thiên hạ Câu 4: Ý nào nói đúng nhất trình tự lập luận của tác giả đã đưa ra trong văn bản là: A. Thực trạng việc học - Mục đích việc học - Chính sách khuyến khích học - Phương pháp học B. Phương pháp học - Thực trạng việc học - Mục đích việc học - Chính sách khuyến khích học C. Mục đích việc học - Thực trạng việc học - Phương pháp học - Chính sách khuyến khích học
- D. Mục đích việc học - Thực trạng việc học - Chính sách khuyến khích học - Phương pháp học Câu 5. Câu nào sau đây trong văn bản nêu rõ vai trò của việc học? A. “Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người, kẻ đi học là học điều ấy.” B. “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.” C. “Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.” D. “Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.” Câu 6: Theo Nguyễn Thiếp, muốn học tốt thì phải làm gì? A. Đọc thật nhiều sách, tiếp thu thật nhiều tri thức, học mọi lúc mọi nơi B. Có phương pháp học đúng đắn, đồng thời phải siêng năng chăm chỉ C. Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, học phải đi đôi với hành D. Nhờ vào sự hỗ trợ của thầy thật giỏi thì mới có thể học tốt Câu 7. “Phép học” nào sau đây không được Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài? A. Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp B. Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản C. Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành D. Học nhiều lĩnh vực khác nhau để có được kiến thức toàn diện Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”? A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi C. Phê phán lối học thụ động, bắt chước D. Phê phán lối học sai trái, không vì chính nghĩa Câu 9 (2 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn sau: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” Câu 10 (2 điểm): Từ văn bản “Bàn luận về phép học”, em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân? (Trình bày khoảng 8 dòng) II. VIẾT (4,0 điểm) Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Hãy trình bày ý kiến của mình về lời dạy trên bằng một bài văn nghị luận. Chúc em làm bài tốt!
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. NĂM HỌC 2023 -2024 Môn: NGỮ VĂN 8 Mã đề: V801 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,25 2 A 0,25 3 A 0,25 4 D 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 B 0,25 9 HS chỉ ra được: - Liệt kê: Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan 0,5 - Tác dụng: + Diễn đạt ý đầy đủ, trọn vẹn + Nêu rõ tác hại của lối học hình thức 0,25 Thái độ của tác giả 0,75 0,5 10 HS có thể trình bày bài học bản thân rút ra được sau khi đọc văn bản, dưới đây là một số hướng triển khai mang tính gợi ý: - Mục đích học tập: trau dồi kiến thức, kĩ năng, vận dụng vào thực tiến, tu dưỡng đạo đức, 1,0 - Phương pháp học tập: học sâu, hiểu kĩ, học phải hiểu rõ bản chất và học đi đôi với hành, chủ động tự học, 1,0 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Mối quan hệ giữa học và hành c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: - Giải thích mối quan hệ giữa học và hành 2,5 - Tại sao phải học đi đôi với hành? - Bàn luận, mở rộng - Liên hệ d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
- e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ Lưu ý: Cần tôn trọng học sinh có những cảm nhận riêng, độc đáo, sáng tạo BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Đặng Huyền My