Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thúy Ngoan (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu:
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.
(Trích trong Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Câu 1. Trong văn bản “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2. Từ nào sau đây không là từ Hán Việt?
A. Núi sông B. Nhân nghĩa C. Hào kiệt D. Tiêu vong
Câu 3. Câu nào dưới đây là vế đối của câu "Lưu Cung tham công nên thất bại" trong văn bản?
A. "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau".
B. "Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong".
C. "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".
D. "Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã".
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_2024_le.docx
Đặc tả đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024.docx
Ma trận đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thúy Ngoan (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2023 - 2024 Mã đề: V802 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2023 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét, Chứng cứ còn ghi. (Trích trong Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) Câu 1. Trong văn bản “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Từ nào sau đây không là từ Hán Việt? A. Núi sông B. Nhân nghĩa C. Hào kiệt D. Tiêu vong Câu 3. Câu nào dưới đây là vế đối của câu "Lưu Cung tham công nên thất bại" trong văn bản? A. "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau". B. "Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong". C. "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". D. "Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã". Câu 4. Triều đại nào sau đây không được nhắc đến làm bằng chứng trong văn bản trên? A. Triệu B. Đinh C. Nguyễn D. Trần Câu 5. Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong “Nước Đại Việt ta” là gì? A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
- B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no. C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua. D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến. Câu 6. Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ “hào kiệt”? A. Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường. B. Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác. C. Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn. D. Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước. Câu 7. Dòng nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc? A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ Câu 8. Tác giả liệt kê những chi tiết về Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã trong văn bản “Nước Đại Việt ta” nhằm mục đích gì? A. Ca ngợi những chiến công bảo vệ Tổ Quốc của cha ông B. Chứng minh sức mạnh của nhân nghĩa, thể hiện niềm tự hào dân tộc C. Đưa ra những chứng cớ thể hiện sự thất bại tất yếu của kẻ thù D. Kể tội bọn giặc cướp nước bạo ngược, làm trái lẽ phải Câu 9 (2 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong những câu sau: “ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.” Câu 10 (2 điểm): Từ văn bản “Nước Đại Việt ta”, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của bản thân với đất nước trong thời bình? (Trình bày khoảng 8 dòng) II. VIẾT (4,0 điểm) “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã nhắc nhở cho chúng ta về trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc Việt Nam, về những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Từ đó, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Chúc em làm bài tốt!
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. NĂM HỌC 2023 -2024 Môn: NGỮ VĂN 8 Mã đề: V802 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 A 0,25 3 B 0,25 4 C 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 C 0,25 9 HS chỉ ra được: - Liệt kê: Triệu, Đinh, Lí, Trần, Hán, Đường, Tống, Nguyên 0,5 - Tác dụng: + Diễn đạt ý đầy đủ, trọn vẹn + Khẳng định, nhấn mạnh chủ quyền dân tộc về truyền thống 0,25 lich sử của dân tộc ta bao đời nay ngang hàng với phương 0,75 Bắc Thái độ và tình cảm của tác giả 0,5 10 HS có thể trình bày bài học bản thân rút ra được sau khi đọc văn bản, dưới đây là một số hướng triển khai mang tính gợi ý: - Nhận thức: giá trị của hòa bình, độc lập, sự hi sinh của các 1,0 thế hệ cha ông đi trước, nhận ra trách nhiệm của bản thân - Hành động: học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt 1,0 động của cộng đồng, II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: - Giải thích truyền thống văn hóa dân tộc 2,5 - Vai trò, ý nghĩa của việc giữa gìn truyền thống văn hóa - Bàn luận, mở rộng - Liên hệ
- d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, 0,25 có cách diễn đạt mới mẻ Lưu ý: Cần tôn trọng học sinh có những cảm nhận riêng, độc đáo, sáng tạo BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG - NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan