Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh (Có đáp án)
PHẦN I (6.5 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau !
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2 (1.0 điểm) Xét theo mục đích nói, câu văn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào?
Câu 3 (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 4 (3.5 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một trợ từ (gạch chân, chỉ rõ).
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_n.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh (Có đáp án)
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức: - Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn đã được học từ đầu chương trình học kì II. - Học sinh biết cách vận dụng các kiến thức đã được học vào làm bài tập cụ thể. 2. Về năng lực: - Năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ. 3. Về phẩm chất: - Yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc - Trân trọng, ngợi ca lối sống đẹp B. MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng - Nhận biết về Hiểu và lí giải tên tác phẩm, được những 1. Văn bản tác giả, hoàn yếu tố về nội cảnh sáng tác dung văn bản Số câu 1 2 3 Số điểm 1 1.5 2.5 Tỉ lệ 10 % 15% 25% 2. Tiếng Việt: Phân loại câu Biện pháp tu Viết câu có sử - Câu chia theo theo mục đích từ dụng trợ từ, mục đích nói nói, hành động câu cảm thán - Hành động nói nói - Biện pháp tu từ - Từ loại Số câu 1 1 0.5 2.5 Số điểm 1 1 1 3 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% 3. Tập làm văn Nhận biết hình Biết vận dụng Biết vận dụng - Đoạn văn nghị thức đoạn văn những kiến những kiến luận văn học, thức đã học để thức đã học để nghị luận xã hội. tạo lập một VB tạo lập một VB NLVH hoàn NLXH hoàn chỉnh. chỉnh.
- Số câu 0.5 0.5 0.5 1.5 Số điểm 1 2 1.5 4.5 Tỉ lệ 10% 20% 15% 45% TS câu 2.5 3 1 0.5 7 TS điểm 3 2.5 3 1.5 10 Tỉ lệ 30% 25% 30% 15% 100%
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2021 – 2022 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (6.5 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau ! Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2 (1.0 điểm) Xét theo mục đích nói, câu văn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Câu 3 (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 4 (3.5 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một trợ từ (gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II (3.5 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: "Có thể lí giải sống ảo dùng để chỉ tính chất, phong cách sống của một ai đó trên mạng xã hội (Internet) mà không đúng với hoàn cảnh ngoài đời của họ. Đáng tiếc rằng đại bộ phận những người sa vào lối sống xa rời thực tế này lại là những người trẻ tuổi - niềm hi vọng và là tương lai của chúng ta. Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người. Một số vụ việc điển hình cho thấy lối sống ảo của người trẻ hiện nay có thể kể đến như: vụ thanh niên tẩm xăng tự thiêu vì lời thách thức câu Like trên mạng xã hội; hay vụ nữ sinh Hà Nội giả chết để để thu hút sự chú ý trên Facebook; vụ chàng trai trẻ giả danh phi công nhà giàu đi lừa tình các cô gái " (Giật mình sống ảo đe dọa sống thật - Theo Dân trí) Câu 1 (1 điểm) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2 (0.5 điểm) Theo tác giả, “sống ảo” có ảnh hưởng như thế nào tới người trẻ tuổi? Câu 3 (2 điểm) Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ về tác hại của hiện tượng sống ảo trong xã hội ngày nay. Hết
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2021 - 2022 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút CÂU YÊU CẦU ĐIỂM PHẦN I (6.5 điểm) - Đoạn văn trích trong văn bản: Hịch tướng sĩ 0.25 - Tác giả: Trần Hưng Đạo 0.25 - Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng 0.5 chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Câu 1 Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc. - Kiểu câu: câu trần thuật 0.5 Câu 2 - Hành động nói: bộc lộ cảm xúc 0.5 - HS chỉ ra một trong các phép tu từ: Liệt kê, nói quá, ẩn dụ 0.25 - Tác dụng: Câu 3 + Giúp đoạn văn diễn đạt đầy đủ, tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc. + Thể hiện sự căm phẫn, uất hận quân giặc đến quên ăn, quên ngủ của Trần Quốc Tuấn, sẵn sàng xông pha ra chiến trường và hi sinh và hi sinh 0.75 tất cả để phục thù. + Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Câu 4 Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: * Hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch; đảm bảo dung lượng khoảng 12 0.5 câu; trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Có sử dụng một câu cảm thán và một trợ từ (gạch chân chỉ rõ) 1.0 * Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu và khai thác có hiệu quả các tín hiệu 2.0 nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời văn thống thiết để làm sáng tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua đoạn trích: -Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù : đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng - Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. - Sự uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: “căm tức” chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. - Sẵn sàng hi sinh cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội
- cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Qua những câu văn chân thành và xúc động, những lời tâm huyết, ruột gan của Trần Quốc Tuấn, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù giặc cực độ của ông. PHẦN II (3.5 điểm) Học sinh nêu được nội dung của đoạn trích: Bàn về sự nguy hại của lối 1.0 Câu 1 sống ảo đối với một bộ phận giới trẻ hiện nay. Theo tác giả, sự ảnh hưởng của sống ảo tới người trẻ tuổi là thế giới ảo 0.5 Câu 2 ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận (tự chọn kiểu lập luận), 0.5 đảm bảo dung lượng khoảng 12 câu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý, - Nội dung: Bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của bản thân về hiện 1.5 tượng sống ảo: + Giải thích ngắn gọn khái niệm; + Biểu hiện của sống ảo; + Bàn luận về tác hại mà sống ảo đem lại: những lời nói không văn minh Câu 3 để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là "anh hùng bàn phím" đã gây ra nhiều mâu thuẫn; xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định; ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ; + Liên hệ và rút ra bài học cần thiết. - Lưu ý: Khuyến khích học sinh có những suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải hợp lý, thuyết phục. Không cho điểm đoạn văn có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm. Lưu ý : - Học sinh có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0.25, không làm tròn số. GV ra đề Tổ (nhóm) CM BGH duyệt Nguyễn Thị Thanh Đinh Thị Hiên
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2021 – 2022 Đề 2 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (6.5 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Từng nghe : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2 (1.0 điểm) Xét theo mục đích nói, câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Câu 3 (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 4 (3.5 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu để làm rõ đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyện ngôn độc lập. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một trợ từ (gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II. (3.5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Chúng ta đều biết: rừng núi có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất cũng như sự sống của toàn nhân loại và các loài động vật, thực vật trên thế giới. Ngày nay, các ngọn núi phải đối mặt với những nguy cơ bị sạt lở. Các nhà khoa học chỉ ra rằng: ngoại trừ yếu tố tự nhiên thì nhũng tác động của con người gây ảnh hưởng rất lớn: nạn chặt phá rừng tràn lan là một nhân tố quan trọng, sau khi chặt phá rừng, sườn núi bị phá hoại nghiêm trọng, mưa lớn dễ gây xói mòn đất và lũ lụt, nếu bị động đất còn có thể xuất hiện thêm các hiện tượng như lở núi, sạt núi Trên thế giới, mỗi năm xảy ra rất nhiều vụ sạt lở núi nghiêm trọng, làm thương vong rất nhiều người.Trong khí đó, con người vẫn chưa hoàn toàn có ý thức bảo vệ rừng núi và môi trường. Do đó, các bạn nhỏ, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng trau dồi thật nhiều kiến thức và phổ biến cho mọi người, góp sức mình bằng những hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất!” (Theo Ôn Gia Thắng, Những điều kì thú về Trái Đất, Hoàng Thùy Linh dịch,Nxb Dân trí, 2017)
- Câu 1 (1 điểm) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2 (0.5 điểm) Dựa vào văn bản hãy cho biết các nhà khoa học đã chỉ ra những nguyên nhân nào dẫn đến nguy cơ sạt lở núi. Câu 3 (2 điểm) Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu trình bày về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Hết
- PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học 2021 - 2022 Đề 2 Thời gian làm bài: 90 phút CÂU YÊU CẦU ĐIỂM PHẦN I (6.5 điểm) - Tên văn bản: Nước Đại Việt ta 0.25 - Tác giả: Nguyễn Trãi. 0.25 Câu 1 - Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn 0.5 Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này. - Kiểu câu: câu trần thuật 0.5 Câu 2 - Hành động nói: trình bày 0.5 - HS chỉ ra một trong hai phép tu từ: So sánh, liệt kê 0.25 - Tác dụng: 0.75 + Giúp đoạn văn diễn đạt đầy đủ các ý, tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Câu 3 + So sánh nước Đại Việt ta ngang bằng với kẻ thù về nhiều mặt như nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, các triều đại phong kiến, Khẳng định, nhấn mạnh nước Đại Việt ta là quốc gia có độc lập, chủ quyền. Câu 4 Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: * Hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn tổng phân hợp; đảm bảo dung lượng khoảng 0.5 12 câu; trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Có sử dụng một câu cảm thán và một trợ từ (gạch chân chỉ rõ). 1.0 * Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu và khai thác có hiệu quả các tín hiệu 2.0 nghệ thuật: thể văn biền ngẫu, lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng để làm rõ sáng tỏ đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyện ngôn độc lập: - Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt: có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. PHẦN II (3.5 điểm) Học sinh nêu được nội dung của đoạn trích: Nói về hiện tượng sạt lở núi 1.0 Câu 1 và khuyên bảo các bạn nhỏ cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. Các nhà khoa học đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sạt lở 0.5 núi: Câu 2 - Yếu tố tự nhiên. - Những tác động của con người gây ảnh hưởng rất lớn: nạn chặt phá
- rừng tràn lan là một nhân tố quan trọng. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận (tự chọn kiểu lập luận), 0.5 đảm bảo dung lượng khoảng 12 câu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý, - Nội dung: Bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của bản thân về tầm quan 1.5 trọng của việc bảo vệ môi trường: + Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường + Lợi ích của việc bảo vệ môi trường: khí hậu trong lành, nâng cao sức khỏe, nguồn lương thực dồi dào, Câu 3 + Học sinh cần đóng góp bằng những hành động nhỏ nhưng thiết thực như: vẽ tranh cổ động, tuyên truyền tới mọi người + Liên hệ bản thân: Bản thân em sẽ cô gắng học tập để có kiến thức, tham gia cùng mọi người vào các phong trào cổ động bảo vệ môi trường - Lưu ý: Khuyến khích học sinh có những suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải hợp lý, thuyết phục. Không cho điểm đoạn văn có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm. Lưu ý : - Học sinh có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0.25, không làm tròn số. GV ra đề Tổ (nhóm) CM BGH duyệt Nguyễn Thị Thanh Đinh Thị Hiên