Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Yên (Có đáp án)
Phần I. (6.5đ) Trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, học kì II có một tác giả đã viết:
(…) “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền đôc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.” (…)
Câu 1 (1.5 điểm)
Những câu trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời và xác định thể loại của tác phẩm đó.
Câu 2 (1 điểm)
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu trên.
Câu 3 (0.5 điểm)
Văn bản chứa hai câu trên sử dụng những câu văn biền ngẫu hài hoà, cân xứng, nhịp nhàng. Hãy kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng sử dụng lối viết này và cho biết tên tác giả.
Câu 4 (3.5 điểm)
Bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu, em hãy làm sáng tỏ văn bản chứa hai câu trên đã khẳng định nước ta có đầy đủ yếu tố để trở thành một quốc gia độc lập tự cường. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một câu nghi vấn (gạch chân và chú thích rõ).
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_n.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Yên (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Mã đề 802 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 22/ 04/ 2023 Phần I. (6.5đ) Trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, học kì II có một tác giả đã viết: ( ) “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền đôc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.” ( ) Câu 1 (1.5 điểm) Những câu trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời và xác định thể loại của tác phẩm đó. Câu 2 (1 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu trên. Câu 3 (0.5 điểm) Văn bản chứa hai câu trên sử dụng những câu văn biền ngẫu hài hoà, cân xứng, nhịp nhàng. Hãy kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng sử dụng lối viết này và cho biết tên tác giả. Câu 4 (3.5 điểm) Bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu, em hãy làm sáng tỏ văn bản chứa hai câu trên đã khẳng định nước ta có đầy đủ yếu tố để trở thành một quốc gia độc lập tự cường. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một câu nghi vấn (gạch chân và chú thích rõ). Phần II. (3.5đ) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Có câu chuyện kể về người thầy giáo nhìn thấy cậu học trò vẽ nguệch ngoạc vào vở khi ông đang giảng bài. Ông đã cho cậu bé chín điểm và ghi chú là điểm này dành cho bức tranh của em. Ông có thể gắn cho cậu bé một cái nhãn hợp với tình huống như “lơ đễnh”, “lười học”, “chậm hiểu”. Nhưng ông đã chọn dán cho cậu chiếc nhãn “có khả năng vẽ”. Cậu học sinh sau khi ra trường vẫn giữ niềm tin mình vẽ đẹp, đã theo ngành kiến trúc và trở thành một kiến trúc sư thành công. Không phải ai cũng may mắn được tặng một cái nhãn đẹp. Vậy nếu lỡ dính những cái nhãn xấu xí, sống với nỗi ám ảnh của một quá khứ muốn quên, ta phải làm sao?” (Sky Team, Những lá thư gửi thanh xuân, NXB Kim Đồng, 2021) Câu 1 (0.5 điểm) Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 (1 điểm) Nêu tác dụng của việc lựa chọn kiểu câu ở câu văn: “Không phải ai cũng may mắn được tặng một cái nhãn đẹp.”? Câu 3 (2 điểm) Một trong những phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao là học đi đôi với hành. Từ hiểu biết và thực tế học tập của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của mình về phương pháp học kết hợp với hành. Chúc các em làm bài tốt!
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 8 Đề 802 Phần Câu Đáp án Điểm - Tên văn bản: “Nước Đại Việt ta” trích tác phẩm “Bình Ngô 0.5 điểm đại cáo” 0.25 điểm - Tác giả: Nguyễn Trãi 0.5 điểm Câu 1 - Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, I diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông 0.25 điểm phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. - Thể loại: Cáo Học sinh nêu được: - Biện pháp tu từ liệt kê 0.25 điểm - Tác dụng: + Thể hiện đúng trình tự thời gian qua các triều đại lịch sử khác 0.25 điểm Câu 2 nhau + Đặt các triều đại nước ta sánh ngang hàng với những triều đại 0.25 điểm của Trung Quốc, ta không phải chư hầu, không hề kém cạnh + Từ đó, tác giả khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc và niềm 0.25 điểm tự tôn sâu sắc. HS ghi đúng tên và tác giả của một trong các văn bản: 0.5 điểm Câu 3 - “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), “Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp) * Học sinh viết đoạn đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Hình thức: - Đúng mô hình đoạn văn khoảng 10 câu, đúng yêu cầu tiếng 0.5 điểm Việt (gạch chân và chỉ rõ) - Hành văn mạch lạc, khúc chiết, không sai lỗi từ, câu 0.5 điểm 2. Nội dung: Học sinh khai thác các tín hiệu - Nội dung: Câu 4 + Nền văn hiến lâu đời 0.5 điểm + Lãnh thổ riêng 0.5 điểm + Phong tục riêng 0.25 điểm + Lịch sử riêng 0.25 điểm + Chế độ, chủ quyền riêng (đánh giá, so sánh với văn bản “Nam 0.5 điểm quốc sơn hà”) - Nghệ thuật lập luận 0.5 điểm + II Câu 1 a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 điểm b. HS nêu được: - Khẳng định cậu bé may mắn vì được thầy động viên khích lệ 0.5 điểm Câu 2 kịp thời. - Niềm tin giúp con người gặt hái thành công 0.5 điểm HS trình bày thành đoạn văn NLXH và đảm bảo được các ý sau: - Giải thích: Học là gì? Hành là gì? Mối quan hệ giữa học với 0.5 điểm Câu 3 hành. 0.5 điểm - Vai trò, tác dụng của việc học kết hợp với hành 0.5 điểm - Mở rộng bàn bạc: phê phán lối học lệch lạc, coi nhẹ việc hành 0.5 điểm - Liên hệ bản thân: nhận thức và hành động
- BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn T Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê T. Thúy Ngoan Nguyễn Thị Yên