Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy

Câu 1. Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về câu ghép?

A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt

B. Là câu có ba cụm chủ vị trở lên

C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng bao chứa nhau

D. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau

Câu 2. Các vế trong câu ghép: “Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.” có quan hệ gì?

A. Quan hệ tương phản

B. Quan hệ nguyên nhân.

C. Quan hệ điều kiện.

D. Quan hệ nhượng bộ.

Câu 3. Biện pháp nói giảm nói tránh ít được dùng trong văn bản nào?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản miêu tả

C. Văn bản hành chính, khoa học

D. Văn bản biểu cảm

Câu 4. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong câu văn: “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Nói quá

D. Nói giảm nói tránh

Câu 5. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?

A. Soàn soạt

B. Rón rén

C. Lẻo khoẻo

D. Xộc xệch

pdf 2 trang Lưu Chiến 03/07/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tr.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I ĐỀ DỰ PHÒNG MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2021-2022 Ngày kiểm tra: 4/1/2022 Thời gian làm: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái in hoa trước câu trả lời em cho là đúng nhất vào bài làm. Câu 1. Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về câu ghép? A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt B. Là câu có ba cụm chủ vị trở lên C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng bao chứa nhau D. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau Câu 2. Các vế trong câu ghép: “Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.” có quan hệ gì? A. Quan hệ tương phản B. Quan hệ nguyên nhân. C. Quan hệ điều kiện. D. Quan hệ nhượng bộ. Câu 3. Biện pháp nói giảm nói tránh ít được dùng trong văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản miêu tả C. Văn bản hành chính, khoa học D. Văn bản biểu cảm Câu 4. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong câu văn: “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!” A. So sánh C. Nói quá B. Nhân hóa D. Nói giảm nói tránh Câu 5. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? A. Soàn soạt C. Lẻo khoẻo B. Rón rén D. Xộc xệch Câu 6. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh? A. Hồng hộc C. Nức nở B. Lác đác D. Thút thít Câu 7. Trong câu văn sau, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
  2. Văn bản "Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000" đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà của chúng ta. A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai C. Đánh dấu lời của một khẩu hiệu D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn Câu 8. Dấu ngoặc đơn trong câu văn sau có tác dụng gì? “Ngô Tất Tố (1893-1954) là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng”. A. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó B. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó C. Đánh dấu lời đối thoại D. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (3.0 điểm). Cho đoạn văn: “ Ta đến Viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân; có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá.” (Trích Ngữ văn 8, tập một, NXB GD 2018) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? 2. Sau khi học văn bản, em có những thay đổi gì trong nhận thức và hành động của bản thân. (Trình bày thành đoạn văn từ 5-7 câu). 3. Vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để viết lại câu sau đây mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu: Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân; có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá”. Câu 2 (5.0 điểm) Dựa vào các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy viết bài văn giới thiệu về một thể thơ Đường luật.