Đề kiểm tra, đánh giá cuối học kì 2 Giáo dục công dân 8 - Năm học 2022-2023
Câu 8: Những quy định, quy ước của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc. D. Tính hợp lý
Câu 9: Trường hợp nào sau đây công dân có quyền sử dụng quyền tố cáo?
A. Ông A làm nhà lấn sang đất nhà ông B.
B. Công nhân bị trả lương không đúng theo hợp đồng laođộng.
C. Phát hiện một cơ sở sản xuất làm hàng giả.
D. Cơ sở sản xuất bị đánh thuế cao hơn quy định.
Câu 10: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
A. Làm đơn khiếu nại.
B. Làm đơn tố cáo.
C. Chấp nhận nghỉ việc.
D. Đe dọa Giám đốc.
Câu 11: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được sử dụng quyền tố cáo?
A. Sau thời gian nghỉ bệnh vài ngày, chị B nhận được giấy báo của giám đốc công ty cho nghỉ việc hẳn không rõ lí do.
B. Hoàng tình cờ phát hiện một ổ đánh bạc.
C. Cổ vật được tìm thấy sau khi đào móng làm nhà.
D. Thành đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông viết giấy phạt quá mức quy định
File đính kèm:
- de_kiem_tra_danh_gia_cuoi_hoc_ki_2_giao_duc_cong_dan_8_nam_h.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra, đánh giá cuối học kì 2 Giáo dục công dân 8 - Năm học 2022-2023
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỀ KIÊM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN : GDCD 8 THỜI GIAN: 45P ( Không kể thời gian phát đề) ĐỀ 01 (đề có 04 trang) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4,0 điểm ) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất ( mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được thực hiện bởi cơ quan nào sau đây? A.Quốc hội B. Chính phủ. C. Hội đồng nhân dân. D. Viện kiểm sát nhân dân. Câu 2:Từ năm 1945 đến nay nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp? A. 2 bản Hiến Pháp B. 4 bản Hiến pháp C. 5 bản Hiến pháp D. 3 bản Hiến pháp Câu 3: Các quy định của Hiến pháp là nguồn là cơ sở, căn cứ cho tất cả các: A. Ngành luật B. Văn bản. C. Hoạt động D. Ngành kinh tế. Câu 4: Nội dụng hiến pháp bao gồm ? A. Bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế. B. Tổ chức kinh tế C. Bộ máy nhà nước. D.Tổ chức xã hội Câu 5: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội là nói đến nội dung nào của pháp luật? A. Vai trò của pháp luật B. Khái niệm pháp luật. C. Đặc điểm của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật. Câu 6: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật? A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy. B. Cướp giật, trấn lột tài sản của người khác. C. Lực lượng công binh dùng thuốc nổ để phá đá mở đường D. Tổ chức hoạt động mại dâm. Câu 7: Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ.
- C. Tính bắt buộc. D. Tính hợp lý Câu 8: Những quy định, quy ước của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính hợp lý Câu 9: Trường hợp nào sau đây công dân có quyền sử dụng quyền tố cáo? A. Ông A làm nhà lấn sang đất nhà ông B. B. Công nhân bị trả lương không đúng theo hợp đồng lao động. C. Phát hiện một cơ sở sản xuất làm hàng giả. D. Cơ sở sản xuất bị đánh thuế cao hơn quy định. Câu 10: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình? A. Làm đơn khiếu nại. B. Làm đơn tố cáo. C. Chấp nhận nghỉ việc. D. Đe dọa Giám đốc. Câu 11: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được sử dụng quyền tố cáo? A. Sau thời gian nghỉ bệnh vài ngày, chị B nhận được giấy báo của giám đốc công ty cho nghỉ việc hẳn không rõ lí do. B. Hoàng tình cờ phát hiện một ổ đánh bạc. C. Cổ vật được tìm thấy sau khi đào móng làm nhà. D. Thành đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông viết giấy phạt quá mức quy định. Câu 12: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Gửi đơn kiện ra tòa án đòi quyền thừa kế tài sản. B. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.
- C. Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân. D. Khiếu nại với cơ quan nhà nước về việc gia đình mình bị hàng xóm xâm lấn đất đai. Câu 13: Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet, bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người yêu nước”. Những thông tin trên có biểu hiện vi phạm đến quyền nào? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tố cáo. D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Câu 14: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận? A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả. B. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội. C. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau. D. Không chịu trách nhiệm trong lời nói của mình. Câu 15: Trong giờ sinh hoạt, bạn S có ý kiến cho rằng lớp trưởng có hành vi bao che cho các bạn chơi thân và không đảm bảo công bằng cho cả lớp. Lớp trưởng đã cho rằng bạn S không có quyền gì nên không được đưa ra ý kiến. Lớp trưởng đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây? A. Tôn trọng người mình. B. Giữ chữ tín. C. Quản lí xã hội. D. Tự do ngôn luận. Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận? A. Viết báo bày tỏ quan điểm về chính sách của Nhà nước. B. Phát biểu đóng góp ý kiến xây dựng cho cơ quan, tổ chức. C. Đề đạt nguyện vọng của mình thông qua đại biểu Quốc hội. D. Lập trang mạng cá nhân với mục đích chống đối chính quyền. II/ TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
- Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy phân biệt sự khác nhau về mục đích giữa khiếu nại và tố cáo. Câu 3. (3,0 điểm) Cho tình huống: Tan trường các bạn học sinh trường THCS X đỗ xe tràn xuống cả lòng đường, tập trung đứng thành hàng ba, hàng bốn. Các bạn không về ngay mà còn đợi nhau và trò chuyện nên trưa nào cũng gây nên cảnh tắc đường kéo dài. a. Theo em các bạn học sinh trong tình huống này đã vi phạm điều gì? b. Hành vi của các bạn cho em thấy điều gì và em có biện pháp gì để chấm dứt tình trạng trên? Câu 4. (1,0 điểm) Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con". Câu hỏi : Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không? Vì sao? HẾT Trần Thụy Trà My Đơn vị: THCS Tân Tây