Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 3 (Có đáp án)

Câu 1:

Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời 
đất; được cái thể rồng cuộn hổ ngồi, Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện 
hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư 
khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. 
Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của 
bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế 
nào?”

(Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2)

a. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

b. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

c. Tìm câu chủ đề của đoạn.

d. Chiếu là thể văn thuần mệnh lệnh, song trong đoạn trích trên sắc thái bàn bạc 
lại được thể hiện khá rõ. Chỉ ra câu văn thể hiện điều đó và cho biết ý nghĩa.

Câu 2: Hãy nói không với tệ nạn ma túy.

pdf 5 trang Ánh Mai 23/02/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_de_so_3_co_dap_a.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thể rồng cuộn hổ ngồi, Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” (Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2) a. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? b. Nội dung chính của đoạn trích là gì? c. Tìm câu chủ đề của đoạn. d. Chiếu là thể văn thuần mệnh lệnh, song trong đoạn trích trên sắc thái bàn bạc lại được thể hiện khá rõ. Chỉ ra câu văn thể hiện điều đó và cho biết ý nghĩa. Câu 2: Hãy nói không với tệ nạn ma túy. 1
  2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 a. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận b. Nội dung chính của đoạn trích là gì? Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Nội dung: Những thuận lợi của thành Đại La khi làm kinh độ và khẳng định không còn nơi nào xứng đáng hơn nữa. c. Tìm câu chủ đề của đoạn. Phương pháp: phân tích Cách giải: - Câu chủ đề: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 2
  3. d. Chiếu là thể văn thuần mệnh lệnh, song trong đoạn trích trên sắc thái bàn bạc lại được thể hiện khá rõ. Chỉ ra câu văn thể hiện điều đó và cho biết ý nghĩa. Phương pháp: căn cứ bài Hành động nói Cách giải: - Câu văn: Các khanh nghĩ thế nào? - Ý nghĩa: Cách kết thúc như vậy làm tăng tính chất đối thoại, tạo nên sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với quần thần. Câu 2 Hãy nói không với tệ nạn ma túy. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu chung: - Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, cân đối. - Xác định đúng đề tài nghị luận - Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ngữ pháp * Yêu cầu cụ thể: 1.Mở bài 3
  4. - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Ma túy là vấn đề nhức nhối của cả loài người. Nó hủy hoại sức khỏe con người và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm nguy hiểm. 2.Thân bài * Giải thích: Ma túy là gì? Là loại thuốc kích thích gây hưng phấn, nó khiến con người phải phụ thuộc vào nó và trở thành nghiện. * Khẳng định, chứng minh - Với người nghiện: + Nó làm cơ thể người nghiện mệt mỏi, yếu đuối, cơ thể suy giảm mọi chức năng. Nếu thiếu thuốc có lên cơn co giật. + Không có khả năng lao động vì sức sức khỏe cơ bắp và thần kinh bị suy giảm. + Tiêu tốn nhiều tiền của vì nhu cầu thuốc ngày càng lớn trong khi người nghiện không kiếm ra tiền. + Khi không có khả năng kinh tế, người nghiện sẽ chuyển sang chích, làm nát mạch máu khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng, nguy cơ tử vong cao. + Ma túy gắn liền với AIDS, một bệnh chết người chưa có truốc đặc trị. - Với gia đình có người nghiện: + Kinh tế kiệt quệ vì tiêu tốn nhiều tiền của cho người nghiện + Gia đình tan vỡ hạnh phúc vì không làm ra tiền của mà còn phải chi nhiều cho việc hút hít của người nghiện. - Với xã hội: 4
  5. + Lực lượng lao động bị ảnh hưởng khi xã hội có nhiều người nghiện. + Kinh tế xã hội suy giảm. + Ma túy là sự bắt nguồn của nhiều loại tội phạm nguy hiểm: trộm cắp, cướp của, giết người - Với thế hệ trẻ: ma túy đặc biệt nguy hiểm vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là lực lượng lao động chính của xã hội, là đối tượng nhạy cảm với tệ nạn xã hội, dễ bị lôi kéo. * Liên hệ, mở rộng - Hiểu rõ tác hại và sự nguy hiểm của ma túy để phòng tránh. - Không giao du với những người nghiện ma túy. - Cảnh giác, đề phòng với sự lôi kéo, rủ rê của những kẻ xấu - Dứt khoát không dùng thử dù chỉ một lần - Có lối sống lành mạnh, học tập và rèn luyện sức khỏe để không có cơ hội cho ma túy tiếp cận. 3. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: Vì sự nguy hiểm của ma túy nên hãy tránh loại độc dược này. Tránh xa ma túy là bạn đã góp phần làm cho xã hội ngày một tươi đẹp hơn. 5