Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề - Mã đề 804

Câu 1. Theo em, có nên khuyến khích duy trì các làng nghề truyền thống?

A. Có. Vì một bộ phận người dân vẫn đang kiếm sống nhờ các ngành nghề truyền thống, lưu giữ ngành nghề truyền thống là lưu giữ các giá trị tốt đẹp của dân tộc

B. Không. Vì các ngành nghề đó không mang lại hiệu suất kinh tế cao

C. Có. Vì nó tạo nên việc làm cho một bộ phận người dân

D. Không. Vì các làng nghề thưa thớt, không có khả năng thành lập các vùng kinh tế trọng điểm

Câu 2. Nhân vật nào trong tình huống sau đây không có ý thức sáng tạo trong lao động?

Tình huống. Chị M và C đều là công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X. Trong quá trình làm việc, chị M thường xuyên quan sát, suy nghĩ và phát hiện ra điểm hạn chế trong dây chuyền. Chị M đã đề xuất ý tưởng cải tiến quy trình làm việc với Tổ trưởng (anh P) và được anh P hưởng ứng, khen ngợi và bổ sung thêm để hoàn thiện ý tưởng. Trái lại, chị C cho rằng: công nhân chỉ cần làm đúng nhiệm vụ được phân công, không nên đề xuất gì thêm để khỏi ảnh hưởng kết quả chung của cả dây chuyền.

A. Chị M. B. Anh P C. Chị C. D. Chị M và C.

Câu 3. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?

A. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ.

B. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

C. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được.

D. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.

Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động?

A. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

B. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

C. Nên ăn có chừng, dùng có mực.

D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

docx 3 trang Lưu Chiến 03/07/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề - Mã đề 804", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề - Mã đề 804

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: Giáo dục Công dân 8 NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 23/10 /2023 Mã đề: 804 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Tô vào phiếu trắc nghiệm đáp án em chọn là đúng: Câu 1. Theo em, có nên khuyến khích duy trì các làng nghề truyền thống? A. Có. Vì một bộ phận người dân vẫn đang kiếm sống nhờ các ngành nghề truyền thống, lưu giữ ngành nghề truyền thống là lưu giữ các giá trị tốt đẹp của dân tộc B. Không. Vì các ngành nghề đó không mang lại hiệu suất kinh tế cao C. Có. Vì nó tạo nên việc làm cho một bộ phận người dân D. Không. Vì các làng nghề thưa thớt, không có khả năng thành lập các vùng kinh tế trọng điểm Câu 2. Nhân vật nào trong tình huống sau đây không có ý thức sáng tạo trong lao động? Tình huống. Chị M và C đều là công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X. Trong quá trình làm việc, chị M thường xuyên quan sát, suy nghĩ và phát hiện ra điểm hạn chế trong dây chuyền. Chị M đã đề xuất ý tưởng cải tiến quy trình làm việc với Tổ trưởng (anh P) và được anh P hưởng ứng, khen ngợi và bổ sung thêm để hoàn thiện ý tưởng. Trái lại, chị C cho rằng: công nhân chỉ cần làm đúng nhiệm vụ được phân công, không nên đề xuất gì thêm để khỏi ảnh hưởng kết quả chung của cả dây chuyền. A. Chị M. B. Anh P C. Chị C. D. Chị M và C. Câu 3. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo? A. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ. B. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo. C. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được. D. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua. Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động? A. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. B. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ. C. Nên ăn có chừng, dùng có mực. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu 5. Quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động là nói đến hoạt động lao động A. hiệu quả. B. sáng tạo. C. chăm chỉ. D. hết mình. Câu 6. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây đã thể hiện thái độ cần cù, sáng tạo trong học tập? Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A. V rất năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp học trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với V, lại thường xuyên chơi điện tử trong giờ học trực tuyến. Khi V góp ý, thì M nói rằng: “Mình thấy cậu tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phần mềm thì vẫn học được mà”. Mã đề 804 Trang 1/3
  2. A. Bạn V. B. Cả hai bạn V và M. C. Không có bạn học sinh nào. D. Bạn M. Câu 7. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. địa phương này sang địa phương khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. đất nước này sang đất nước khác. Câu 8. Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng A. chờ đợi kết quả người khác. B. sao chép kết quả người khác. C. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè D. tìm tòi, cải tiến phương pháp. Câu 9. Điền vào chỗ trống từ thích hợp, “Truyền thống dân tộc là những .tốt đẹp được hình thành trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được từ thế hệ này sang thế hệ khác”. A. Giá trị / truyền B. Tiềm năng / lưu giữ C. Tài sản / giữ gìn D. Quý báu / di truyền Câu 10. Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc? A. Lạc hậu. B. Xấu xa. C. Hủ tục. D. Tốt đẹp. Câu 11. Ngọc cho rằng học sinh chỉ nên tập trung vào việc học hành, không cần thiết phải tham gia các hoạt động tìm hiểu về truyền thống yêu nước. Theo em, thái độ của Ngọc đã phù hợp với truyền thống yêu nước của dân tộc ta không? A. Bạn Ngọc rất chăm chỉ học hành, xứng đáng là tấm gương học tốt B. Bạn Ngọc là một học sinh mẫu mực trong học tập C. Bạn Ngọc vừa chăm học vừa biết giữ gìn phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta D. Bạn Ngọc chưa có thái độ đúng đắn về duy trì phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Câu 12. Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động A. cần cù. B. hiệu quả. C. sáng tạo. D. hết mình. Câu 13. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc? A. Mọi hệ giá trị. B. Giá trị tốt đẹp. C. Phong tục lỗi thời. D. Hủ tục lạc hậu. Câu 14. Điền vào chỗ chấm: “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là. . . chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc”: A. chê bai. B. xâm lược. C. tôn trọng. D. khinh thường. Câu 15. Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn A. dựa dẫm, lười nhác. B. lười biếng, ỷ lại. C. ỷ lại, dựa dẫm. D. suy nghĩ, tìm tòi. Câu 16. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng A. truyền thống của các dân tộc. B. hủ tục của các dân tộc. C. vũ khí của các dân tộc. D. tiền bạc của mỗi dân tộc. Mã đề 804 Trang 2/3
  3. Câu 17. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình? A. Tự ti về dân tộc mình. B. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc. C. Tự hào về dân tộc mình. D. Phê phán mọi dân tộc. Câu 18. Một trong những biểu hiện của lao động cần cù là lao động với tinh thần A. dựa dẫm. B. ỷ lại. C. lười biếng. D. chăm chỉ. Câu 19. Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? Tình huống. Bạn M rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Thấy vậy, bạn T và X đều cười M và khuyên M rằng: “Cậu nên dành thời gian để học các môn học chính khóa trên lớp. Tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc trên thế giới có giúp ích gì đâu” A. Bạn T và M. B. Bạn M. C. Bạn X. D. Bạn T. Câu 20. Em nên đồng tình với ý kiến của nhân vật nào dưới đây? A. Anh K cho rằng: “không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài”. B. Bạn T nghĩ “chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có”. C. Chị Q cho rằng: “mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi”. D. Anh P nghĩ: “nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài”. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Truyền thống là gì? Nêu một số truyền thống của dân tộc Việt Nam? Câu 2 (2 điểm) Việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa như thế nào? Câu 3 (2 điểm) Tình huống: Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”. a) Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn A không? b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A? HẾT Mã đề 804 Trang 3/3