Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đỗ Thị Phương Mai (Có đáp án)

Phần I: (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình tỏa hương.

(...) Cho nên điều cần nhất trên đời là cảm hứng muốn gieo hạt, muốn ươm mầm thiện trong mỗi con người. Cho nên, một dòng tin tức về bác doanh nhân nhân hậu ở Sa Đéc đến lúc bệnh trọng, biết không qua khỏi vẫn không ngừng gieo hạt khiến ta phải rưng rưng. Ông muốn nhắc ta phải giữ cho mình hi vọng, dù giữa ồn ào những điều xấu xa, vẫn hi vọng vào lòng tốt và tin vào điều tốt. Tin để tiếp tục gieo. Dẫu cho mình đang tuổi nhỏ, vẫn hãy bắt đầu vụ mùa thật sớm bằng cách gieo trồng điều tốt đẹp mỗi ngày.”

(Chỉ là những bông cỏ may, Hà Nhân, Hoa học trò)

Câu 1 (1,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Theo em, cảm hứng muốn gieo hạt (phần in đậm trong đoạn trích) được hiểu là gì?

Câu 3 (1,5 điểm): Các cụm từ: “gieo những hạt mầm tốt đẹp”; “vụ mùa bội thu”; “hương hoa thơm, vị quả ngọt” trong đoạn trích được tác giả sử dụng thông qua phép tu từ nào? Em hãy phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ đó?

Câu 4 (1 điểm): Em có thể rút ra được bài học gì cho bản thân qua đoạn trích trên?

Phần II: (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?

docx 3 trang Lưu Chiến 08/07/2024 1480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đỗ Thị Phương Mai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đỗ Thị Phương Mai (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 NĂM HỌC 2022 - 2023 (Thời gian: 90 phút) Ngày kiểm tra: 03/11/2022 ĐỀ 03 Phần I: (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình tỏa hương. ( ) Cho nên điều cần nhất trên đời là cảm hứng muốn gieo hạt, muốn ươm mầm thiện trong mỗi con người. Cho nên, một dòng tin tức về bác doanh nhân nhân hậu ở Sa Đéc đến lúc bệnh trọng, biết không qua khỏi vẫn không ngừng gieo hạt khiến ta phải rưng rưng. Ông muốn nhắc ta phải giữ cho mình hi vọng, dù giữa ồn ào những điều xấu xa, vẫn hi vọng vào lòng tốt và tin vào điều tốt. Tin để tiếp tục gieo. Dẫu cho mình đang tuổi nhỏ, vẫn hãy bắt đầu vụ mùa thật sớm bằng cách gieo trồng điều tốt đẹp mỗi ngày.” (Chỉ là những bông cỏ may, Hà Nhân, Hoa học trò) Câu 1 (1,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Theo em, cảm hứng muốn gieo hạt (phần in đậm trong đoạn trích) được hiểu là gì? Câu 3 (1,5 điểm): Các cụm từ: “gieo những hạt mầm tốt đẹp”; “vụ mùa bội thu”; “hương hoa thơm, vị quả ngọt” trong đoạn trích được tác giả sử dụng thông qua phép tu từ nào? Em hãy phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ đó? Câu 4 (1 điểm): Em có thể rút ra được bài học gì cho bản thân qua đoạn trích trên? Phần II: (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.” Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 3 (1 điểm): Tìm trường từ vựng chỉ “bộ phận của con người” và “hoạt động của con người” trong đoạn trích trên? Câu 4 (1 điểm): Tìm từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn trích trên và nêu tác dụng? Câu 5 (3 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 12 câu, theo cách lập luận diễn dịch, trình bày suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong văn bản tìm được ở câu 1, đoạn văn có sử dụng một thán từ, một câu bị động (chỉ rõ).
  2. Chúc các em làm bài tốt PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 NĂM HỌC 2022 - 2023 (Thời gian: 90 phút) Ngày kiểm tra: 03/11/2022 Câu hỏi Đáp án Điểm Phần I (4 điểm) - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận (0,5 điểm) Câu 1. - Cảm hứng muốn gieo hạt (phần in đậm trong đoạn trích) (1 điểm) (1,5 điểm) được hiểu là: mong muốn, khao khát làm những điều tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống. - Các cụm từ: “gieo những hạt mầm tốt đẹp”; “vụ mùa bội (0,5 điểm) thu”; “hương hoa thơm, vị quả ngọt” trong đoạn văn được tác giả sử dụng thông qua phép tu từ: Ẩn dụ - Phân tích giá trị nghệ thuật Câu 3. + “gieo những hạt mầm tốt đẹp”: có nghĩa là làm những việc (0,5 điểm) (1,5 điểm) có ý nghĩa tích cực; “vụ mùa bội thu, hương hoa thơm, vị quả ngọt”: có nghĩa là thành quả của những việc làm tốt đẹp, có ý nghĩa. + Giúp câu văn gợi hình, gợi cảm, góp phần tăng sức thuyết (0,5 điểm) phục cho lập luận. Giúp tác giả bộc lộ thái độ tình cảm về quan niệm sống tốt đẹp, khơi dậy mong muốn làm nên những điều ý nghĩa của người. - Bài học: (1 điểm) + Hi vọng có những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Câu 4. + Tin vào những điều tốt đẹp. (1 điểm) + Luôn có cảm hứng, mong muốn làm những điều tốt đẹp. *HS chỉ cần nêu được 1 bài học cũng cho điểm tối đa Phần II (6 điểm) Câu 1. - Đoạn trích trên tích trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” (0,25 điểm) (0,5 điểm) - Của tác giả Ngô Tất Tố (0,25 điểm) Câu 2. - Nội dung chính : Kể về sự việc chị Dậu quật ngã tên cai lệ. (0,5 điểm) (0,5 điểm) Câu 3. - Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: túm, dúi, ấn, (0,5 điểm) (1 điểm) xô, đẩy, chạy, ngã, thét.
  3. - Trường từ vựng chỉ bộ phận của con người: miệng, cổ. (0,5 điểm) - Từ tượng thanh: nham nhảm. (0,25 điểm) Câu 4. - Tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo (0,25 điểm) (1 điểm) => Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh, bộ dạng hết sức thảm hại và hài hước của tên tay sai khi bị chị Dậu đánh bại. (0,25 điểm) Qua đó, giúp người đọc hả hê, hình dung cụ thể được sự thất bại thảm hại của tên cai lệ dưới bàn tay của người đàn bà (0,25 điểm) lực điền - chị Dậu. * Yêu cầu về hình thức: - Đạt yêu cầu của kiểu đoạn văn diễn dịch. Viết đủ số câu (12 (0,5 điểm) câu) - Có sử dụng thán từ, và câu bị động (gạch chân, chú thích (0,5 điểm) rõ). Câu 4. * Yêu cầu về nội dung: (3 điểm) HS nhận xét, đánh giá được: Chị Dậu là người vợ hiền dịu, sống rất tình nghĩa, thương chồng, thương con; đó cũng là nét đẹp trong tính cách của người phụ nữ Việt Nam. (0,5 điểm) - Chồng chị bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả về cho chị, được hàng xóm cứu giúp anh mới tỉnh lại. (0,5 điểm) - Chị nấu cháo, dỗ dành chồng ăn cho lại sức: cử chỉ, lời nói âu yếm thiết tha. (0,5 điểm) - Chị vô cùng đau đớn khi nghe tiếng hai đứa trẻ gào khóc. (0,5 điểm) - Chính vì lòng yêu chồng, thương con, để bảo vệ chồng, bảo vệ con, bảo vệ gia đình chị đã đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, cũng là vùng lên chống lại cường quyền bạo lực. *Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 1điểm *Không chú thích rõ TV thì không cho điểm. GV Tổ trưởng BGH Đỗ Thị Phương Mai Đỗ Thị Phương Mai