Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Lương Thị Ngọc Khánh (Có đáp án)

Phần I (7,0 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

"Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."
(Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, 2014)

Câu 1 (2,0đ): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể của văn bản và nêu tác dụng.

Câu 2 (1,0đ): Chỉ ra các trường từ vựng thuộc trường từ “người ruột thịt” có trong đoạn trích trên.

Câu 3 (3.5đ): Trong cuộc nói chuyện với bà cô, tình yêu thương mẹ của bé Hồng được bộc lộ một cách xúc động. Bằng một đoạn văn (khoảng 12 câu), câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, em hãy cảm nhận tình cảm đó, trong đoạn văn sử dụng ít nhất một trợ từ (gạch chân trợ từ ).

Câu 4 (0.5đ): Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm chứa đoạn văn trên gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn THCS? Tác giả của văn bản đó là ai?

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ.

Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ.

(Qùa tặng cuộc sống)

Câu 1 (0,5 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,5): Điều gì đã khiến nhân vật "anh" hủy bỏ dịch vụ gửi hoa bằng việc về nhà trao tận tay bó hoa cho mẹ?

Câu 3 (1,0 đ). Bằng hiểu biết về đoạn văn trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày ý kiến về lòng hiếu thảo.

doc 16 trang Lưu Chiến 08/07/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Lương Thị Ngọc Khánh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Lương Thị Ngọc Khánh (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Môn: Ngữ văn 8 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS nắm vững và vận dụng được những kiến thức cơ bản ở các phần Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 9 học kì I chương trình Ngữ văn lớp 8. - Vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài; biết cách xây dựng đoạn văn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng trình bày câu hỏi đọc hiểu, viết đoạn văn. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, trung thực 4. Năng lực: - Năng lực ngôn ngữ, cảm thụ, năng lực thẩm mĩ. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trực tiếp - Tự luận : 100% III/ MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TN TL TN TL VẬN DỤNG V/D TỔNG/ Chủ đề CAO ĐIỂM 1.Văn học Tên văn bản Trả lời câu Liên hệ Trong lòng mẹ Xuất xứ hỏi về ý nghĩa với các Tức nước vỡ bờ Ngôi kể - các chi tiết vấn đề Ngữ liệu ngoài tác dụng trong văn bản thực tế sách giáo khoa PTBĐ Liên hệ với các văn bản cùng đề tài Số câu 3 1 1 5 Số điểm 3 1,5 1 5,5 Tỉ lệ % 30% 15% 10% 55% 2.Tiếng Việt Tìm các từ - Trường từ vựng tượng thanh, Từ tượng thanh, tượng hình từ tượng hình hoặc trường -Trợ từ, thán từ tự vựng. -Tình thái từ Số câu 1 1 Số điểm 1 1 Tỉ lệ % 10% 10% 3. Tạo lập văn Đoạn văn cảm bản nhận về nhân -Viết đoạn văn vật văn học có sử dụng trợ từ Số câu 1 1 Số điểm 3,5 3.5 Tỉ lệ % 35% 35% Tổng số câu 3 2 1 1 7 Tổng số điểm 3 2,5 3,5 1 10 Tỉ lệ % 30% 25% 35% 10% 100%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 1 Năm học 2022- 2023 Phần I (7,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới "Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." (Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, 2014) Câu 1 (2,0đ): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể của văn bản và nêu tác dụng. Câu 2 (1,0đ): Chỉ ra các trường từ vựng thuộc trường từ “người ruột thịt” có trong đoạn trích trên. Câu 3 (3.5đ): Trong cuộc nói chuyện với bà cô, tình yêu thương mẹ của bé Hồng được bộc lộ một cách xúc động. Bằng một đoạn văn (khoảng 12 câu), câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, em hãy cảm nhận tình cảm đó, trong đoạn văn sử dụng ít nhất một trợ từ (gạch chân trợ từ ). Câu 4 (0.5đ): Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm chứa đoạn văn trên gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn THCS? Tác giả của văn bản đó là ai? Phần II (3,0 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. (Qùa tặng cuộc sống) Câu 1 (0,5 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1,5): Điều gì đã khiến nhân vật "anh" hủy bỏ dịch vụ gửi hoa bằng việc về nhà trao tận tay bó hoa cho mẹ? Câu 3 (1,0 đ). Bằng hiểu biết về đoạn văn trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày ý kiến về lòng hiếu thảo.
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 1 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2 đ) - Văn bản “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ 0,5đ ấu”) - Nguyên Hồng. 0,5đ - Ngôi thứ nhất - Làm cho lối trần thuật chủ quan, thể hiện những cảm 0,5đ xúc, cách nhìn nhận của nhân vật bé Hồng, giúp tác giả 0,5đ đi sâu vào nội tâm nhân vật. Câu 2 (1 đ) - Trường người ruột thịt: mẹ, cô, tôi 1đ PHẦN I 1,5 đ 7,0 điểm a. Về hình thức: - Viết đúng văn phong nghị luận, diễn đạt trôi chảy, 0,5 đ đúng chính tả - Có chủ đề 0,5đ - Đúng trợ từ 0,5đ Câu 3 (3,5đ) b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: 2 đ - Hoàn cảnh bé Hồng 0,25đ - Những lời nói cay nghiệt của bà cô cố ý gieo vào bé 0,5đ Hồng những ý nghĩ khinh miệt mẹ - Thái độ, cảm xúc của bé Hồng: cúi đầu không đáp, không đời nào để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm 1,0đ đến lòng kính yêu mẹ, lòng thắt lại, khóe mắt cay cay, căm tức những cổ tục -> Cho thấy cảm xúc xót xa, thương mẹ, tủi thân và căm tức của bé Hồng 0,25đ - Đánh giá: Nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc Câu 4 (0,5 đ) - Kể tên đúng văn bản viết về hình ảnh người phụ nữ, 0,5đ nêu đúng tên tác giả Câu 1 (0,5đ) - Phương thức: Tự sự 0,5đ Câu 2 (1,5đ) Sự bất hạnh và lòng hiếu thảo đối với người mẹ đã 1,5đ mất, tình cảm rất hồn nhiên và đầy cảm động của em bé đã làm thức tỉnh chàng trai, anh nhận ra rằng mất mẹ là một sự mất mát lớn lao. Về hình thức: 0,25đ PHẦN - Viết đúng văn phong nghị luận, đúng dung lượng, diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 3 Năm học 2022- 2023 Phần I (7 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu của nó. (Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, 2014) Câu 1 (2 đ): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể của văn bản và nêu tác dụng. Câu 2 (1đ): Chỉ ra các từ tượng hình có trong đoạn trích trên. Câu 3 (3,5đ): Bằng một đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (khoảng 12 câu), em hãy cảm nhận tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng danh cho mẹ được thể hiện trong cuộc trò chuyện với người cô đó, trong đoạn văn sử dụng ít nhất một trợ từ (gạch chân trợ từ) Câu 4 (0,5đ): Kể tên tác phẩm một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS nói về người phụ nữ mà em biết. Tác giả của văn bản đó là ai? Phần II (3,5 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. (Qùa tặng cuộc sống) Câu 1 (0,5 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1,5): Điều gì đã khiến nhân vật "anh" hủy bỏ dịch vụ gửi hoa bằng việc về nhà trao tận tay bó hoa cho mẹ? Câu 3 (1,0 đ). Bằng hiểu biết về đoạn văn trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy trình bày ý kiến về lòng hiếu thảo.
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 3 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Văn bản “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu”) 0,5đ Câu 1 - Nguyên Hồng. (2 đ) - Ngôi thứ nhất 0,5đ - Đảm bảo tính chân thực , mang tính chủ quan, giúp tác giả 0,5đ đi sâu vào làm nổi bật thế giới nội tâm nhân vật. 0,5đ Câu 2 - Từ tượng hình: ròng ròng, đầm đìa, lúng túng 1đ PHẦN I (1 đ) (7 điểm) a. Về hình thức: 1,5 đ - Viết đúng văn phong nghị luận, diễn đạt trôi chảy, đúng 0,5 đ chính tả - Có chủ đề 0,5đ - Đúng trợ từ. 0,5đ đ b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: 2 đ - Hoàn cảnh bé Hồng 0,25đ Câu 3 - Hồng toan trả lời có vì nhớ mẹ và mong gặp mẹ (3,5đ) - Từ chối vì nhận ra mục đích xâu xa của cô - Thái độ, cảm xúc của bé Hồng: cúi đầu không đáp, không đời nào để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến lòng kính 1,5đ yêu mẹ, lòng thắt lại, khóe mắt cay cay, căm tức những cổ tục -> Cho thấy cảm xúc xót xa, thương mẹ, tủi thân và căm tức của bé Hồng - Đánh giá: Hình ảnh so sánh độc đáo, nghệ thuật miêu tả 0,25đ nội tâm sâu sắc Câu 4 - Kể tên đúng văn bản viết về người phụ nữ, nêu đúng tên 0,5đ (0,5 đ) tác giả Câu 1 - Phương thức: Tự sự 0,5đ (0,5đ) Sự bất hạnh và lòng hiếu thảo đối với người mẹ đã mất, 1,0đ Câu 2 tình cảm rất hồn nhiên và đầy cảm động của em bé đã làm (1.5đ) thức tỉnh chàng trai, anh nhận ra rằng mất mẹ là một sự mất PHẦN II mát lớn lao. (3 điểm) b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: a. Giải thích - Lòng hiếu thảo là gì? 0.25đ Câu 3 + Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình. (1 đ) + Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. b. Bàn bạc - Biểu hiện của lòng hiếu thảo? + Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. - Ý nghĩa của lòng hiếu thảo? + Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng
  6. ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này. + Lòng hiếu thảo là chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam. 0.5đ + Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến. + Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”. + Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình. - Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. ⇒ Những người như thế thật đáng chê trách. d. Bài học nhận thức và hành động - Sống phải có lòng hiếu thảo. 0.25đ - Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. Lớp KT: 8C Ngày KT: 2/11//2022 GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hường Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 – 2023 Đề 4 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. (7 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, huơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Câu 1(2đ): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể của văn bản và nêu tác dụng. Câu 2(1đ): Chỉ ra các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích trên. Câu 3(3.5đ): Có ý kiến cho rằng khi miêu tả đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ tác giả đã xui người nông dân nổi loạn, từ đó ta thấy rõ được sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân Việt nam trong xã hội cũ. Viết đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề đứng ở đầu câu (khoảng 12 câu) để làm rõ sức phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu Trong đoạn có sử dụng ít nhất một trợ từ ( gạch chân chỉ rõ ) Câu 4(0,5đ): Kể tên 1 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS viết về đề tài người phụ nữ. Tác giả của văn bản đó là ai? Phần II (3,5 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) - vốn là người lái xe tải chở hàng hoá bình thường - đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông. Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm, mạnh mẽ và quan trọng hơn cả là đúng lúc, kịp thời làm nên phút giây huyền diệu cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, tòa chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. “Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Điều tôi thấy hối hận nhất là không thể đỡ cháu được bằng cả hai tay để giảm thương tích cho cháu", anh Nguyễn Ngọc Mạnh hồi tưởng. Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympic. Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho chúng ta biết giá trị thật sự của 1/1000 giây, thậm chí ít hơn nữa khi lao mình lên mái tôn, cố gắng cao nhất giơ đôi tay để cứu em bé rơi xuống Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. Nhưng những phút giây huyền diệu thì sẽ luôn ngưng đọng mãi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và khiến chúng ta không thể nào quên. (Trích: Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 12, Báo Quân Đội Nhâ Dân online- ngày 2/3/2021) Câu 1(0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2(1,5đ): Việc làm trên của anh Mạnh có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Câu 3(1đ). Từ câu chuyện trên cùng với những kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy để nói về sức mạnh của lòng dũng cảm.
  8. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 4 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Văn bản “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn”) 0,5đ Câu 1 - Ngô Tất Tố (2 đ) - Ngôi thứ ba 0,5đ - Làm cho lối trần thuật khách quan,linh hoạt những sự việc xoay quanh nhân vật chị Dậu và gia đình, góp phần thể hiện 0,5đ chủ đề văn bản. 0,5đ PHẦN I Câu 2 - Từ tượng thanh : bốp, nham nhảm, om sòm 1đ (7 điểm) (1 đ) -Từ tượng hình: loẻo khoẻo, chỏng quèo, sấn sổ a. Về hình thức: 1,5 đ - Viết đúng văn phong nghị luận, diễn đạt trôi chảy, đúng 0,5 đ chính tả - Có chủ đề 0,5đ - Đúng trợ từ. 0,5đ đ b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: 2 đ - Ban đầu chị hạ mình van xin => đáp lại là sự chửi bới 0,25đ Câu 3 đánh đập (3,5đ) - Chị dùng lý lẽ đanh thép => không ngăn được cái ác tiếp diễn - Chị phải đấu tranh bằng hành động quyết liệt, từ một người phụ nữ nông dân hiền lương yếu đuối chị đã dám đứng lên chống lại cường quyền 1,5đ + Xưng hô bà mày + hành động nhanh, dứt khoát : túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa, nắm lấy gậy, du đẩy nhau, áp vào vật nhau, túm tóc lẳng cho một cái . • Nghệ thuật : Xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc 0,25đ qua ngôn ngữ và hành động Câu 4 - Kể tên đúng văn bản viết về người phụ nữ, nêu đúng tên 0,5đ (0,5 đ) tác giả Câu 1 - Phương thức: tự sự 0,5đ (0,5đ) HS có những lí giải riêng song cần nêu được như sau : 1,5đ -Việc làm của anh Mạnh là hành động đẹp, đầy nhân văn, nhiệm màu không phải ai cũng nhanh trí xử lí được, xuất PHẦN Câu 2 phát từ tình yêu thương, lòng dũng cảm khiến chúng ta cảm (3 điểm) (1,5đ) phục Về hình thức: - Viết đúng văn phong nghị luận, đúng dung lượng, diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả Câu 3 . Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: (1 đ) a. Giải thích khái niệm lòng dũng cảm : không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không 0,25đ
  9. run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa b. Bàn bạc : - Biểu hiện của lòng dũng cảm : - Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại: - Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng) - Liên hệ với cuộc sống hôm nay trên mọi mặt trận đều có 0,5đ những tấm gương về lòng dũng cảm, nhất là những chiến sĩ, bộ đội nơi biên giới, hải đảo hay những chiến sĩ cảnh sát trên mặt trận chống tội phạm + Ý nghĩa của lòng dũng cảm: được mọi người yêu quí, trân trọng, đảm bảo xã hội công bằng - Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. c. Bài học nhận thức và hành động: - Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì - Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường - Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng 0,25đ cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. Lớp KT: 8D Ngày KT: /11//2022 GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Đông Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ 5 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (7 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại với người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được mong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, 2014) Câu 1(2đ ): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể của văn bản và nêu tác dụng. Câu 2(1đ ): Chỉ ra các trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể người có trong đoạn trích trên. Câu 3(3.5đ ): Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? Hãy trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn diễn dịch (khoảng 15 câu), trong đó có sử dụng ít nhất một trợ từ (gạch chân trợ từ, chú thích rõ). Câu 4(0.5đ ): Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm trên gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn THCS? Tác giả của văn bản đó là ai? Phần II (3 điểm): Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: SẺ CHIA TỪNG CHIẾC KHẨU TRANG “ Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.” (Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona – theo blog.btaskee.com, tháng 04/2020) Câu 1(0.5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2(1.5đ): Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh? Câu 3(1đ). Bằng hiểu biết về đoạn văn trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 1 trang giấy trình bày ý kiến về sự sẻ chia trong cuộc sống.
  11. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 5 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM PHẦN I Câu 1 - Văn bản “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu”) 0,5đ 7 điểm ( 2 đ) - Nguyên Hồng. - Ngôi thứ nhất 0,5đ - Làm cho lối trần thuật chủ quan, thể hiện những cảm xúc, 0,5đ cách nhìn nhận của nhân vật bé Hồng, giúp tác giả đi sâu vào 0,5đ nội tâm nhân vật. Câu 2 - Trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể người: “ mặt, mắt, 1đ (1 đ) da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng” Câu 3 a. Về hình thức: 1,5 đ (3,5đ) - Viết đúng văn phong nghị luận, diễn đạt trôi chảy, đúng 0,5 đ chính tả - Có chủ đề 0,5đ - Đúng trợ từ 0,5đ b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: 2 đ - Hoàn cảnh bé Hồng 0,25đ - Những lời nói cay nghiệt của bà cô cố ý gieo vào bé Hồng 0,5đ những ý nghĩ khinh miệt mẹ - Thái độ, cảm xúc của bé Hồng: cúi đầu không đáp, không đời nào để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến lòng kính 1,0đ yêu mẹ, lòng thắt lại, khóe mắt cay cay, căm tức những cổ tục -> Cho thấy cảm xúc xót xa, thương mẹ, tủi thân và căm tức của bé Hồng - Đánh giá: Nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc 0,25đ Câu 4 - Kể tên đúng văn bản viết về thân phận người phụ nữ, nêu 0,5đ (0,5 đ) đúng tên tác giả PHẦN Câu 1 - Phương thức: Tự sự 0,5đ 3 điểm (0,5 đ) Câu 2 Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có 1,5 đ (1,5đ) nhiều ý nghĩa trong việc phòng chống dịch bệnh: - Nối dài truyền thống “ tương thân, tương ái” của dân tộc. 0,5đ - Sẻ chia những gánh nặng kinh tế dù là nhất cho người dân vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch. - Thông qua những hành động giản đơn nhưng chan chứa 0,5đ tình người sẽ góp lại xoa dịu nỗi đau, tạo nên sức mạnh giúp 0,5đ cho cuộc chiến chống lại đại dịch Covid – 19 thành công. ( Gv căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp) Câu 3 Về hình thức: 0,25đ (1 đ) - Viết đúng văn phong nghị luận, đúng dung lượng, diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả
  12. b. Về nội dung: Bài văn đảm bảo các ý sau: 0,75 đ *. Giải thích: Sự sẻ chia là gi? *. Bàn bạc - Biểu hiện của sự sẻ chia - Ý nghĩa của sự sẻ chia? 0,25đ 0,25đ + Người với người trở gần nhau hơn + Tạo nên sức mạnh 0,25đ *. Bài học nhận thức và hành động Lớp KT: 8E Ngày KT: 31/10//2022 GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Kim Anh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng