Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Tiệp (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

(Trích Khi học trò nhởn nhơ trước bạo lực học đường, Hoài Nam, dantri.com.vn)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, bạo lực học đường là biểu hiện của điều gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

doc 4 trang Lưu Chiến 08/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Tiệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Tiệp (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 8 Năm học: 2022 - 2023 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng I. Đọc - Ngữ liệu: - Chỉ ra thể - Khái quát về - Rút ra hiểu Văn bản nhật loại/ PTBĐ chủ đề/ nội thông điệp/ dụng, nghị của đoạn dung chính của bài học từ luận/ văn bản trích/ văn đoạn trích hay đoạn trích/ nghệ thuật bản văn bản. văn bản. - Tiêu chí lựa - Chi tiết, - Hiểu được chọn ngữ liệu ngôi kể, tác dụng/ hiệu + 01 đoạn quả của việc trích/ văn bản sử dụng thể hoàn chỉnh loại/ phương + Ngữ liệu thức biểu đạt/ ngoài chương ngôi kể/biện trình SGK Ngữ pháp tu từ, văn bậc THCS trong đoạn trích/ văn bản. Tổng Số câu 1 2 1 4 Số 0,5 2,5 1,0 4,0 điểm Tỉ lệ 5% 25% 10% 40% II. Làm Văn tự sự Viết bài văn văn tự sự Số câu 1 1 Số 6,0 6,0 điểm Tỉ lệ 60% 60% Tổng Số câu 1 2 2 5 cộng Số điểm 0,5 2,5 7,0 10,0 Tỉ lệ 5% 25% 70% 100% NGƯỜI RA ĐỀ TỔ CM BAN GIÁM HIỆU Trương Thị Tiệp Nguyễn Thị Thùy Nguyễn Thị Chà
  2. TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Đề gồm 01 trang) MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực! Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực. (Trích Khi học trò nhởn nhơ trước bạo lực học đường, Hoài Nam, dantri.com.vn) Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, bạo lực học đường là biểu hiện của điều gì? Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực. Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ với một người mà em yêu quý. Hết đề
  3. UBND QUẬN HỒNG BÀNG BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM phách TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 8 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm PHẦN I Bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân 0,5 1 ái. Nội dung chính: Sự thờ ơ, vô cảm của học sinh hiện nay khi chứng 1,0 2 kiến cảnh bạo lực học đường và đây là việc làm gây tụt dốc đạo đức, nhân cách ở một số bộ phận giới trẻ. - Biện pháp tu từ liệt kê: đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả 0,5 hê - Tác dụng + Tạo nhịp điệu, giúp cho câu văn trở nên cụ thể, sinh động. 0,25 3 + Diễn tả đầy đủ, cụ thể những biểu hiện thể hiện thái độ nhởn nhơ, vô 0,5 cảm, cổ vũ cho bạo lực học đường của một số bộ phận giới trẻ hiện nay. 0,25 + Thể hiện thái độ lên án, phê phán gay gắt của tác giả trước suy nghĩ lệch lạc, thờ ơ, vô cảm với bạo lực học đường ở một số bộ phận giới trẻ. - Bài học + Nhận thức được bạo lực học đường là một tệ nạn vô cùng xấu của học sinh hiện nay. 1,0 + Cần phải lên án và tố cáo các hành động bạo lực học đường; không cổ vũ các hành động bạo lực. 4 + Không nên tham gia bạo lực học đường, nhắc nhở các bạn học sinh không được có những hành vi bạo lực trong và ngoài trường học, không dửng dưng vô cảm Hãy nói không với bạo lực học đường + Cần có lối sống hòa nhã, thân thiệp, giúp đỡ bạn. Sống và làm việc theo pháp luật. PHẦN II. A. Hình thức - Đúng kiểu bài tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 0,5 - Bố cục bài viết rõ ràng - Câu chữ viết đúng văn phạm, diễn đạt trôi chảy - Lời văn trong sáng, cảm xúc chân thành, sâu sắc 1 B. Nội dung I. Mở bài 0,5 - Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm và nhân vật có liên quan đến kỉ niệm của em - Cảm nghĩ khái quát về kỉ niệm
  4. II. Thân bài 1. Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện 1,0 - Thời gian - Địa điểm 2. Kể về kỉ niệm (diễn biến câu chuyện) theo một trình tự hợp lí - Kể nguyên nhân diễn ra sự việc (tình huống nảy sinh câu chuyện) 3,0 - Kể quá trình phát triển của các sự việc - Kể về sự việc cao trào - Kể về sự việc kết thúc (Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong quá trình kể các sự việc sao cho hợp lí) III. Kết bài 0,5 Cảm nghĩ về kỉ niệm và bài học rút ra cho bản thân. Sáng - Cách mở bài, dẫn dắt câu chuyện tạo - Cách tổ chức, sắp xếp các sự việc sáng tạo, ấn tượng, hấp dẫn. 0,5 - Hết- BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Trương Thị Tiệp