Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Hằng Nga (Có đáp án)

Phần I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi

Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày

(Trích Vàm Cỏ Đông – Hoài Vũ)

Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn thơ trên có nhắc đến tên những con sông nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những câu thơ sau:

Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày

Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên đã gửi đến chúng ta những thông điệp nào?

Phần II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm).

Hãy kể lại một kỉ niệm với một người bạn (hoặc thầy cô giáo) mà em nhớ mãi.

docx 4 trang Lưu Chiến 08/07/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Hằng Nga (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Hằng Nga (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2022-2023 Mức độ cần đạt Tổng Nội dung số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng - Ngữ liệu: văn bản - Nhận diện - Khái quát chủ đề/nội - Bày tỏ ý truyện, văn bản thơ, thểloại/phương dung chính của đoạn kiến về quan văn bản nghị luận thức biểu trích/ văn bản. điểm/ tư tưởng/ đạt/ngôi kể - Hiểu được ý nghĩa tình cảm/ thái - Tiêu chí lựa chọn ngữ của đoạn của chi tiết/ hình ảnh/ độ của tác giả liệu: trích/văn bản. câu văn/câu thơ, thể hiện trong + 01 đoạn trích/ văn trong đoạn trích/ văn đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh. bản. bản + Nguồn ngữ liệu Hiểu được tác dụng/ Rút ra thông ngoài chương trình hiệu quả của việc sử điệp/ bài học từ SGK Ngữ văn bậc dụng thể loại/ phương đoạn trích/ văn THCS. thức biểu đạt/ ngôi bản. kể/biện pháp tu từ I. Đọc hiểu (4,0 điểm) trong đoạn trích/ văn bản. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,5 2,5 1,0 4,0 Tổng Tỉ lệ 5% 25% 10% 40% Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Viết bài văn điểm) Số câu 1 1 Tổng Số điểm 6,0 6,0 II. Làm văn (6,0 Tỉ lệ 60% 60% Số câu 1 2 2 5 Số điểm 0,5 2,5 7,0 10,0 Tỉ lệ 5% 25% 70% 100% Tổng cộng NGƯỜI RA ĐỀ TỔ CM BAN GIÁM HIỆU Vũ Thị Hằng Nga Nguyễn Thị Thùy Nguyễn Thị Chà
  2. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Ở tận sông Hồng, em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông Anh mãi gọi với lòng tha thiết: Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông! Đây con sông xuôi dòng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày (Trích Vàm Cỏ Đông – Hoài Vũ) Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn thơ trên có nhắc đến tên những con sông nào? Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những câu thơ sau: Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên đã gửi đến chúng ta những thông điệp nào? Phần II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm). Hãy kể lại một kỉ niệm với một người bạn (hoặc thầy cô giáo) mà em nhớ mãi. Hết đề
  3. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I. NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm PHẦN 1. ĐỌC HIỂU Trong đoạn thơ trên có nhắc đến tên hai con sông là sông Hồng và sông Vàm 0,5 1 Cỏ Đông Nội dung chính của đoạn thơ: Tình yêu cũng như lòng biết ơn và niềm tự hào 1,0 2 của tác giả đối với dòng sông quê hương – sông Vàm Cỏ Đông - Phép tu từ so sánh: con sông như dòng sữa mẹ; nước (sông) ăm ắp như lòng 0,25 người mẹ - Tác dụng: 0,75 + Làm cho câu thơ trở nên sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn 3 đạt, gây ấn tượng cho người đọc, người nghe. + Làm nổi bật vai trò của dòng sông đối với đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. + Thể hiện thái độ ca ngợi, biết ơn và tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương *Thông điệp 1,0 - Mỗi một vùng quê trên đất nước Việt Nam đều có một vài con sông chảy qua và nó gắn bó mật thiết với những người dân nơi đó. - Tất cả các con sông đều có vai trò quan trọng đối với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân. 4 - Chúng ta cần có ý thức giữ gìn bảo vệ để bảo tồn giá trị của các dòng sông. - Phê phán những hành vi làm tổn hại đến dòng chảy cũng như giá trị của các dòng sông. - Học sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhưng cần phải phù hợp với nội dung đoạn trích. Giáo viên linh hoạt cho điểm PHẦN II. LÀM VĂN A. Về hình thức, kĩ năng: - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt lưu loát, câu văn đúng văn phạm, 0,5 không sai chính tả, trình bày và chữ viết đẹp. 5 - Đúng kiểu bài tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm. B. Về nội dung, kiến thức I. Mở bài: 0,5
  4. - Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm và nhân vật (bạn/thầy cô) có liên quan đến kỉ niệm của em - Cảm nghĩ khái quát về kỉ niệm II. Thân bài: 1. Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra kỉ niệm (câu chuyện) 1,0 - Thời gian - Địa điểm (Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả) 2. Kể về kỉ niệm (diễn biến câu chuyện) theo một trình tự hợp lí 3,0 - Kể nguyên nhân diễn ra sự việc (tình huống nảy sinh câu chuyện) - Kể quá trình phát triển của các sự việc - Kể về sự việc cao trào - Kể về sự việc kết thúc (Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong quá trình kể các sự việc sao cho hợp lí) III. Kết bài: Cảm nghĩ về kỉ niệm và bài học rút ra cho bản thân. 0,5 Sáng tạo: 0,5 - Cách mở bài, dẫn dắt câu chuyện - Cách tổ chức, sắp xếp các sự việc sáng tạo, ấn tượng, hấp dẫn. - Hết-