Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Huyền Thương (Có đáp án)
Phiên âm
Ðộ đầu xuân thảo lục như yên,
Xuân vũ thiêm lai thuỷ phách thiên.
Dã kính hoang lương hành khách thiểu,
Cô chu trấn nhật các sa miên.
Dịch nghĩa
Cỏ xuân ở đầu bến đò, xanh biếc như khói,
Lại thêm mưa xuân nước tiếp ngang trời.
Ðường đồng nội vắng tanh, ít người qua lại,
Ngày thường chiếc đò cô độc ghếch mái chèo lên bãi cát mà nằm yên.
Dịch thơ
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi,
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
(Nguyễn Trãi, Trại đầu xuân độ - Bến đò xuân đầu trại)
Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra:
Câu 1. Thể loại của bài thơ trên là gì?
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Thất ngôn bát cú Đường luật.
C. Song thất lục bát. D. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
Câu 2. Bài thơ trên được viết theo luật, vần nào?
A. Luật trắc vần bằng. B. Luật bằng vần bằng.
C. Luật trắc vần trắc. D. Luật bằng vần trắc.
Câu 3. Bài thơ trên có bố cục như thế nào?
A. Đề - Thực - Luận - Kết. B. Khởi - Thừa - Chuyển - Hợp.
C. Mở - Thân - Kết. D. Không theo kết cấu nào cả.
Câu 4. Chủ đề của bài thơ Trại đầu xuân độ là gì?
A. Cảnh thiên nhiên mùa xuân. B. Mùa xuân.
C. Cảnh thiên nhiên. D. Sinh hoạt của con người.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Chu Huyền Thương (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 03/11/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức: - HS xác định đúng thể loại truyện lịch sử, thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - HS củng cố được kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp đảo ngữ; - HS vận dụng viết bài văn kể về một chuyến đi (tham quan một khu di tích lịch sử, văn hoá), bài văn phân tích tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật). 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực cảm thụ, năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực chuyên biệt: năng lực hiểu chính xác nội dung từ, xác định được giá trị, tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc bộc lộ nội dung văn bản, năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc viết đúng câu, dùng từ đúng nghĩa và diễn đạt nội dung mạch lạc ; năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước. - Học bài và làm bài thi nghiêm túc.
- II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Tổng Nội Vận dụng % Kĩ dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT cao điểm năng vị kiến TN TN TN TN thức TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ Truyện lịch sử Thơ thất Đọc 1 ngôn bát cú, 5 1* 3 1* 0 1 0 0 60 hiểu thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Viết bài văn kể về chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá) Viết bài văn 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 phân tích tác phẩm văn học (thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật) Tổng 12,5 17,5 7,5 22,5 0 30 0 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ nhận Đơn vị thức TT Kĩ năng kiến thức/ kĩ Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu Dụng cao Nhận biết: 5TN 3TN 1TL - Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết 1TL* 1TL* tiêu biểu. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. - Nhận biết được từ tượng hình, từ tượng thanh. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình Truyện lịch thức nghệ thuật của văn bản. sử - Xác định được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ; tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình, biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: 1 Đọc hiểu - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. Nhận biết - Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần, tạo nhịp, đối ngẫu, bố cục. Thơ thất - Nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ, ngôn bát cú, đề tài, giọng điệp, nhịp điệu trong bài thất ngôn tứ thơ tuyệt Đường - Nhận biết được hình ảnh, biểu tượng luật tiêu biểu và nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh, các biện pháp tu từ Thông hiểu
- - Phân tích được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật. - Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, biện pháp tu từ Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. Kể lại một Nhận biết: 1TL* chuyến đi Thông hiểu: (tham quan Vận dụng: một di tích Vận dụng cao: lịch sử, văn Viết được bài văn kể lại một chuyến hoá) đi hay một hoạt động xã hội. Thể hiện được những ấn tượng, suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn Tạo lập 2 bản. văn bản Phân tích Nhận biết: một tác Thông hiểu: phẩm văn Vận dụng: học (bài thơ Vận dụng cao: thất ngôn Viết được bài văn phân tích một tác bát cú hoặc phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn thất ngôn tứ ra và phân tích được tác dụng của một tuyệt Đuờng vài nét đặc sắc về hình thức nghệ luật) thuật được dùng trong tác phẩm. 5 TN 3 TN Tổng 1TL 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Chu Huyền Thương
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 MÃ ĐỀ NV801 Ngày thi: 03/11/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: Phiên âm Ðộ đầu xuân thảo lục như yên, Xuân vũ thiêm lai thuỷ phách thiên. Dã kính hoang lương hành khách thiểu, Cô chu trấn nhật các sa miên. Dịch nghĩa Cỏ xuân ở đầu bến đò, xanh biếc như khói, Lại thêm mưa xuân nước tiếp ngang trời. Ðường đồng nội vắng tanh, ít người qua lại, Ngày thường chiếc đò cô độc ghếch mái chèo lên bãi cát mà nằm yên. Dịch thơ Cỏ xanh như khói bến xuân tươi, Lại có mưa xuân nước vỗ trời Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi. (Nguyễn Trãi, Trại đầu xuân độ - Bến đò xuân đầu trại) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Thể loại của bài thơ trên là gì? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Thất ngôn bát cú Đường luật. C. Song thất lục bát. D. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Câu 2. Bài thơ trên được viết theo luật, vần nào? A. Luật trắc vần bằng. B. Luật bằng vần bằng. C. Luật trắc vần trắc. D. Luật bằng vần trắc. Câu 3. Bài thơ trên có bố cục như thế nào? A. Đề - Thực - Luận - Kết. B. Khởi - Thừa - Chuyển - Hợp. C. Mở - Thân - Kết. D. Không theo kết cấu nào cả. Câu 4. Chủ đề của bài thơ Trại đầu xuân độ là gì? A. Cảnh thiên nhiên mùa xuân. B. Mùa xuân. C. Cảnh thiên nhiên. D. Sinh hoạt của con người. Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ "Cỏ xanh như khói bến xuân tươi"? A. Ẩn dụ, so sánh B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
- Câu 6. Hệ thống cảnh vật mùa xuân có trong bài thơ trên là gì? A. Bến xuân, cỏ xanh, mưa xuân, con đò. B. Nước sông, cỏ xanh, mưa xuân, con đò. C. Cỏ xanh, mưa xuân, đường đồng, con đò. D. Cỏ xanh, mưa xuân, bến xuân. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng nhất với một nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Trại đầu xuân độ? A. Trong thơ có nhạc. B. Lấy động tả tĩnh. C. Tả cảnh ngụ tình. D. Trong thơ có họa. Câu 8. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì? A. Nhân vật trữ tình đang thảnh thơi ngắm nhìn cảnh thiên nhiên, cũng như quan sát sự thay đổi của đất trời. B. Nhân vật trữ tình rất yêu bến đò. C. Nhân vật trữ tình rất yêu thiên nhiên. D. Nhân vật trữ tình rất yêu cuộc sống. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách. Câu 10. Qua bài thơ, Nguyễn Trãi đã thể hiện sự rung cảm trước cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân của đất nước. Vậy khi chứng kiến bức tranh thiên nhiên đất nước thơ mộng, tươi đẹp em có cảm xúc, suy nghĩ gì? (Nêu ít nhất 02 cảm xúc, suy nghĩ cụ thể.) II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một khu di tích lịch sử, văn hoá). Hết
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 03/11/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ NV801 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 B 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 A 0,25 - Biện pháp tu từ: Đảo ngữ, đảo Quạnh quẽ lên đầu câu 1,0 I - Tác dụng: 9 + Nhấn mạnh khung cảnh vắng lặng, thơ mộng, buồn bã 0,5 của cánh đồng không người qua lại + Thoáng qua tâm trạng cô đơn của tác giả 0,5 HS nêu ít nhất 02 suy nghĩ, mỗi ý đúng 1,0 điểm. Gợi ý: - Cảm thấy tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên 10 - Yêu thiên nhiên, yêu đất nước 2,0 - Bản thân cần phải biết trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị văn hoá của đất nước. . VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,5 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Kể về một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá) c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,5 II HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, 0,5 văn hóa, bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. - Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường 0,5 đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi, )
- - Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những 0,5 nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc, ) - Kể lại những hoạt động tiêu biểu ở đó 0,5 - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di 0,5 tích lịch sử, văn hóa. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về chuyến đi; có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Chu Huyền Thương
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 03/11/2023 MÃ ĐỀ NV802 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: VỊNH KHOA THI HƯƠNG (*) (Trần Tế Xương) Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến; Váy lê quét đất, mụ đầm ra. Nhân tài đất bắc nào ai đó? Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà. Chú thích: (*) Tác phẩm: Vịnh khoa thi Hương + Hoàn cảnh lịch sử: Sau khi Pháp tiến hành cuộc xâm lược, văn hóa phương Tây tràn nhanh qua Việt Nam, Hán học đến thời kì suy tàn, các nho sĩ thi nhau đem vứt bút lông chuyển sang dùng bút sắt. Chính vì vậy, các kì thi truyền thống không còn giữ được sự nghiêm túc, khắt khe như trước, thay vào đó là sự bát nháo, hỗn độn. + Hoàn cảnh sáng tác: Vào khoa thi năm 1897 (năm Đinh Dậu), kì thi Hương ba năm diễn ra một lần vốn từ xưa đều được tổ chức ở Hà Nội, nay bị Pháp bãi bỏ và tổ chức chung cho thí sinh ở trường Nam Định thi cùng với thí sinh trường Hà Nội. Chứng kiến hiện thực đầy bát nháo, đau xót đó, Tú Xương đã sáng tác bài thơ này. (Trần Tế Xương – Thơ chọn lọc, NXB Văn học, 2014) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Thể loại của bài thơ trên là gì? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Thất ngôn bát cú Đường luật. C. Song thất lục bát. D. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Câu 2. Bài thơ trên được viết theo luật, vần nào? A. Luật trắc vần bằng. B. Luật bằng vần bằng. C. Luật trắc vần trắc. D. Luật bằng vần trắc. Câu 3. Bài thơ trên có bố cục như thế nào? A. Đề - Thực - Luận - Kết. B. Khởi - Thừa - Chuyển - Hợp. C. Mở - Thân - Kết. D. Không theo kết cấu nào cả. Câu 4. Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai và viết về sự việc gì? A. Cảm xúc của nhân vật trữ tình về nỗi lo mất nước.
- B. Cảm xúc của nhà thơ Trần Tế Xương về thực trạng thi cử. C. Cảm xúc của thí sinh về vấn nạn trường thi. D. Cảm xúc của quan giám khảo thất vọng về sĩ tử. Câu 5. Đâu là từ tượng hình được sử dụng trong bài thơ trên? A. Ngoảnh B. Ậm oẹC. Rợp trờiD. Lôi thôi Câu 6. Đề tài của bài thơ trên là gì? A. Đất nước B. Thi cử. C. Cuộc sống con người. D. Sinh hoạt của con người. Câu 7. Dòng nào nói lên cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên? A. Buồn, đau xót trước vận mệnh đất nước. B. Tuyệt vọng vì sĩ tử bất tài. C. Dửng dưng, mặc kệ thi cử. D. Mong ngóng sĩ tử đỗ đạt. Câu 8. Hình ảnh trong bài thơ trên có đặc điểm gì? A. Hình ảnh thơ tươi sáng. B. Hình ảnh tả thực. C. Hình ảnh siêu thực. D. Hình ảnh tưởng tượng. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Câu 10. Sau khi đọc bài thơ, em rút ra bài học gì từ những lời nhắn gửi của Tế Xương ở hai câu thơ cuối? (Nêu ít nhất 02 bài học cụ thể.) II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một khu di tích lịch sử, văn hoá). Hết
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 03/11/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ NV802 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 A 0,25 3 A 0,25 4 B 0,25 5 D 0,25 6 B 0,25 7 A 0,25 8 B 0,25 - Biện pháp tu từ: Đảo ngữ, đảo Lôi thôi, Ậm oẹ lên đầu 1,0 câu I - Tác dụng: 9 + Nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả của những “nhân tài tương 0,5 lai” và thái độ doạ nạt, bần hèn của quan trường + Thái độ châm biếm, phê phán xã hội bê bối, mục nát 0,5 HS nêu ít nhất 02 bài học, mỗi ý đúng 1,0 điểm. Gợi ý: - Mỗi học sinh phải cố gắng học tập, tu dưỡng để có thể cống hiến cho đất nước 10 2,0 - Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước - Phê phán những hành vi gian lận trong thi cứ . VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,5 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Kể về một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá) c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,5 II HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, 0,5 văn hóa, bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.
- - Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường 0,5 đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi, ) 0,5 - Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con 0,5 người, công trình kiến trúc, ) - Kể lại những hoạt động tiêu biểu ở đó 0,5 - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về chuyến đi; có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Chu Huyền Thương
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 03/11/2023 ĐỀ DỰ PHÒNG (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: [ ] Hoài Văn và người tướng già ngồi nghiên cứu cuốn Binh thư yếu lược của Hưng Đạo Vương mà họ nhận được cùng một lúc với tờ hịch. Đã ba lần, lính hầu rót đầy dầu vào đĩa đèn. Đã ba lần đĩa dầu cạn. Nhưng hai người vẫn cặm cụi đọc những lời vàng ngọc trong cuốn binh thư mới. Họ mê đi vì vỡ thêm ra biết bao nhiêu điều mới lạ trong phép dùng binh. Trống đã điểm canh hai. Càng gần sáng, những tiếng mài gươm, múa giáo càng khua vang doanh trại. Nghe anh em rì rầm đọc lại những lời trong hịch: Ta nay ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ Bởi vì sao? Bởi vì giặc Nguyên với ta là cái thù không đợi trời chung Còn mặt mũi nào mà đứng ở trong vòng trời che đất chở này? Mọi người phải có sức khoẻ như Bàng Mông, Hậu Nghệ Những lời thống thiết ấy càng thấm sâu vào lòng Hoài Văn. Đã mấy lần, Quốc Toản giục anh em đi ngủ để ngày mai học tập binh pháp mới, nhưng tiếng mài gươm cứ mỗi lúc một dồn dập thêm. Tiếng rì rầm đọc hịch vẫn khi trầm khi bổng. Hoài Văn và người tướng già gấp sách lại, xuống trại của anh em. Hoài Văn ngạc nhiên thấy chỗ nào cũng tấp nập lạ thường. Chỗ này đấu gươm, chỗ kia đánh vật, chỗ khác tập đâm, tập chém. Tốp này tập trong nhà. Tốp kia tập ngoài trời chẳng quản mưa phùn gió bấc. Hoài Văn hỏi sao không đi ngủ. Họ trả lời vì giận giặc, chân tay ngứa ngáy không thể ngồi yên. Trong một góc trại, dưới ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu lạc, có một đám anh em mình trần như nhộng. Hoài Văn lấy làm lạ, đi tới. Nhiều người ở ngoài cũng chạy vào và cởi phăng quần áo. Hoài Văn tưởng là họ sắp đánh vật. Nhưng khi tới gần thì không phải. Người ta chia ra nhiều tốp. Mỗi tốp mươi người, trong đó có một người xoa chàm và viết chữ vào những cánh tay đang chìa ra, và một người khác cầm một thứ dùi nhỏ như kim, châm mạnh vào cánh tay đã viết chữ. Người viết, người châm, người được châm đều say sưa quên cả sự đời. Hoài Văn ngây người đứng xem những cánh tay máu ứa ra, lẫn với màu chàm, màu mực. Một gã vừa được châm xong, nghiến răng nói: - Thề không đội trời chung với giặc Thát! Hoài Văn ngắm nhìn kĩ cánh tay đỏ xám. Những đường ngang dọc hiện lên rõ mồn một hai chữ SÁT THÁT. Mắt Hoài Văn hoa lên. Hoài Văn nắm lấy cánh tay máu ấy. Người chiến sĩ quắc mắt một cách dữ tợn, thét bảo chàng: – Cởi áo ra! Thù này phải khắc vào xương tuỷ. Sợ giặc hay sao mà không dám thích hai chữ này? Nói xong anh ta mới nhận ra Hoài Văn. Nhiều cái dùi ngừng châm, mũi dùi đỏ như nung lửa. Máu trong người Hoài Văn chạy rần rật, khắp thân thể bị kích thích một cách nhức nhói. Hoài Văn hỏi: – Ai bày cho anh em cái việc này? Một người nói:
- – Thấy các đạo quân khác có anh em thích hai chữ “Sát Thát” vào tay thì chúng tôi cũng làm theo. Thích vào người mới không quên được mối tử thù. Sông có thể cạn, đá có thể mòn, hai chữ này không thể nào phai được. Sống thì ở trên vai, chết thì tan đi với xương cốt, nhập vào hồn phách bay đi giết giặc. – Ai viết hai chữ Sát Thát này cho các người? – Ai võ vẽ chữ thì viết. Vương tử xem có được không? – Được lắm. Lòng trung nghĩa của các ngươi phải thấu đến trời. Hoài Văn nhìn những người bạn trẻ của mình và rưng rưng nước mắt. Người nào cũng đang sôi nổi như sắp lăn xả vào quân thù. Những cánh tay của họ hằn lên hai chữ Sát Thát ngang tàng, giơ lên như chống đỡ nước non. Mắt Hoài Văn loá lên, thấy nhan nhản khắp trời đất những chữ Sát Thát, Sát Thát, Sát Thát ghê gớm. Hoài Văn cởi áo bào, để lộ nửa thân trắng trẻo, chìa cánh tay ra và nói: – Thích hai chữ Sát Thát vào cánh tay cho ta với! Người ta bôi chàm và viết chữ lên cánh tay Hoài Văn. Chàng mím môi lại, mắt lim dim. Mũi dùi sắc lạnh đâm vào da đau nhói, và máu tươi ứa ra. Chàng không thấy đau, chỉ thấy say sưa rạo rực như đang hăng máu trên chiến trường. Hoài Văn nói: – Thích cho thật sâu vào, cho hai chữ ấy không bao giờ mờ được. Các tốp khác, người ta cũng đang thích chữ Sát Thát vào cánh tay cho nhau. Khắp trại, anh em đổ đến mỗi lúc một đông, họ cởi áo, tranh nhau chìa cánh tay xin được thích trước. Hai chữ Sát Thát đã hiện trên cánh tay đỏ ngầu của Hoài Văn, như hai đoá hoa nở rộ chào ánh sáng ban ngày đã len tới lúc nào không biết (Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Nguyễn Huy Tưởng, NXB Kim Đồng, 2010) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền thuyết B. Truyện ngắn C. Truyện lịch sử D. Văn bản nghị luận Câu 2. Truyện kể về sự việc gì, ở thời đại nào? A. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dựng cờ, dấy binh, thời nhà Trần. B. Quân của Trần Quốc Toản hội sư tại Vạn Kiếp, thời nhà Trần. C. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản giải vậy cho Chiêu Vương, thời nhà Trần. D. Đội quân của Trần Quốc Toản khắc lên tay hai chữ “Sát Thát”, thời nhà Trần. Câu 3. Sự việc nào không có trong đoạn trích trên? A. Trần Quốc Toản được dựng cờ, chiêu binh. B. Trần Quốc Toản, tướng già nghiên cứu binh thư. C. Quân sĩ luyện tập thâu đêm suốt sáng. D. Tướng, quân cùng khắc chữ “Sát Thát”. Câu 4. Những nhân vật có thực trong lịch sử có mặt trong đoạn trích: A. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Chiêu Vương. B. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. C. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, vị tướng già. D. Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Toản. Câu 5. Đâu không phải từ tượng thanh được sử dụng trong văn bản? A. nhộn nhịp B. rì rầm C. ầm ầm D. tù mù Câu 6. Dòng nào nói lên đặc điểm nghệ thuật, mục đích của các câu văn in đậm? A. Liệt kê, nhịp ngắn, nhanh thể hiện không khí luyện tập khẩn trương. B. Liệt kê, nhịp ngắn, chậm thể hiện sự luyện tập bền bỉ.
- C. Liệt kê, ẩn dụ thể hiện không khí luyện tập khẩn trương. D. Liệt kê, nhân hóa nhịp ngắn, nhanh thể hiện không khí luyện tập khẩn trương. Câu 7. Đoạn cuối văn bản kể về việc gì? Sự việc ấy có vai trò như thế nào? A. Trần Quốc Toản khắc chữ “Sát Thát” lên tay. Có vai trò quan trọng thể hiện không khí rực lửa căm thù giặc của toàn văn bản. B. Tướng, quân cùng khắc chữ “Sát Thát” lên tay. Có vai trò quan trọng thể hiện không khí rực lửa căm thù giặc của toàn văn bản. C. Quân sĩ khắc chữ “Sát Thát” lên tay. Có vai trò quan trọng thể hiện không khí rực lửa căm thù giặc của toàn văn bản. D. Vị tướng già khắc chữ “Sát Thát” lên tay. Có vai trò quan trọng thể hiện không khí rực lửa căm thù giặc của toàn văn bản. Câu 8. Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Khắc họa nhân vật Trần Quốc Toản. B. Ngợi ca tinh thần chống giặc của đội quân “Phá cường địch báo Hoàng ân”. C. Tố cáo tội ác của quân xâm lược. D. Ngợi ca binh thư của Trần Quốc Tuấn. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Văn bản “Sát Thát” có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Hãy chỉ rõ một số biểu hiện cơ bản của cốt truyện đó. Câu 10. Sau khi đọc văn bản, em rút ra bài học gì từ những tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm? (Nêu ít nhất 02 bài học cụ thể.) II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật mà em đã đọc. Hết
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 8 Ngày thi: 03/11/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ DỰ PHÒNG Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,25 2 B 0,25 3 A 0,25 4 B 0,25 5 D 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 B 0,25 – Cốt truyện đơn tuyến. 1,0 I – Chỉ tập trung phản ánh một mảng hiện thực: khung cảnh 1,0 9 tập luyện hăng say, hừng hực khí thế giết giặc tại lều trại của Trần Quốc Toản chỉ huy. HS nêu ít nhất 02 bài học, mỗi ý đúng 1,0 điểm. Gợi ý: - Có tinh thần yêu nước bằng cách giữ gìn văn hoá, bản sắc, 10 vị thế của dân tộc 2,0 - Thế hệ trẻ phải cố gắng học tập, tu dưỡng để có thể cống hiến cho đất nước . VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,5 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Phân tích một tác phẩm văn học (một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật) c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng II tốt phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp biểu cảm đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ, nêu 0,5 ý kiến chung về bài thơ. - Phân tích đặc điểm nội dung: 1,25 + Phân tích hình tượng thơ (thiên nhiên, con người) + Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ
- + Khái quát chủ đề của bài thơ - Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật 0,75 + Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật. + Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, ngụ tình + Nghệ thuật trong sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc câu thơ, BPTT) - Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về chuyến đi; có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Chu Huyền Thương