Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Phần II( 3,5 điểm):

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Học vấn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi gười chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.”

(Theo Cho đi là mãi mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Từ nội dung của đoạn trích, em hãy cho biết vì sao lại phải không ngừng học hỏi trong cuộc sống?

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.

pdf 2 trang Lưu Chiến 12/07/2024 3980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_202.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học: 2023- 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 8/11/2023 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. (6.5 điểm). Đọc bài thơ "Bạn đến chơi nhà: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta! (Nguyễn Khuyến) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và thực hiện yêu cầu: Câu 1: Thể thơ nào được sử dụng trong bài "Bạn đến chơi nhà" ? A. Thất ngôn bát cú C. Lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt D. Năm chữ Câu 2: Cách ngắt nhịp của bài thơ là: A. Nhịp 3/2/2 C. Nhịp 4/3 B. Nhịp 5/2 D. Nhịp 2/2/3 Câu 3: Từ câu thơ thứ hai đến câu thứ sáu, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì? A. Miêu tả cảnh nghèo của mình B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình C. Không muốn tiếp đãi bạn D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc Câu 4: Nhận xét nào đúng về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà"? A. Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường B. Tình bạn mưu lợi, vì mục đích cá nhân. C. Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất D. Cả A và B,C đều đúng Câu 5. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay.” (Chạy tây - Nguyễn Đình Chiểu) Câu 6 . Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu phân tích bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến để thấy được tình bạn chân thành, thắm thiết của nhà thơ. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình (Chú thích rõ yêu cầu).
  2. Phần II( 3,5 điểm): Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi: “Học vấn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi gười chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.” (Theo Cho đi là mãi mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. Từ nội dung của đoạn trích, em hãy cho biết vì sao lại phải không ngừng học hỏi trong cuộc sống? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi. Hết