Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc (Có đáp án)

Câu 1: Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào?

A. Nhóm máu O. C. Nhóm máu AB.

B. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B.

Câu 2: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?

A. Axit axetic. B. Axit acrylic. Câu 3: Màng xương có chức năng C. Axit malic. D. Axit lactic.

A. giúp xương giảm ma sát. C. giúp xương to ra về bề ngang.

B. tạo ra mô xương xốp. D. giúp xương dài ra.

Câu 4: Xương trẻ nhỏ gãy thì mau liền hơn người già vì

A. thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng. C. chưa có thành phần khoáng chất

B. thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng. Câu 5: Môi trường trong cơ thể gồm D. chưa có thành phần cốt giao.

A. nước mô, các tế bào máu và kháng thể. C. máu, nước mô và bạch cầu.

B. huyết tương, các tế bào máu và kháng thể. D. máu, nước mô và bạch huyết.

Câu 6: Tiêm vacxin giúp con người

A. tạo miễn dịch tự nhiên. C. tạo miễn dịch bẩm sinh.

B. tạo miễn dịch nhân tạo. D. tạo miễn dịch tập nhiễm.

pdf 4 trang Lưu Chiến 22/07/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN SINH HỌC 8 Năm học: 2021 – 2022 Thời gian làm bài 45 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 01/11/2021 . Trắc nghiệm: (10 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau. Câu 1: Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào? A. Nhóm máu O. C. Nhóm máu AB. B. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B. Câu 2: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào? A. Axit axetic. B. Axit acrylic. C. Axit malic. D. Axit lactic. Câu 3: Màng xương có chức năng A. giúp xương giảm ma sát. C. giúp xương to ra về bề ngang. B. tạo ra mô xương xốp. D. giúp xương dài ra. Câu 4: Xương trẻ nhỏ gãy thì mau liền hơn người già vì A. thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng. C. chưa có thành phần khoáng chất B. thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng. D. chưa có thành phần cốt giao. Câu 5: Môi trường trong cơ thể gồm A. nước mô, các tế bào máu và kháng thể. C. máu, nước mô và bạch cầu. B. huyết tương, các tế bào máu và kháng thể. D. máu, nước mô và bạch huyết. Câu 6: Tiêm vacxin giúp con người A. tạo miễn dịch tự nhiên. C. tạo miễn dịch bẩm sinh. B. tạo miễn dịch nhân tạo. D. tạo miễn dịch tập nhiễm. Câu 7: Tế bào không có nhân, hình đĩa, lõm 2 mặt và có thể vận chuyển và trao đổi khí O2 và CO2 là tế bào A. bạch cầu. B. tiểu cầu. C. nơron. D. hồng cầu. Câu 8: Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dẹt? A. Xương hộp sọ. B. Xương cột sống. C. Xương cổ chân. D. Xương đùi. Câu 9: Xương nào sau đây có nhiều đặc điểm khác với các xương còn lại? A. Xương cánh tay. B. Xương cẳng tay. C. Xương đùi. D. Xương sọ Câu 10: Phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lí thông tin nằm ở đâu? A. Trụ não. B. Bán cầu não trái. C. Tiểu não. D. Tủy sống. Câu 11: Trong tế bào, Riboxom có vai trò A. tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng. B. thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm. C. tham gia quá trình phân chia tế bào. D. là nơi tổng hợp prôtêin. Câu 12: Sự mềm dẻo của xương có được nhờ thành phần cấu tạo nào sau đây? A. Nước. B. Ôxi. C. Chất cốt giao. D. Chất khoáng.
  2. Câu 13: Loại bạch cầu nào có chức năng tiết protein đặc hiệu để phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh? A. Bạch cầu trung tính. C. Bạch cầu limphô B. B. Bạch cầu mônô. D. Bạch cầu limphô T. Câu 14: Đặc điểm chỉ có ở bộ xương người mà không có ở các loài động vật khác là A. xương cột sống hình cung. C. lồng ngực phát triển rộng ra hai bên. B. bàn chân phẳng. D. xương đùi bé. Câu 15: Chức năng của hệ tiêu hóa là A. vận động cơ thể. B. trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường. C. lọc thải các chất dư thừa, giữ ổn định môi trường trong cơ thể. D. tiếp nhận, biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể. Câu 16: Nhóm máu nào trên hồng cầu không có kháng nguyên A, B và trong huyết tương có kháng thể α, β? A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu A. C. Nhóm máu B. D. Nhóm máu AB. Câu 17: Bộ xương người được chia thành mấy phần? A. 2 phần: đầu và thân. C. 3 phần: đầu, thân và các chi. B. 3 phần: đầu, thân và chân. D. 3 phần: đầu, cổ và thân. Câu 18: Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch? A. Bệnh nước ăn chân . C. Bệnh tay chân miệng. B. Bệnh thấp khớp. D. Bệnh á sừng. Câu 19: Cơ sẽ duỗi tối đa trong trường hợp nào sau đây? A. Viêm cơ. B. Xơ cơ. C. Liệt cơ. D. Co cơ. Câu 20: Cột sống người gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và A. cong ở 4 chỗ, tạo thành 2 chữ S. C. cong ở 4 chỗ, tạo thành 1 chữ S. B. cong ở 3 chỗ, tạo thành 2 chữ S. D. cong ở 3 chỗ, tạo thành 1 chữ S. Câu 21: Ở người già, xương xốp giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương diễn ra rất chậm, không chắc chắn vì các tế bào xương của người già A. phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm. B. tái tạo quá nhanh, tỉ lệ chất khoáng quá nhiều. C. phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ chất khoáng tăng. D. tái tạo nhanh hơn sự phân hủy, tỉ lệ cốt giao giảm. Câu 22: Để hưởng ứng ngày hiến máu nhân đạo, thầy Tuấn đã ra phường Thượng Thanh để đăng kí hiến máu. Theo quy định về hiến máu nhân đạo thì lượng máu đem hiến không quá 1/10 lượng máu trong cơ thể. Vậy lượng máu tối đa thấy Tuấn có thể hiến là bao nhiêu? (Biết rằng thầy Tuấn nặng 65kg và nam giới có 80ml máu/kg) A. 520ml. B. 450ml. C. 250ml. D. 300ml. Câu 23: Nhóm máu nào dưới đây có cả 2 kháng nguyên A và B trên hồng cầu? A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu B. C. Nhóm máu O. D. Nhóm máu AB.
  3. Câu 24: Khi bị ong chích, thì nọc độc của ong được xem là A. chất kháng sinh. B. kháng thể. C. kháng nguyên. D. protein độc. Câu 25: Cơ chế chìa khoá và ổ khoá trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người là A. kháng nguyên - kháng thể. C. kháng sinh - kháng thể. B. kháng nguyên - kháng sinh. D. vi khuẩn - prôtêin độc. Câu 26: Cơ quan nào sau đây không nằm trong khoang bụng? A. Tim. B. Ruột. C. Buồng trứng. D. Bóng đái. Câu 27: Mô thần kinh có chức năng A. bảo vệ, hấp thụ và tiết. B. co và dãn. C. nâng đỡ, liên kết các cơ quan. D. tiếp nhận, xử lí thông tin, điều khiển hoạt động của các cơ quan. Câu 28: Vì sao xương động vật hầm (đun sôi lâu) thì bở A. khi hầm phần cốt giao bị phân hủy, xương chỉ còn muối khoáng. B. khi hầm muối khoáng bị phân hủy, xương chỉ còn phần cốt giao. C. nước xâm nhập vào làm tan muối khoáng trong xương nên xương. D. nhiệt độ cao làm khoảng cách giữa các mô xương dãn ra. Câu 29: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? A. 75% B. 60% C. 45% D. 55% Câu 30: Cho các hiện tượng sau (1) Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại. (2) Đèn sáng chiếu vào mắt thì đồng tử (con ngươi) co lại. (3) Thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt. (4) Chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cây cụp lại. (5) Khi nghe có tiếng người gọi tên mình, người ta ngoảnh đầu về hướng gọi. Những hiện tượng là phản xạ: A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (5).
  4. PHÒNG GD - ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN SINH HỌC 8 Năm học: 2021 – 2022 Thời gian làm bài 45 phút Trắc nghiệm: (10 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1/3 điểm. ĐỀ CHÍNH THỨC: 1. C 2. D 3. C 4. B 5. D 6. B 7. D 8. A 9. D 10. D 11. D 12. C 13. D 14. C 15. D 16. A 17. C 18. B 19. C 20. A 21. A 22. A 23. D 24. C 25. A 26. A 27. D 28. A 29. D 30. A BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Kí duyệt Kí duyệt Lê Thị Ngọc Anh Khổng Thu Trang Nguyễn Thị Ngọc