Đề kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề - Mã đề 03

Câu 1. Kế hoạch chi tiêu là gì?

A. Là các khoản thu nhập của gia đình dùng để chi tiêu hàng ngày.

B. Là xác định các tài khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.

C. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai.

D. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.

Câu 2. Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?

A. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống.

B. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái.

C. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình.

D. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm.

Câu 3. Đâu là một cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dưới đây?

A. Lên danh sách trước khi mua sắm.

B. Vay thêm tiền để thay điện thoại đời mới.

C. Thích cái gì là phải mua bằng được.

D. Không có nhu cầu vẫn mua hàng giảm giá.

Câu 4. Tình huống nào dưới đây thể hiện đúng trong việc phòng chống bạo lực gia đình?

A. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị T vẫn nín nhịn.

B. Chị V nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.

C. Thấy bố tức giận, B vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

D. Chị X thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.

Câu 5. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Khi chi tiêu không cần lập kế hoạch.

B. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí.

C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu.

D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo.

docx 3 trang Lưu Chiến 03/07/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề - Mã đề 03", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề - Mã đề 03

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 NĂM HỌC 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: /03/2024 Thời gian: 45 phút Mã đề 03 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Em hãy tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm trước câu trả lời đúng. Câu 1. Kế hoạch chi tiêu là gì? A. Là các khoản thu nhập của gia đình dùng để chi tiêu hàng ngày. B. Là xác định các tài khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình. C. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai. D. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình. Câu 2. Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào? A. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống. B. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái. C. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình. D. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm. Câu 3. Đâu là một cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dưới đây? A. Lên danh sách trước khi mua sắm. B. Vay thêm tiền để thay điện thoại đời mới. C. Thích cái gì là phải mua bằng được. D. Không có nhu cầu vẫn mua hàng giảm giá. Câu 4. Tình huống nào dưới đây thể hiện đúng trong việc phòng chống bạo lực gia đình? A. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị T vẫn nín nhịn. B. Chị V nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình. C. Thấy bố tức giận, B vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại. D. Chị X thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận. Câu 5. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Khi chi tiêu không cần lập kế hoạch. B. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí. C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu. D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo. Câu 6. Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào? A. Người mẹ hết mực yêu thương con cái. B. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình. C. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt. D. Người bố thường xuyên uống rượu. Câu 7. Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây? A. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình. B. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình. C. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình. D. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình. Câu 8. Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, bạn P muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của P chỉ có 100.000 đồng. Nếu là P, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ. Mã đề 03 – GDCD8 Trang 1
  2. B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh, ) tặng mẹ. C. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ. D. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ. Câu 9. Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây? A. Vay bạn tiền đến khi nào có thì trả. B. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh. C. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được. D. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng. Câu 10. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. Câu 11. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật? A. Giúp đỡ, lên tiếng bênh vực người bị bạo lực gia đình. B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra. C. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng nói hòa nhập với xã hội. D. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình. Câu 12. Bố bạn Y chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố Y cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng? Nếu là Y trong trường hợp này em sẽ làm gì? A. Mặc kệ và chịu đựng trong im lặng. B. Khuyên mẹ nên bỏ trốn cùng mình. C. Báo cáo với chính quyền địa phương để có biện pháp giúp đỡ. D. Nói với người thân của mẹ để họ đánh lại bố. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình? A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực. B. Là nguyên nhân dẫn đến nỗi đau cho người chứng kiến bạo lực. C. Góp phần phát triển xã hội văn minh hơn. D. Là nguyên nhân dẫn đến tan vỡ gia đình. Câu 14. P sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi P (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, P đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng. Nếu là bạn thân của P, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để giúp P? A. Khuyên P bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy. B. Khuyên P nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận. C. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình. D. An ủi P; khuyên P nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm. Câu 15. Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình? A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài xã hội. B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình. C. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học. D. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình. Câu 16. Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích. B. Để ra được các khoản tiền tiết kiệm. C. Tiền tiết kiệm bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng. D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc. Câu 17. Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không? A. Chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch chi tiêu. Mã đề 03 – GDCD8 Trang 2
  3. B. Có nhưng không đáng kể. C. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định. D. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu. Câu 18. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook, Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân. Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết. B. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình. C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”. D. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra. Câu 19. “Xác định các khoản cần chi” là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu? A. Bước thứ ba. B. Bước thứ nhất. C. Bước thứ hai. D. Bước thứ tư. Câu 20. Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây? A. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ. B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình. C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế. D. Những lời nói, thái độ gây tổn thương người khác. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) a. Em hãy nêu các bước lập kế hoạch chi tiêu? Hãy nêu 4 việc làm em đã làm thể hiện chi tiêu hợp lí và có kế hoạch? b. Có ý kiến cho rằng “Việc lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người có mức thu nhập bấp bênh” em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2: (2 điểm) Do nghi ngờ vợ có mối quan hệ khác với một đồng nghiệp ở cơ quan, trong những lần cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con xung quanh nghe thấy. Không chịu được hành động của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Không những thế, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ, photo, phát tán thư ở khu dân cơ nơi vợ chồng anh sống để nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị. a. Em có đồng tình với hành động của anh A không? Vì sao? b. Nếu là người thân trong gia đình anh A em sẽ làm gì trong tình huống này? Chúc các con làm bài đạt kết quả tốt Mã đề 03 – GDCD8 Trang 3