Đề kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
Câu 1. Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính được gọi là gì?
A. Thống kê tài chính. B. Kế hoạch chi tiêu cá nhân.
C. Thời gian biểu. D. Bản kê khai tài sản.
Câu 2. Trước khi quyết định mua hàng, chúng ta nên làm gì?
A. Khảo giá và chất lượng của những loại đồ muốn mua ở vài chỗ khác nhau
B. Tìm mua thứ đắt nhất để có hàng chất lượng tốt nhất.
C. Mua theo ý thích, không cần tìm hiểu
D. Tìm cửa hàng bán rẻ nhất để mua không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Câu 3. Nhân vật nào dưới đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí ?
A. Anh T dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu tặng vợ.
B. Anh T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.
C. Chị C dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
D. Mỗi tháng, bác S tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh. Câu 4. Có mấy bước lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 5. Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?
A. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.
B. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương.
C. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương.
D. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_h.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU MÔN: GDCD 8 NĂM HỌC 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 07/03/2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: Mã đề 801 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời Câu 1. Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính được gọi là gì? A. Thống kê tài chính. B. Kế hoạch chi tiêu cá nhân. C. Thời gian biểu. D. Bản kê khai tài sản. Câu 2. Trước khi quyết định mua hàng, chúng ta nên làm gì? A. Khảo giá và chất lượng của những loại đồ muốn mua ở vài chỗ khác nhau B. Tìm mua thứ đắt nhất để có hàng chất lượng tốt nhất. C. Mua theo ý thích, không cần tìm hiểu D. Tìm cửa hàng bán rẻ nhất để mua không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Câu 3. Nhân vật nào dưới đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí ? A. Anh T dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu tặng vợ. B. Anh T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau. C. Chị C dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. D. Mỗi tháng, bác S tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh. Câu 4. Có mấy bước lập kế hoạch chi tiêu cá nhân? A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 5. Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. B. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương. C. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương. D. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn. Câu 6. Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây? A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương. B. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế. C. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình. D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ. Câu 7. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân KHÔNG thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Giúp bản thân không bị stress vì tài chính. B. Đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình. C. Theo dõi tình trạng chi tiêu của bản thân. D. Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi tình huống. Câu 8. “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Vi phạm pháp luật. B. Bạo lực học đường. C. Bạo lực gia đình. D. Tệ nạn xã hội. Câu 9. Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích B. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng Mã đề 801 Trang 1/3
- C. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc Câu 10. Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình, chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây? A. Giải quyết bằng biện pháp tích cực. B. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí. C. Giấu giếm, bao che cho đối phương. D. Thông báo sự việc với người thân. Câu 11. Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào? A. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt D. Chi phát sinh Câu 12. Tại sao khi lập kế hoạch chi tiêu cá nhân đòi hỏi phải có những quy tắc thu chi cá nhân? A. Theo dõi tình trạng chi tiêu của bản thân. B. Định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch. C. Kiểm tra hiệu quả của kế hoạch. D. Thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn. Câu 13. Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình? A. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái. B. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”. C. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ. D. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K. Câu 14. Việc phòng chống bạo lực gia đình KHÔNG được Nhà nước quy định trong bộ luật nào dưới đây? A. Luật Trẻ em. B. Luật Hôn nhân và gia đình. C. Luật di sản văn hóa. D. Luật phòng chống bạo lực gia đình. Câu 15. Câu thành ngữ nào dưới đây có nội dung thể hiện chi tiêu hợp lý? A. Vung tay quá trán. B. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. C. Liệu cơm gắp mắm. D. Cơm thừa gạo thiếu. Câu 16. Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực thì sẽ có tâm lí như thế nào? A. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm. B. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái. C. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra. D. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình. Câu 17. Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì? A. Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch B. Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để C. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất D. Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu Câu 18. Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử chưa phù hợp khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình? A. Chị A tỏ thái độ và lời nói tiêu cực, thách thức khi hai vợ chồng tranh luận. B. Thấy bố tức giận, bạn C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại. C. Anh D xin lỗi vợ vì trong lúc say rượu anh đã thiếu kiềm chế, xúc phạm vợ. D. Bạn B nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí khi bị bố mẹ áp đặt, kiểm soát. Câu 19. Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình. Mã đề 801 Trang 2/3
- B. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức. C. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực. D. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. Câu 20. Nội dung nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình? A. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực. B. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực. C. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. D. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (2 điểm): Tại sao chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu cá nhân? Em hãy nêu các bước lập kế hoạch chi tiêu cá nhân? Câu 2 (2 điểm): Tình huống: Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái. Theo em, A là nạn nhân của hình thức bạo lực gia đình nào? Nếu là A, em sẽ làm gì? Câu 3 (1 điểm): Căn cứ vào các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta, em đồng tình hay không đồng tình với nhận định dưới đây? Vì sao? Bạo lực gia đình là chuyện nội bộ, không ảnh hưởng đến xã hội. HẾT Mã đề 801 Trang 3/3