Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự

Câu 1. Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?

A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.

B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.

C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.

D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.

Câu 2. Điền vào chỗ trống cho câu sau: “Nhiều vật sau khi cọ xát ………… các vật khác”.

A. có khả năng đẩy. B. có khả năng hút.

C. có khả năng hút hay đẩy. D. không có khả năng hút hay đẩy.

Câu 3. Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Vật a và c có điện tích trái dấu. B. Vật b và d có điện tích cùng dấu.

C. Vật a và c có điện tích cùng dấu. D. Vật a và d có điện tích trái dấu.

Câu 4. Chiều dòng điện trong mạch kín quy ước là:

A. chiều quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.

B. chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.

C. chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.

D. chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ diện đến cực âm của nguồn

điện

pdf 4 trang Lưu Chiến 03/07/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN KHTN 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2023 – 2024 ĐỀ 001 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 12/03/2024 A. TRẮC NGIỆM: 7,0 điểm Tô kín vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng đáp án đúng. Câu 1. Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin. B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm. C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa. D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. Câu 2. Điền vào chỗ trống cho câu sau: “Nhiều vật sau khi cọ xát các vật khác”. A. có khả năng đẩy. B. có khả năng hút. C. có khả năng hút hay đẩy. D. không có khả năng hút hay đẩy. Câu 3. Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Vật a và c có điện tích trái dấu. B. Vật b và d có điện tích cùng dấu. C. Vật a và c có điện tích cùng dấu. D. Vật a và d có điện tích trái dấu. Câu 4. Chiều dòng điện trong mạch kín quy ước là: A. chiều quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. B. chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. C. chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch. D. chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ diện đến cực âm của nguồn điện. Câu 5. Dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện? A. Pin B. Ắc – quy C. Máy phát điện D. Quạt điện Câu 6. Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? A. B. C. D. Câu 7. Tác dụng nào sau đây không phải là tác dụng của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng sinh lí D. Tác dụng khúc xạ Câu 8. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện? A. Chạy qua quạt làm cánh quạt quay. B. Chạy qua bếp điện làm bếp nóng lên. C. Chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên. D. Chạy qua cơ thể gây co giật các cơ. Câu 9. Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt vừa có tác dụng phát sáng?
  2. A. Bóng đèn điện dây tóc. B. Radio (máy thu thanh). C. Đèn LED. D. Ruột ấm điện. Câu 10. Ampe kế là dụng cụ để đo: A. cường độ dòng điện B. hiệu điện thế C. công suất điện D. điện trở Câu 11. Đơn vị đo của hiệu điện thế là: A. Vôn (V) B. Ampe (A) C. Kilometer (km) D. Niuton (N) Câu 12. Câu phát biểu nào dưới đây về nguồn điện là không đúng? A. Nguồn điện là nguồn tạo ra các điện tích. B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. C. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó. D. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín. Câu 13. Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai? A. 1,28A = 1280mA. B. 32mA = 0,32A. C. 0,35A = 350mA. D. 425mA = 0,425A. Câu 14. Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có số chỉ bằng 0? A. B. C. D. Câu 15. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của vật càng thấp. C. Giữa các phân tử có lực tương tác. D. Giữa các phân tử cấu tạo nên vật không có khoảng cách. Câu 16. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng? A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng. C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. D. Mọi vật đều có nhiệt năng. Câu 17. Nội năng của một vật là: A. tổng động năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 18. Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng lượng nào? A. Chỉ có thế năng. B. Chỉ có động năng. C.Chỉ có nội năng. D. Có cả động năng, thế năng và nội năng.
  3. Câu 19. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn loạn của các phân tử gây ra? A. Đường tan trong nước. B. Sự tạo thành gió. C. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. D. Sự khuếch tán của dung dịch copper sunfate vào nước. Câu 20. Đối lưu là: A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn. C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng. D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí. Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chất rắn nở ra khi lạnh đi, co lại khi nóng lên. B. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 22. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì: A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi. C. trọng lượng của vật giảm đi . D. trọng lượng của vật tăng lên. Câu 23. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 24. Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau? A. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng. B. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh. C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào. D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng. Câu 25. Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của đồ uống thấp hơn miệng chai hoặc miệng lon vì: A. để khi mở nút chai hoặc bật nắp lon, chất lỏng không bị tràn ra ngoài. B. để chất lỏng không chạm nút chai hoặc nắp lon. C. để khi vận chuyển, chất lỏng không bị sóng sánh rớt ra ngoài. D. để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon. Câu 26. Khớp xương tạo kết nối giữa các xương như thế nào để xương có khả năng chịu tải cao khi vận động? A. Kết nối linh hoạt giữa các xương. B. Kết nối kiểu đòn bẩy giữa các xương. C. Gắn kết chắc chắn giữa các xương. D. Kết nối kiểu khớp bất động. Câu 27. Ở cơ thể người, cơ quan nào sau đây nằm trong khoang bụng?
  4. A. Thực quản. B. Tim. C. Phổi. D. Dạ dày. Câu 28. Một vận động viên đang chạy marathon, nhóm các hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động? A. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận động. B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ sinh dục. C. Hệ vận động, hệ thần kinh, hệ bài tiết. D. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá. B. TỰ LUẬN: 3,0 điểm Câu 1 (1,0 điểm) Cho các thiết bị điện sau: 1 nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch và các dây nối. a. Vẽ sơ đồ mạch điện khi đèn sáng. b. Xác định chiều dòng điện có trong sơ đồ mạch điện trên. Câu 2 (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của việc luyện tập thể dục thể thao với sự phát triển hệ vận động? Là học sinh em hãy đề xuất phương pháp luyện tập thể dục thể thao phù hợp? Câu 3 (1,0 điểm) Tại sao muốn giữ cho nước chè xanh nóng lâu, người ta thường để ấm nước vào giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa? HẾT