Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đỗ Thị Phương Mai (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

(Ngữ văn 8, tập II, tr 19, NXBGD - 2007)

Câu 1 (1,5 điểm). Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung của đoạn thơ?

Câu 2 (1,0 điểm). Xét theo mục đích nói, câu thơ thứ ba trong đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Nêu tác dụng?

Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở hai câu thơ cuối trong đoạn thơ trên.

Câu 4 (1,0 điểm). Cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh “chiếc thuyền” trong hai câu thơ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu).

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm).

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em đã từng được đến tham quan.

docx 5 trang Lưu Chiến 08/07/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đỗ Thị Phương Mai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Đỗ Thị Phương Mai (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 22/03/2023 I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức Học sinh trình bày được những kiến thức về: - Văn học: Gồm các tác phẩm Quê hương (Tế Hanh), Khi con tu hú (Tố Hữu), Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) với các nội dung yêu cầu trình bày thông tin về tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản. - Tiếng Việt: các kiểu câu phân chia theo mục đích nói như câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến - Tập làm văn: văn thuyết minh (về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa). 2. Năng lực - Sáng tạo, tự học, trình bày khoa học. Khái quát trình bày kiến thức mạch lạc, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, viết bài văn. 3. Phẩm chất - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi học và làm bài. II. Ma trận đề kiểm tra Mức đô Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Cộng dụng cao Chủ đề I. Đọc - hiểu - Nhớ tên văn - Giải thích bản, tác giả, hoàn ý nghĩa nhan cảnh sáng tác của đề, văn bản. - Chỉ ra công - Nhận biết được dụng của các các kiểu câu chia kiểu câu chia theo mục đích theo mục nói. đích nói. - Phân tích giá trị của biện pháp, chi tiết nghệ thuật. - Cảm nhận nội dung của văn bản. Số câu 3/4 câu +1/3 câu 1/4 câu + 2/3 4 câu câu + 1 câu
  2. + 1 câu Số điểm 1,25 điểm 3,75 điểm 5,0 điểm II. Tạo lập văn Có bố cục đầy đủ Giới thiệu về Thuyết Diễn đạt bản 3 phần: MB, TB, đối tượng minh đối mạch lac KB thuyết minh. tượng trôi chảy; theo trình Liên hệ tự hợp lý thực tế. Số câu 1/4 câu 1/4 câu 1/4 câu 1/4 câu 1 câu Số điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 3,0 điểm 1,0 điểm 5,0 điểm Tổng số câu 3/4 câu +1/3 câu 1/4 câu + 2/3 1/4 câu 1/4 câu 5 câu + 1/4 câu câu + 1 câu + 1 câu + ¼ câu Tổng số điểm 1,75 điểm 4,25 điểm 3,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm
  3. PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 22/3/2023 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (Ngữ văn 8, tập II, tr 19, NXBGD - 2007) Câu 1 (1,5 điểm). Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 2 (1,0 điểm). Xét theo mục đích nói, câu thơ thứ ba trong đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Nêu tác dụng? Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở hai câu thơ cuối trong đoạn thơ trên. Câu 4 (1,0 điểm). Cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh “chiếc thuyền” trong hai câu thơ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu). Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm). Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em đã từng được đến tham quan. Chúc các em làm bài tốt
  4. PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 22/3/2023 Phần Câu Đáp án Điểm I. Đọc - - Bài thơ: Quê hương. 0,25 hiểu - Tác giả: Tế Hanh. 0,25 (5đ) 1 - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1939, lúc nhà thơ mới 0,5 (1,5đ) 18 tuổi đang học ở Huế. Bài thơ rút trong tập “Nghẹn ngào” (1939). - Nội dung đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về với không khí rộn 0,5 rã vui tươi, lòng biết ơn biển cả . - Kiểu câu trần thuật. 0,25 2 - Vì: là lời của những người dân chài để cảm tạ trời đã giúp mang đến 0,5 (1,0đ) một mẻ cá bội thu. - Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc biết ơn của người dân chài 0,25 *Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối: - Nhân hóa (im, mỏi, trở về, nằm - chiếc thuyền có trạng thái của người 0,25 dân chài) - Ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở từ "nghe") 0,25 3 Tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối đoạn: (1,5đ) - Các từ "im, mỏi, trở về, nằm "cho ta cảm nhận được phút giây thư giãn 0,25 của con thuyền vô tri trở nên sống động, có tâm hồn như con người. - Từ "nghe" thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế, con thuyền như 0,25 một cơ thể sống nhận biết được chất muối đang ngấm dần vào vào da thịt của mình Hai câu thơ cuối đoạn cho ta cảm nhận được hình ảnh thơ sinh động, 0,5 tâm hồn nhạy cảm của tinh tế của nhà thơ Tế Hanh. *Hình thức đoạn văn 0,25 *Nội dung: Cảm nhận vẻ đẹp của con thuyền ở hai câu cuối. - Hình ảnh “chiếc thuyền” trong đoạn thơ là một hình ảnh đẹp, gợi nhiều 0,25 liên tưởng. - Hình ảnh “chiếc thuyền” được xây dựng bằng các biện pháp tu từ nhân 0,25 4 hóa và ẩn dụ: (1,0đ) + Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền sau chuyến ra khơi vật lộn với sóng gió biển khơi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến con thuyền vô tri trở nên sống động, có hồn như con người. + Từ “nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình. => Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về 0,25 người dân chài ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài. Hai câu thơ cho ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu, sự gắn bó máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh. 1. Yêu cầu *Yêu cầu hình thức: 1,0
  5. - Bài làm đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Trình bày sạch II. Tạo (5,0đ) đẹp, chữ viết rõ ràng. Diễn đạt lưu loát, trôi chảy. Linh hoạt, sáng tạo lập văn trong trình bày, diễn đạt. bản *Yêu cầu về nội dung: (5đ) - Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh. 1,0 - Thân bài: + Giới thiệu khái quát về: vị trí địa lí, diện tích, phương tiện di chuyển 0,5 khi đi tham quan di tích; khung cảnh khái quát. + Nguồn gốc và lịch sử hình thành. 0,5 + Kiến trúc. 0,5 + Giá trị về lịch sử, văn hóa. 0,5 - Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh. Nêu cảm 1,0 nghĩ của bản thân về danh lam thắng cảnh. 2. Biểu điểm *Mức tối đa - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu. Giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh, giới thiệu được khái quát về: vị trí địa lí, diện tích, phương tiện di chuyển khi đi tham quan di tích, khung cảnh khái quát, nguồn gốc và lịch sử hình thành, kiến trúc và giá trị về lịch sử, văn hóa. *Mức chưa tối đa: - Điểm 3.5 - 4.75: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu. Còn mắc lỗi nhỏ về diễn đạt, về chính tả. - Điểm 2.0 - 3.25: Bài viết sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả. - Điểm 1.0 - 1.75: Bài viết chưa hoàn chỉnh về bố cục. Bài mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 0.25 - 0.75: Chỉ viết được một vài câu, không giới thiệu được đối tượng. *Mức không đạt - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề sai cả nội dung và phương pháp. BGH Tổ trưởng CM + GV ra đề Nguyễn Thị Thanh Thủy Đỗ Thị Phương Mai