Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thảo (Có đáp án)

I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TỰ NGUYỆN

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền

Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm

Cùng muôn trái tim ngất ngây hòa bình.

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời

Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời

Là người, xin một lần khi nằm xuống

Nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ.

(Trương Quốc Khánh)

* Trương Quốc Khánh ( 1947- 1999). Ông được sinh ra trong gia đình cách mạng ở xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông là một nhạc sĩ, một nhà báo, nhà biên kịch. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài hát “ Tự nguyện” được sáng tác trong phong trào “ Hát cho đồng bào tôi nghe” vào tháng 2 – 1968 sau khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Đây là thời kì mà hoạt động của thanh niên, sinh viên đòi hòa bình, chống cuộc chiến tranh phi nghĩa đều bị chính quyền ngụy o ép, đàn áp. Thế nhưng, chúng không ngăn nổi ý chí của thanh niên.

Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào?

A. Thể thơ 5 chữ C. Thể thơ 7 chữ

B. Tthể thơ 6 chữ D. Thể thơ tự do

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

  1. Nghị luận C. Tự sự
  2. Biểu cảm D. miêu tả
docx 17 trang Lưu Chiến 08/07/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thảo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thảo (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2023- 2024 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/3/2024 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức - Thơ tự do - Truyện ngắn - Tiếng Việt: Các biện pháp tu từ. Ngôi kể, tác dụng ngôi kể. - Tạo lập văn bản: Viết bài văn phân tích tác phẩm văn học. 2. Năng lực - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực sáng tạo: tự học, trình bày khoa học. Khái quát hình thành kiến thức mạch lạc, vận dụng kiến thức đac học và làm bài, viết bài. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân học sinh thực hiện, không sao chép hay nhìn bài của bạn.
  2. II. MA TRẬN- BẢNG ĐẶC TẢ 1.Ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Nội Tổng Kĩ dung/đơn % TT Mức độ nhận thức năng vị kiến điểm thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Thơ tự do/ hiểu Đoạn trích 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Viết bài văn cảm nhận về 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đoạn thơ/ đoạn trích) Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% II. Bảng đặc tả Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội Mức độ kiến thức, nhận thức Đơn vị kiến dung kĩ năng cần kiểm TT thức/kĩ Vận kiến tra, đánh giá Nhận Thông Vận năng dụng thức/kĩ biết hiểu dụng cao năng 1 ĐỌC Thơ tự do. Nhận biết: 3TN 4TN 2TL 0 10 HIỂU Tác phẩm - Nhận biết được 1TL truyện nhân vật trữ tình, chủ (Ngoài thể trữ tình trong bài SGK) thơ. Ngôi kể trong
  3. Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội Mức độ kiến thức, nhận thức Đơn vị kiến dung kĩ năng cần kiểm TT thức/kĩ Vận kiến tra, đánh giá Nhận Thông Vận năng dụng thức/kĩ biết hiểu dụng cao năng truyện. - Nhận biết được đề tài, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật trong thơ hiện đại, tác phẩm truyện. - Nhận biết được những hình ảnh tiêu biểu, trung tâm của bài thơ/ truyện. Thông hiểu: - Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, hình tượng trung tâm của bài thơ/ truyện. - Phân tích, lí giải được mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ/ truyện. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ/ truyện. - Hiểu và lí giải được vai trò, tác dụng của hình ảnh, biểu tượng đặc biệt là các yếu tố tượng trưng, siêu thực (nếu có) trong bài thơ/ truyện.
  4. Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội Mức độ kiến thức, nhận thức Đơn vị kiến dung kĩ năng cần kiểm TT thức/kĩ Vận kiến tra, đánh giá Nhận Thông Vận năng dụng thức/kĩ biết hiểu dụng cao năng - Phát hiện và lí giải được các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh trong bài thơ/ truyện. Vận dụng: - Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản thơ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm. - Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong bài thơ/ truyện. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản thơ/ truyện. - Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân. 2 LÀM Viết bài văn Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* 1*
  5. Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội Mức độ kiến thức, nhận thức Đơn vị kiến dung kĩ năng cần kiểm TT thức/kĩ Vận kiến tra, đánh giá Nhận Thông Vận năng dụng thức/kĩ biết hiểu dụng cao năng VĂN ghi lại cảm - Xác định được kiểu nghĩ về một bài bài thơ, - Giới thiệu tác giả, đoạn thơ tự tác phẩm, cảm xúc do và đoạn chung về bài thơ tự trích truyện. do. Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ và đoạn trích hoặc khía cạnh độc đáo mà đề bài đã nêu. - Lí giải được một số đặc điểm tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong tác phẩm. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu để bộc lộ cảm xúc về văn bản. - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).
  6. Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội Mức độ kiến thức, nhận thức Đơn vị kiến dung kĩ năng cần kiểm TT thức/kĩ Vận kiến tra, đánh giá Nhận Thông Vận năng dụng thức/kĩ biết hiểu dụng cao năng Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Tổng 3 TN 4TN, 11 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 100 Tỉ lệ chung 60 40 100
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 20/03/2024 MÃ ĐỀ 01 I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TỰ NGUYỆN Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người, tôi sẽ chết cho quê hương Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất ngây hòa bình. Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời Là người, xin một lần khi nằm xuống Nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ. (Trương Quốc Khánh) * Trương Quốc Khánh ( 1947- 1999). Ông được sinh ra trong gia đình cách mạng ở xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông là một nhạc sĩ, một nhà báo, nhà biên kịch. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài hát “ Tự nguyện” được sáng tác trong phong trào “ Hát cho đồng bào tôi nghe” vào tháng 2 – 1968 sau khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Đây là thời kì mà hoạt động của thanh niên, sinh viên đòi hòa bình, chống cuộc chiến tranh phi nghĩa đều bị chính quyền ngụy o ép, đàn áp. Thế nhưng, chúng không ngăn nổi ý chí của thanh niên. Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? A. Thể thơ 5 chữ C. Thể thơ 7 chữ B. Tthể thơ 6 chữ D. Thể thơ tự do Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Nghị luận C. Tự sự B. Biểu cảm D. miêu tả Câu 3. Trong bài thơ, tác giả không có ước nguyện hóa thân thành sự vật nào?
  8. A. Chim B. Mây C. Người D. Bướm Câu 4. Em hãy cho biết nội dung chính của văn bản trên? A.Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, sống ngay thẳng, vượt qua khó khăn gian khổ, cống hiến, hy sinh vì hòa bình, vì độc lập dân tộc. B.Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, sống cống hiến vì cuộc đời mọi người. C.Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, sốnglà phải hết mình, phải tận hưởng cuộc sống. D.Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, sống cho chính mình, không cần quan tâm đến người khác nghĩ gì, nói gì. Câu 5. Trong 4 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? A.Điệp cấu trúc, nhân hóa C.Điệp cấu trúc, liệt kê B.Điệp cấu trúc, ẩn dụ D.Điệp cấu trúc, hoán dụ. Câu 6. Câu thơ: “ Là người tôi sẽ chết cho quê hương” có ý nghĩa gì A.Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được hóa thân vào quê hương, đất nước. B.Thể hiện ước nguyện, mong ước của nhà thơ được sống cho bản thân mình. C.Thể hiện khát vọng, ước nguyện dâng hiến, hy sinh cả tính mạng vì quê hương, đất nước của nhà thơ cũng là của thế hệ thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ. D.Thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn được cống hiến vì đất nước. Câu 7. Ước nguyện cống hiến của nhà thơ trong bài thơ gần gũi với nội dung của bài thơ nào? A.Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải B.Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo C.Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm D.Đồng chí - Chính Hữu. Câu 8. Ý nào không đúng với ý nghĩa hình ảnh “ Bồ câu trắng” trong bài thơ? A.Biểu tượng cho khát vọng hòa bình. B.Biểu tượng cho tình thân ái, hữu nghị. C.Biểu tượng cho chiến tranh xâm lược. D.Biểu tượng cho tinh thần đoàn kết. Câu 9 (2 điểm). Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hình ảnh đóa hoa hướng dương trong khổ đầu văn bản? Câu 10 (2 điểm).Từ bài thơ hãy rút ra thông điệp ý nghĩa nhất cho bản thân về giá trị của sự sống và giải thích vì sao? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Tự nguyện” trong phần Đọc- hiểu
  9. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 – 2024 (Thời gian 90 phút) MÃ ĐỀ 01 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 B 0,25 3 D 0,25 4 A 0,25 5 C 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 C 0,25 Ý nghĩa của hình ảnh đóa hoa hướng dương trong khổ đầu của bài thơ là: 9 - Là loài hoa luôn hướng về phía mặt trời. 1,0 - Tượng trưng cho sự hòa bình và cho con người hướng 1,0 đến lí tưởng sống cao đẹp. Thông điệp ý nghĩa nhất: Cần có lí tưởng sống cao đẹp, 0,5 sống cống hiến cho quê hương, đất nước - Vì 10 + Khi chúng ta có lí tưởng sống cao đẹp, sống cống hiến 0,75 thì chúng ta sẽ có niềm tin vào cuộc sống để cuộc sống ý nghĩa hơn. + Chúng ta sẽ làm những điều có ích cho quê hương, đất 0,75 nước. II VIẾT 4,0 a.Yêu cầu hình thức ( 1,0) -Đảm bảo cấu trúc bài văn, có kết cấu đủ Mở bài, Thân 0,25
  10. bài và Kết bài. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Diễn đạt 0,25 lưu loát. - Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. 0,25 - Bài viết lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ. 0,25 b. Yêu cầu nội dung ( 3,0) Mở bài. - Giới thiệu tác giả Trương Quốc Khánh và bài thơ “ Tự 0,25 nguyện” - Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. Thân bài. Tập trung chia sẻ cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. * Về nội dung:( 1,75 điểm) - Mạch cảm xúc của bài thơ được phát triển từ những giả định “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng/Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương/Nếu là mây, tôi sẽ là một 0,25 vầng mây ấm/Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.” + Hình ảnh “ bồ câu trắng” gợi cho người đọc ấn tượng về biểu tượng đẹp cho khát vọng hòa bình, tình thân ái hữu nghị, tinh thần đoàn kết. “ Hoa hướng dương”- loài hoa luôn hướng về phía mặt trời mọc lại tượng trưng cho con 0,25 người hướng tới ánh sáng của Đảng là lý tưởng sống cao đẹp. “Vầng mây ấm” mang không khí ấm áp khắp đất trời. “ Là người, tôi sẽ chết cho quê hương”-> là sự hy sinh có ý nghĩa. + Điệp từ “ Nếu là”và liệt kê các sự vật: chim, hoa, mây, người vừa có tác dụng đưa ra những sự lựa chọn để nhân 0,25 vật trữ tình hướng tới, vừa là để nhấn mạnh khát khao cống hiến. Đồng thời còn gợi hình, gợi cảm cho lời thơ làm cho câu thơ trở nên sinh động giàu giá trị biểu đạt. + Đọc tiếp hai khổ sau của bài thơ, người đọc đồng cảm với tinh thần háo hức, phấn chấn bởi lời khẳng định dứt khoát sự lựa chọn tất cả ở khổ thơ thứ nhất là: chim, hoa, 0,25 mây, người nên nhân vật trữ tình đã có những hành động rất cụ thể : “Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm/ Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền/ Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm/ Cùng muôn trái tim ngất ngây hòa bình” và “Là mây, theo lán gió tung bay khắp trời/ Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời/ Là người, xin một lần khi nằm xuống/ Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ”. + Những câu thơ đều thể hiện lý tưởng sống có ích và 0,25 khát vọng cống hiến. Thậm chí trong thời điểm hiện tại cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra khốc liệt thì nhân vật trữ tình tiếp tục nối tiếp thế hệ cha ông từ nghìn xưa sẵn sàng khi “ Tổ quốc gọi- chúng tôi lên đường”. Nghĩa là sẵn sàng hy sinh, hiến dâng cả sinh mệnh của
  11. mình để dệt nên linh hồn oai hùng quê hương, đất nước. 0,25 + Đặc biệt là đặt hai câu thơ “ Là người, xin một lần khi nằm xuống/ Nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ” vào hoàn cảnh hiện tại của đất nước đáng có chiến tranh thì hai câu thơ đã gợi cho người đọc tinh thần “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cặp từ trái nghĩa “ Nằm xuống- đứng lên” nghĩa là một người chết để muôn người sống hạnh phúc, ấm no. Đây chính là một hành động yêu nước rất thiết thực- Một lý tưởng, một tinh thần cống hiến, xả thân hết sức cao đẹp. Thật xúc động và đáng trân trọng làm sao! 0,25 + Hơn nữa lý tưởng sống ấy đã lan truyền tới mọi người, mọi tầng lớp thanh niên ở hiện tại và mãi mãi khiến người đọc luôn trân trọng và tự hào. Đó cũng là quan niệm sống mà Tố Hữu đã đề cập “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” hay nhà thơ Thanh Hải cũng đã từng có 0,5 ước nguyện hiến cả cuộc đời cho quê hương, đất nước “ Một nốt trầm xao xuyến/Lặng lẽ dâng cho đời”. * Về nghệ thuật: ( 0,75 điểm) 0,25 - Tác giả sử dụng thể thơ tự do, giọng điệu tha thiết nhưng hùng hồn và dứt khoát; điệp từ, điệp cấu trúc câu có tác dụng nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt; Hình ảnh thơ phong phú giàu ý nghĩa biểu tượng; biện pháp liệt kê 0,25 được sử dụng thành công. => Thể hiện tấm lòng yêu nước tha thiết, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Kết bài. Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Viết đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 3 điểm. - Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 1,5 điểm - 2 điểm. - Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 1 điểm – 1,5 điểm. BGH duyệt TTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo
  12. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 20/03/2024 MÃ ĐỀ 02 I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Đọc đoạn trích sau: Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông Ta lớn lên bối rối một sắc hồng Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành “Tuổi của mụ” con nằm trong bụng mẹ
  13. Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi (Trích chương I Lời chào, trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974) * Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam, cảm hứng từ quê hương, con người và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận. Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam, về non sông, đất nước và về sứ mệnh của thế hệ mình xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Câu 1. Đoạn trích trên được làm theo thể thơ gì? A. Thể thơ tự do B.Thể thơ lục bát C.Thể thơ bảy chữ D.Thể thơ tám chữ Câu 2. Sắc hồng trong câu thơ Ta lớn lên bối rối một sắc hồng là của sự vật nào? A. Hoa mào gà B. Hoa phượng C. Chim sẻ D. Cánh diều Câu 3.Từ nào sau đây không phải từ láy? A. xao xuyến B. mênh mang C. thiếu thời D. bối rối Câu 4.Vì sao nhân vật trữ tình biết ơn những cánh sẻ nâu? A. Đã rút những vọng rơm vàng về kết C. Giúp ta biết quý yêu tháng ngày tổ tuổi trẻ B. Đã dạy ta với cánh diều, kéo về cả D. Giúp ta nhận ra mình đã lớn khôn sắc trời xanh Câu 5. Hiểu thế nào về cụm từ “tuổi của mụ”? A. Tuổi của mẹ C. Tuổi được tính từ trong bụng mẹ B. Tuổi trưởng thành D. Tuổi trẻ của mỗi người
  14. Câu 6. Câu thơ: “Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông ” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh C. Nhân hoá B. Nhân hoá và so sánh D. Ẩn dụ và so sánh Câu 7.Ý nào nhận xét không đúng về các hình ảnh được nhắc đến trong đoạn trích? A. Là những hình ảnh đẹp đẽ, trong sáng về những năm tháng tuổi niên thiếu B. Là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người C. Là những hình ảnh kì vĩ, lớn lao trong những năm tháng ta đã đi qua D. Là những hình ảnh gợi cảm xúc về thủa thiếu thời Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai khổ cuối đoạn trích? A. Điệp ngữ B. Nhân hóa C. Liệt kê D. So sánh Câu 9.(2 điểm). Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện qua đoạn trích. Câu 10.(2 điểm). Em hãy rút ra thông điệp ý nghĩa nhất từ đoạn thơ trên và lí giải? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trong phần ngữ liệu Đọc hiểu (Trích chương I Lời chào, trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm).
  15. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 – 2024 (Thời gian 90 phút) MÃ ĐỀ 02 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 B 0,25 3 C 0,25 4 B 0,25 5 C 0,25 6 D 0,25 7 C 0,25 8 A 0,25 Đoạn trích thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình: xao xuyến, bồi hồi và tiếc nuối về những tháng ngày thơ ấu 9 1,0 đẹp đẽ. Đồng thời cũng thể hiện niềm trân trọng đối với những điều bình dị, thân thuộc quanh mình và lòng biết ơn về 1,0 công lao sinh thành của mẹ. HS nêu 01 thông điệp và đưa ra lí giải về ý nghĩa của thông điệp đó. Có thể lựa chọn: Thông điệp về lòng biết 0,5 ơn; cần biết trận trọng những điều bình dị quanh mình, Ví dụ: - Thông điệp: Trong cuộc sống, mỗi người cần biết nuôi 10 dưỡng lòng biết ơn - Lí giải: + Lòng biết ơn giúp phát huy, kế thừa truyền thống tốt đẹp, 0,5 giúp con người sống có tình nghĩa, biết yêu thương, san sẻ, gắn kết giữa con người với con người. + Lòng biết ơn giúp con người hoàn thiện về nhân cách, 0,5
  16. hướng con người ta đến lối sống nghĩa tình, lành mạnh. 0,5 + Lòng biết ơn giúp gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. II VIẾT 4,0 a.Yêu cầu hình thức: ( 1 điểm) -Đảm bảo cấu trúc bài văn, có kết cấu đủ Mở bài, Thân bài và Kết bài. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Diễn đạt lưu 1,0 loát. - Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ.– - Bài viết lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ. b. Yêu cầu về nội dung: ( 3 điểm) Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo cảm nghĩ về bài thơ theo trình tự hợp lí: Mở bài: 0,25 Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích chương I Lời chào, trường ca Mặt đường khát vọng, - Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. Thân bài. Tập trung chia sẻ cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. * Về nội dung:( 1,75 điểm) - Xác định chủ đề, nội dung chính đoạn thơ: Đoạn trích thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình: xao xuyến, bồi hồi và tiếc nuối về những tháng ngày thơ ấu đẹp đẽ; đồng thời cũng thể hiện niềm trân trọng đối với những điều bình dị, 1,0 thân thuộc quanh mình và lòng biết ơn về công lao sinh thành của mẹ. - Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ: Đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã gieo cho ta những chiêm nghiệm, để từ đó thêm biết ơn và trân trọng những điều bé nhỏ, giản dị 0,75 quanh mình, thêm yêu quê hương, đất nước hơn. - Về nghệ thuật ( 1,25 điểm). + Chủ thể trữ tình: Xuất hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng “ta. Từ ngữ: sử dụng các từ ngữ bộc lộ tình cảm trực 0,25 tiếp: vô tư, xao xuyến, mênh mang, bối rối, biết ơn, quý yêu. Hình ảnh gần gũi, thân thuộc về những năm tháng niên thiếu tươi đẹp: màu mực tím, bèo lục bình, nét chữ thiếu thời, hoa phượng, những cánh sẻ nâu, cánh diều thơ
  17. nhỏ, sắc trời xanh, + Các phép tu từ: ẩn dụ nét chữ thiếu thời trôi nhanh; so 0,25 sánh (Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông; Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi, ), điệp ngữ biết ơn. Giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, lắng sâu, chiêm nghiệm. - Nêu tác dụng của thể thơ tự do: Thể thơ tự do với vần, 0,25 nhịp linh hoạt giúp nhà thơ thể hiện sâu sắc nỗi nhớ tuổi niên thiếu da diết – một tuổi thơ êm đềm, bình yên và lòng biết ơn đối với những điều giản dị quanh mình. Kết bài:Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Viết đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 3 điểm. - Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 1,5 điểm - 2 điểm. - Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 1 điểm – 1,5 điểm. BGH duyệt TTCM GV ra đề Đỗ Thị Phương Mai Lê Thị Thảo