Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngọc Thụy
Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia?
A. Tốt đẹp. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa.
Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác.
C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. địa phương này sang địa phương khác.
Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị
A. vật chất. B. tinh thần. C. của cải. D. tài sản
Câu 4: Đối với con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình
A. phát triển của mỗi cá nhân. B. hội nhập của đất nước.
C. duy trì hạnh phúc gia đình. D. thúc đẩy kinh tế - xã hội
Câu 5: Việc làm nào không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?
A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.
Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc?
A. Phong tục lỗi thời. B. Mọi hệ giá trị. C. Hủ tục lạc hậu. D. Giá trị tốt đẹp
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_ho.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngọc Thụy
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/10/2023 Thời gian làm bài: 45 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia? A. Tốt đẹp. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa. Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. đất nước này sang đất nước khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị A. vật chất. B. tinh thần. C. của cải. D. tài sản Câu 4: Đối với con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình A. phát triển của mỗi cá nhân. B. hội nhập của đất nước. C. duy trì hạnh phúc gia đình. D. thúc đẩy kinh tế - xã hội Câu 5: Việc làm nào không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc? A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc. B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu. C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống. Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc? A. Phong tục lỗi thời. B. Mọi hệ giá trị. C. Hủ tục lạc hậu. D. Giá trị tốt đẹp. Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng A. tính cách của các dân tộc. B. tư tưởng bá quyền của dân tộc. C. giá trị đồng tiền của dân tộc. D. dân số của mỗi dân tộc. Câu 8: Hành vi nào vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam? A. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. B. Con cháu kính trọng ông bà. C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau. D. Con cái đánh mắng cha mẹ Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động A. cần cù. B. sáng tạo. C. hết mình. D. hiệu quả. Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn A. tự ti, dựa dẫm B. lười biếng, thụ động C. suy nghĩ, tìm tòi D. dựa dẫm, lười nhác. Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng A. chờ đợi kết quả người khác. B. tìm tòi, cải tiến phương pháp. C. sao chép kết quả người khác. D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè Câu 12: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người A. ghen ghét và căm thù. B. tìm cách hãm hại. C. xa lánh và hắt hủi. D. yêu quý và tôn trọng Câu 13: Nếu thấy người bạn thân trong lớp chế giễu một em lớp dưới có màu da khác mình vì bố của em đó là người Châu Phi, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ như không thấy gì vì không muốn liên quan B. Cùng bạn chế giễu vì không thích người dân da đen
- C. Nhắc nhở bạn không làm như vậy, nếu sự việc tiếp diễn sẽ báo cáo với cô giáo D. Mắng bạn thiếu hiểu biết và không chơi với bạn đó nữa. Câu 14: Những nét riêng có thể kể đến của mỗi dân tộc là A. ngôn ngữ, trang phục, tập quán. B. cách tìm kiếm một địa chỉ. C. phong thái khi trò chuyện. D. ngôn ngữ. Câu 15: Dòng nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn B. Tấc đất tấc vàng C. Tôn sư trọng đạo D. Kính trên nhường dưới Câu 16: Việc làm nào không thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc? A. Tích cực, sáng tạo trong học tập và lao động sản xuất. B. Tự ti, xấu hổ về tiếng nói của dân tộc mình. C. Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, các giá trị văn hóa của dân tộc, D. Chủ động tham gia các hoạt động cộng dồng. Câu 17: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở: A. hình dáng, học thức, cách xử sự B. hình dáng bên ngoài, địa vị C. địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị. D. cách ứng xử văn hoá, giao tiếp khéo léo, tế nhị. Câu 18: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây? A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng. B. Được bổ sung kiến thức mới. C. Kết quả công việc ngày càng tăng. D. Hiệu quả công việc bị suy giảm. Câu 19: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi A. lao động tự giác B. lao động sáng tạo. C. lao động tự phát. D. lao động ép buộc Câu 20: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Việc làm này nhằm thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. B. Truyền thống nhân ái C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa PHẦN II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1. (2 điểm) Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc? Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Câu 2. (3 điểm)Cho tình huống : Anh An và chị Bình được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh An đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị Bình không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ. a. Em có nhận xét gì về việc làm của anh An và ý kiến của chị Bình? b. Nếu em là người cùng làm trong công ty, khi chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?