Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Tân Thắng (Có đáp án)

I. Phần đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:

Trưa hè - Bàng Bá Lân

Dưới gốc đa già, trong vũng bóng,

Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.

Ve ve rung cánh, ruồi say nắng;

Gà gáy trong thôn những tiếng dài.

Trời lơ cao vút không buông gió;

Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng,

Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa;

Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng.

Quán cũ nằm lười trong sóng nắng,

Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu

Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm…

Đứng lặng trong mây một cánh diều.

Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng;

Quả chín bâng khuâng rụng trước hè.

Vài cô về chợ buông quang thúng

Sửa lại vành khăn dưới bóng tre.

Thời gian dừng bước trên đồng vắng;

Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao.

Như mơ đường khói lên trời nắng;

Trường học làng kia tiếng trống vào.

(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2009)

Câu 1. Bài thơ Trưa hè được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát B. Sáu chữ

C. Bảy chữ D. Tự do

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ “Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.” ?

A. Ẩn dụ B. Nhân hóa

C. So sánh D. Hoán dụ

doc 4 trang Lưu Chiến 12/07/2024 4160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Tân Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Tân Thắng (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS TÂN THẮNG MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới: Trưa hè - Bàng Bá Lân Dưới gốc đa già, trong vũng bóng, Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai. Ve ve rung cánh, ruồi say nắng; Gà gáy trong thôn những tiếng dài. Trời lơ cao vút không buông gió; Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng, Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa; Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng. Quán cũ nằm lười trong sóng nắng, Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm Đứng lặng trong mây một cánh diều. Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng; Quả chín bâng khuâng rụng trước hè. Vài cô về chợ buông quang thúng Sửa lại vành khăn dưới bóng tre. Thời gian dừng bước trên đồng vắng; Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao. Như mơ đường khói lên trời nắng; Trường học làng kia tiếng trống vào. (Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2009) Câu 1. Bài thơ Trưa hè được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Sáu chữ C. Bảy chữ D. Tự do Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ “Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.” ? A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. So sánh D. Hoán dụ Câu 3. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào? A. Một hành động khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả
  2. B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả Câu 4. Trong khổ thơ thứ nhất, hình ảnh nào dưới đây là tín hiệu đặc trưng của mùa hè? A. Gốc đa già B.Ve rung cánh C. Gà gáy D. Đàn trâu Câu 5. Các từ “bà’, “cô” được sử dụng trong các dòng thơ “Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu” và “Vài cô về chợ buông quang thúng” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào? A. Bông đùa B. Giễu cợt C.Trang trọng D. Thân mật Câu 6. Nhận xét nào đúng về cách miêu tả trưa hè trong hai khổ thơ đầu? A. Cảnh được miêu tả theo không gian từ gần đến xa. B. Cảnh được miêu tả theo không gian từ xa đến gần C. Cảnh được miêu tả theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại D. Cảnh được miêu tả theo thời gian từ hiện tại đến quá khứ Câu 7. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A.Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 8. Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ? A. Nỗi niềm cảm thương của tác giả trước những vất vả, khó nhọc của người dân quê. B. Cảm xúc khó chịu, ngột ngạt của tác giả trước không gian trưa hè oi ả ở vùng quê. C. Niềm vui của nhà thơ trước vẻ đẹp của con người lao động giữa trưa hè. D. Tình yêu, sự gắn bó tha thiết của tác giả dành cho thiên nhiên, con người nơi vùng quê. Câu 9. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu thơ: " Quán cũ nằm lười trong sóng nắng". Câu 10. Cảm nhận của em về bức tranh trưa hè trong bài thơ. II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn kể về một chuyến đi để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 - Phép tu từ: nhân hóa 0,25 - Tác dụng: + Làm cho câu thơ sinh động, gọi hình, gợi cảm 0,25 + Làm nổi bật cảnh vật ban trưa yên lặng, vắng vẻ 0,25 + Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả 0,25 10 - HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng nêu được nhận xét về 1,0 bức tranh trưa hè tại miền quê của tác giả. Ví dụ: + Bức tranh trưa hè được miêu tả qua những hình ảnh đặc trưng. Những hình ảnh mộc mạc, giản dị ấy đã gợi nên một không gian vắng vẻ, yên tĩnh như ngưng đọng. + Bức tranh trưa hè yên bình, mang đậm hồn quê đã cho thấy tài năng, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: Mở bài nêu được nêu tên một 0,25 chuyến đi có ý nghĩa mà em đã tham gia; thân bài kể lại được chi tiết về một chuyến đi hay theo một trình tự thống nhất; kết bài nêu được ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia chuyến đi. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em ấn tượng sâu sắc. c. Triển khai nội dung bài viết thành các đoạn văn Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn tự sự kể lại một chuyến đi * Mở bài: Giới thiệu về một chuyến đi để lại trong em ấn 0,5
  4. tượng sâu sắc * Thân bài: Lần lượt kể lại chuyến đi theo trình tự nhất định: 0,25 - Nêu mục đích của chuyến đi, lí do em tham gia chuyến đi đó. 0,25 - Kể về hình thức tổ chức hoạt động của chuyến đi (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, ). 1,0 - Kể về quá trình tiến hành chuyến đi (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc). 0,5 - - Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi (về vật chất và về tinh thần) Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại. 0,5 * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia chuyến đi d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, phát hiện tinh tế; 0,25 giọng văn mang đậm cá tính của người viết.