Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

PHẦN I. (3,5 điểm)                         

         Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mắt bạn hỏi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không?

Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

- Tất nhiên là có chứ.

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Có.

- Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không?

- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi?

- Đây tiền đây, - Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay – chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ lại về cuộc phiêu lưu trên, Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước…”

                                               (Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)

Câu 1. Văn bản trên kể về chuyện gì? Qua câu chuyện, em thấy được những phẩm chất đáng quý nào của Bác Hồ? (0,75 điểm)

Câu 2. Xác định một câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản trên và chỉ rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn đó. Cho biết câu nghi vấn đó được dùng để làm gì? (0,75 điểm)

Câu 3. Từ nội dung câu chuyện trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận  khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự lập trong cuộc sống của thế hệ trẻ hiện nay. (2 điểm)

doc 4 trang Ánh Mai 23/02/2023 5480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2021 – 2022 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Nội dung Thấp Cao I. Văn bản - Xác định - Khái quát được Viết đoạn văn “Kể chuyện được nội phẩm chất của nghị luận xã hội Bác Hồ” dung chính Bác Hồ về vai trò của của câu tinh thần tự lập chuyện. trong cuộc sống - Xác định - Chỉ ra dấu hiệu câu nghi vấn và chức năng của trong đoạn câu nghi vấn Số câu 2 2 1 Số điểm 0,5đ 1,0đ 2,0 đ Tỉ lệ 5% 10 % 20% - Chép thuộc - Xác định và nêu - Viết đoạn văn lòng đoạn tác dụng của biện diễn dịch phân thơ. pháp tu từ nhân tích đoạn thơ. II. Văn bản - Tên tác hóa và so sánh - Sử dụng hợp lý “Quê hương” phẩm, tác - Kể tên tác phẩm 1 thán từ và 1 giả, hoàn củng thể thơ, tên câu ghép trong cảnh sáng tác giả đoạn văn tác. Số câu 2 2 1 Số điểm 1,5 đ 1,5 3,5đ Tỉ lệ 15% 15% 35% KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút
  2. PHẦN I. (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mắt bạn hỏi: - Anh Lê, anh có yêu nước không? Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời: - Tất nhiên là có chứ. - Anh có thể giữ bí mật không? - Có. - Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không? - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi? - Đây tiền đây, - Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay – chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ lại về cuộc phiêu lưu trên, Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa. Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước ” (Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980) Câu 1. Văn bản trên kể về chuyện gì? Qua câu chuyện, em thấy được những phẩm chất đáng quý nào của Bác Hồ? (0,75 điểm) Câu 2. Xác định một câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản trên và chỉ rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn đó. Cho biết câu nghi vấn đó được dùng để làm gì? (0,75 điểm) Câu 3. Từ nội dung câu chuyện trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự lập trong cuộc sống của thế hệ trẻ hiện nay. (2 điểm) PHẦN II. (6,5 điểm) Cho câu thơ sau: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” Câu 1. Em hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 2. Cho biết những câu thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. (1,0 điểm) Câu 3. Trong hai câu cuối của đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những phép tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó. (1,0 điểm) Câu 4. Dựa vào đoạn thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ nhận định: “Khổ thơ thứ hai của bài thơ đã tái hiện một cách sinh động cảnh dân làng chài ra khơi đánh cá”. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một câu ghép và một thán từ (gạch dưới, chỉ rõ câu ghép và thán từ ). (3,5 điểm) Câu 5. Hãy nêu tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 8 đã học có cùng thể thơ với bài thơ trên và ghi rõ tác giả. (0,5 điểm) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: Ngữ văn 8 Năm học: 2021– 2022
  3. PHẦN I. (3,5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Học sinh nêu được: (0,75 điểm) - Văn bản kể chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 0,25 đ - Phấm chất của Bác: + Có lòng yêu nước, muốn cứu giúp đồng bào. 0,25 đ + Có ý chí và tinh thần tự lập cao, không ngại khó khăn gian khổ. 0,25 đ - HS có thể có cách diễn đạt khác mà vẫn đúng ý thì vẫn cho điểm tối đa. 2 Học sinh nêu được: (0,75 điểm) - 1 câu nghi vấn trong số 5 câu có trong văn bản. 0,25 đ - Chỉ rõ các từ ngữ nghi vấn ứng với mỗi câu. VD: có không, 0,25 đ không, đâu, chứ. - Xác định chức năng các câu nghi vấn: dùng để hỏi 0,25 đ 3 Học sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo yêu (2,0 điểm) cầu: 0,5 đ * Về hình thức: Đoạn văn nghị luận (tự chọn kiểu lập luận), có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, độ dài theo qui định, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả 1,5 đ * Về nội dung: - Nêu khái niệm, quan điểm về tinh thần tự lập - Biểu hiện của tính tự lập (tích cực, tiêu cực) - Vai trò ý nghĩa của tính tự lập trong cuộc sống - Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động * Lưu ý: - Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. - Đoạn văn quá dài, quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0,25 PHẦN II. (6,5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - HS chép đầy đủ chính xác 6 câu thơ 0,5 đ (0, 5 điểm) (Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 đ) 2 - Nêu được tên bài thơ: Quê hương 0,25 đ (1,0 điểm) - Tác giả: Tế Hanh 0,25 đ - Hoàn cảnh sáng tác: 1939, khi tác giả xa quê ra Huế học 0,5 đ 3 - HS chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối của đoạn (1,0 điểm) thơ: 0,25 đ + So sánh cánh buồm với mảnh hồn làng 0,25 đ + Nhân hóa: rướn thân trắng, thâu góp gió - Tác dụng: Làm cho cánh buồm vừa có hình vừa có hồn, trở 0,5 đ thành biểu tượng của làng chài, mang trong mình mơ ước của người dân chài. Hình ảnh nhân hóa: thể hiện vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn. 4 Học sinh viết được đoạn văn đúng yêu cầu: (3,5 điểm) - Về hình thức: 0,5 đ + Đoạn văn diễn dịch, có câu chủ đề ở đầu đoạn văn, diễn đạt
  4. mạch lạc. + Độ dài: 12 câu (cộng/trừ 1-2 câu) + Kiến thức tiếng Việt: Sử dụng hợp lý một thán từ và một câu 0,5 đ ghép (gạch dưới, chỉ rõ) - Về nội dung: làm sáng tỏ câu chủ đề: “Khổ thơ thứ hai của 2,5 đ bài thơ đã tái hiện một cách sinh động cảnh dân làng chài ra khơi đánh cá”. - Họ ra khơi khi thời tiết đẹp, trời yên biển lặng - Hình ảnh “dân trai tráng” gợi vẻ đẹp khỏe mạnh, trẻ trung - Hình ảnh so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã gợi hình ảnh con thuyền lướt nhanh trên sóng - Các từ “hăng”, “phăng”, “vượt” gợi khí thế hăng hái của người dân chài - Hình ảnh so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng: cánh buồm vừa có hình vừa có hồn, trở thành biểu tượng của làng chài, mang trong mình mơ ước của người dân chài. - Nghệ thuật nhân hóa: rướn thân trắng thể hiện vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn. 5 - Bài thơ có cùng thể thơ: Nhớ rừng 0,25 đ (0,5 điểm) - Tác giả: Thế Lữ 0,25 đ GV căn cứ vào bài làm của học sinh ra các mức điểm cụ thể