Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)

I: PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

              “Năm nay đào lại nở

                Không thấy ông đồ xưa.

                Những người muôn năm cũ

                Hồn ở đâu bây giờ ?”

(Ngữ văn 8 - tập 2)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5đ) 

Câu 2: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? (0,5đ)

Câu 3: Xác định câu nghi vấn trong khổ thơ trên và nêu chức năng của nó? (1,0đ)

Câu 4: Đoạn thơ trên đã thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ? (1,0đ)

Câu 5: Từ những vần thơ cảm động, sâu lắng trong bài “Ông đồ”, hãy viết đoạn văn nghị luận (dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại ngày nay. (2,0đ) 

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,0 điểm)

Thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

doc 6 trang Ánh Mai 23/02/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 8 Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Tên văn bản, - Hiểu được tình - Trình bày suy Ngữ liệu: tác giả cảm, cảm xúc được nghĩ của bản Đoạn văn bản - Xác định gửi gắm qua đoạn thân về một chi trong sách phương thức thơ tiết trong văn giáo khoa biểu đạt. bản. Ngữ văn 8 - Xác định được tập hai, “Nhớ câu theo mục rừng" của đích nói và chức Thế Lữ năng Viết bài II. Làm văn văn thuyết minh. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 8 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 26) so với yêu cầu cần đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT: 1. KIẾN THỨC: - Nhận biết được tác giả tác phẩm, phương thức biểu đạt, từ ngữ dùng để miêu tả - Hiểu được nội dung ý nghĩa của đoạn trích. - Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích, rút ra bài học cho bản thân. - Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 2. KĨ NĂNG: - Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu văn bản; nhận biết được phương thức biểu đạt, từ ngữ dùng để miêu tả. - Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích, rút ra bài học cho bản thân.
  2. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn thuyết minh III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút. IV. MA TRẬN: Mức độ Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Cộng hiểu cao NĂNG LỰC ĐG I. Đọc- hiểu - Tên văn - Hiểu được - Trình bày Đoạn văn bản trong sách bản, tác giả tình cảm, suy nghĩ của giáo khoa Ngữ văn 8 tập - Xác định cảm xúc bản thân về hai, “Nhớ rừng" của phương được gửi một chi tiết Thế Lữ thức biểu gắm qua trong văn đạt. đoạn thơ bản. - Xác định được câu theo mục đích nói và chức năng Số câu 3 1 1 5 Số điểm 2,0 1,0 2,0 5 Tỉ lệ % 20% 10% 20% 50% II. Tạo lập văn bản Viết bài Viết đoạn văn/ bài văn văn thuyết theo yêu cầu minh. Số câu 1 1 Số điểm 5,0 5,0 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm toàn bài 2,0 1,0 2,0 5,0 10 Tỉ lệ % điểm toàn bài 20% 10% 20% 50% 100%
  3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút I: PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ?” (Ngữ văn 8 - tập 2) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5đ) Câu 2: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? (0,5đ) Câu 3: Xác định câu nghi vấn trong khổ thơ trên và nêu chức năng của nó? (1,0đ) Câu 4: Đoạn thơ trên đã thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ? (1,0đ) Câu 5: Từ những vần thơ cảm động, sâu lắng trong bài “Ông đồ”, hãy viết đoạn văn nghị luận (dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại ngày nay. (2,0đ) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,0 điểm) Thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: Ngữ văn 8 NĂM HỌC: 2021 – 2022 I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Nội dung Điểm Đọc - Đoạn văn trên trích từ văn bản: Ông đồ 0,25 1 hiểu Tác giả: Vũ Đình Liên 0,25 Thể loại: Thơ ngũ ngôn (thơ năm chữ) 0,25 2 PTBĐ chính: Biểu cảm 0,25 - Đoạn thơ trên đã thể hiên nỗi niềm xót xa, thương tiếc của nhà 1,0 thơ trước việc vắng bóng hình ảnh ông đồ vào mỗi dịp xuân về. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người 3 muôn năm cũ” và tự hỏi. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Câu nghi vấn: Những người muôn năm cũ 0,5 4 Hồn ở đâu bây giờ ?” 0,5  Bộc lộ tình cảm, cảm xúc * Yêu cầu về hình thức: đảm bảo dung lượng, đúng kiểu văn nghị luận, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý. * Yêu cầu về nội dung: HS đảm bảo các ý cơ bản - Giải thích thế nào là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc? 0, 5 (Đó là những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta được hun 5 đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.) - Biểu hiện của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống 0,5 của dân tộc trong giai đoạn hiện nay: + Tu sửa những di tích lịch sử
  5. + Một số bạn say mê với văn hóa dân gian + Tìm hiểu về lịch sử truyền thông dân tộc + Say mê với các tác phẩm văn học dân gian, các loại hình văn hóa lễ hội - Vai trò, tác dụng của giữ gìn bản sắc văn hóa - Bàn luận mở rộng: 0,5 + Phê phán những thái độ không tôn trọng hoặc phá hoại những nét đẹp ấy: _ Một bộ phận xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. _ Tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. _ Cuốn vào các giá trị ảo: trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. _ Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật. - Bài học nhận thức và hành động. 0,5 * Lưu ý: khuyến khích bài viết thể hiện suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Không cho điểm bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn thuyết minh: có đầy đủ Mở 0,25 bài, Thân bài, kết bài. Phần 1 b. Xác định đúng vấn đề: Thuyết minh một một di tích lịch sử hoặc 0,25 Tạo danh lam thắng cảnh
  6. lập c. Triển khai vấn đề 4,0 văn Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài thuyết bản minh để tạo lập văn bản. Cần đảm bảo các yêu cầu sau: *MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh, một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh *TB: Thuyết minh: Đảm bảo được một số ý chính: - Giới thiệu chung về vị trí, lịch sử ra đời và phát triển của một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh. - Thuyết minh được kiến trúc, các đặc điểm tiêu biểu của một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh. - Thuyết minh giá trị, ý nghĩa của một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh. *KB: Khẳng định vai trò của một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh. d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 TV. *Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể không giống với đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm đối với với những bài chỉ kể chung chung, sáo rỗng. ===.