Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thanh Thủy
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự không tôn trọng lẽ phải?
A. Không chặt rừng.
B. Không dung túng cho kẻ giết người.
C. Không đánh nhau với bạn.
D. Không phê phán những việc làm sai trái.
Câu 2: Điền vào dấu … hoàn thành câu sau:
“… là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.”
A. Công bằng. B. Liêm khiết. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn.
Câu 3: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?
A. Lẽ phải. B. Khiêm tốn. C. Công bằng. D. Trung thực.
Câu 4: Đáp án nào sau đây không phải ý nghĩa của sống liêm khiết?
A. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy từ mọi người.
C. Giúp con người có khoảng cách với nhau.
D. Giúp con người cảm thấy thanh thản.
Câu 5: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Lời nói và hành động.
B. Cử chỉ, lời nói, hành động.
C. Cử chỉ và hành động.
D. Cử chỉ và lời nói.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hện tôn trọng lẽ phải?
A. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích của mình.
B. Giữ nguyên quan điểm của mình không quan tâm đến ý kiến của người khác.
C. Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống và làm việc.
D. Không chấp hành luật giao thông.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thanh Thủy
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GDCD TỔ XÃ HỘI Lớp: 8 – Năm học: 2021 -2022 ĐỀ SỐ 1 Tiết thep PPCT: 10 – Thời gian làm bài: 45p Đề thi gồm: 04 trang Ngày kiểm tra: 05/11/2021 Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án của các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự không tôn trọng lẽ phải? A. Không chặt rừng. B. Không dung túng cho kẻ giết người. C. Không đánh nhau với bạn. D. Không phê phán những việc làm sai trái. Câu 2: Điền vào dấu hoàn thành câu sau: “ là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.” A. Công bằng. B. Liêm khiết. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn. Câu 3: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là? A. Lẽ phải. B. Khiêm tốn. C. Công bằng. D. Trung thực. Câu 4: Đáp án nào sau đây không phải ý nghĩa của sống liêm khiết? A. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy từ mọi người. C. Giúp con người có khoảng cách với nhau. D. Giúp con người cảm thấy thanh thản. Câu 5: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu? A. Lời nói và hành động. C. Cử chỉ và hành động. B. Cử chỉ, lời nói, hành động. D. Cử chỉ và lời nói. Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hện tôn trọng lẽ phải? A. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích của mình. B. Giữ nguyên quan điểm của mình không quan tâm đến ý kiến của người khác. C. Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống và làm việc. D. Không chấp hành luật giao thông. Câu 7: Theo em, đức tính nào sau đây không được áp dụng để trở thành người liêm khiết? A. Khoan dung. B. Trung thực, siêng năng, kiên trì. C. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị. D. Sống tham lam, ích kỉ, nhỏ nhen Câu 8: Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nói lên điều gì? A. Lòng trung thành đối với thầy giáo. B. Lòng vị tha đối với thầy giáo.
- C. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo. C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo. Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình. B. Gió chiều nào theo chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. C. Chỉ làm những việc mình thích. D. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. Câu 10: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là gì? A. Giữ chữ tín. C. Công bằng. B. Liêm khiết. D. Lẽ phải. Câu 11: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em phát hiện, A bèn nói: “Tớ sẽ cho cậu một nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật”. Trong tình huống này, em nên làm như thế nào? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Đe dọa A và bắt A phải đưa hết số tiền cho mình. C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. D. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. Câu 12: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em thể hiện hành vi nào sau đây? A. Không tôn trọng người khác. C. Sỉ nhục người khác. B. Coi thường người khác. D. Tôn trọng người khác. Câu 13: Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là: A. Khiêm tốn. C. Tôn trọng lẽ phải. B. Tiết kiệm. D. Lẽ phải. Câu 14: Vào lúc 12 giờ đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Nếu là em, trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Sang đánh nhà hàng xóm. B. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ. C. Mặc kệ. D. Sang chửi nhà hàng xóm. Câu 15: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về liêm khiết? A. Chỉ làm việc gì thấy có lợi. B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. C. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. D. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình. Câu 16: Biểu hiện của không giữ chữ tín là: A. hứa suông. B. không buôn bán hàng giả để thu lợi nhuận cao.
- C. thực hiện bằng được dù khó khăn đến đâu. D. nói đi đôi với làm. Câu 17: Những hành vi nào sau đây thể hiện giữ chữ tín ? A. Hứa giúp đỡ bạn để tiến bộ trong học tập nhưng lại đưa sách cho bạn chép. B. Hứa trả sách đúng hẹn nhưng hai ngày sau mới trả. C. Buôn bán mặt hàng kém chất lượng mặc dù lợi nhuận cao. D. Có khuyết điểm thì cần phải sửa chữa, không được tái phạm. Câu 18: Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bò, ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi gì? A. Bà A coi thường người khác. C. Bà A không tôn trọng người khác. B. Bà A giữ chữ tín. D. Bà A không giữ chữ tín. Câu 19: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khoẻ mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì? A. Bà P là người giữ chữ tín. C. Bà P là người tốt bụng. B. Bà P là người giữ lời hứa. D. Bà P là người thật thà. Câu 20: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tôn trọng lẽ phải ? A. Chỉ có những người có chức quyền mới cần làm những việc tôn trọng lẽ phải. B. Sống tôn trọng lẽ phải chỉ thiệt thòi cho bản thân và gia đình. C. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện tôn trọng người khác. D. Tôn trọng lẽ phải là một phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người. Câu 21: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào? A. Đức tính liêm khiết. C. Đức tính cần cù. B. Đức tính trung thực. D. Đức tính khiêm tốn. Câu 22: Người tôn trọng lẽ phải là người: A. gió chiều nào, xoay chiều ấy. B. ích kỷ. hẹp hòi. C. chấp nhận những việc làm sai trái để đem lại lợi ích. D. biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực. Câu 23: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của giữ chữ tín? A. Giúp mọi người đoàn kết. B. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình. C. Để mọi người có thể lợi dụng lẫn nhau. D. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau. Câu 24: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào? A. Sống thực dụng. C. Tôn trọng lẽ phải. B. Vi phạm pháp luật D. Sống vô cảm.
- Câu 25: Theo em, hành vi nào sau đây không phải việc làm học sinh cần làm để giữ chữ tín ? A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. B. Làm việc qua loa, đại khái, không làm tròn trách nhiệm. C. Học tập và noi gương những người giữ chữ tín. D. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín, đâu là hành vi không giữ chữ tín. Câu 26: Quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là: A. liêm khiết. C. pháp luật. B. công bằng. D. kỉ luật Câu 27: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác gọi là: A. liêm khiết. B. công bằng. C. lẽ phải. D. tôn trọng người khác. Câu 28: Để đạt được chức trưởng phòng kế hoạch, anh E đã đến nhà Anh V biếu cô phong bì 10 triệu đồng để nhờ anh nói giúp trong cuộc họp Hội đồng quản trị. Anh V nhất quyết từ chối anh E, trả lại số tiền trên và đề nghị anh E không nên làm như vậy. Anh V là người như thế nào? A. Anh V là người trung thực B. Anh V là người thẳng thắn. C. Anh V là người sống trong sạch.D. Anh V là người ham tiền của. Câu 29: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện B là người như thế nào? A. B là người không giữ chữ tín. B. B là người giữ chữ tín. C. B là người không tôn trọng người khác. D. B là người tôn trọng người khác. Câu 30: Bạn B thường xuyên đi học muộn, mặc sai đồng phục lại còn không lễ phép với thầy cô giáo. Em có nhận xét gì về hành vi của bạn B? A. B là người không tôn trọng kỉ luật. B. B là người không tôn trọng pháp luật. C. B là người không trung thực. D. B là người vô cảm.
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GDCD TỔ XÃ HỘI Lớp: 8 – Năm học: 2021 -2022 ĐỀ 02 Tiết thep PPCT: 10 – Thời gian làm bài: 45p Đề thi gồm: 04 trang Ngày kiểm tra: 05/11/2021 Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án của các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất “Tôn trọng người khác là sự thể hiện . của con người” A. đức tính nhường nhịn C. việc tự hạ thấp mình B. sự chịu đựng D. lối sống có văn hóa Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh. B. Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học. C. Mở đài to khi đã quá khuya. D. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. Câu 3: Biểu hiện nào sau đây là không tôn trọng người khác ? A. Tôn trọng ý kiến của mọi người. B. Đặt lợi ích của tập thể lên trên. C. Luôn vâng lời thầy cô D. Nói xấu người khác. Câu 4: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu? A. Lời nói và hành động. C. Cử chỉ, lòi nói, hành động. B. Cử chỉ và hành động. D. Cử chỉ và lời nói. Câu 5: Người giữ chữ tín là người luôn coi trọng: A. lời hứa. B. người khác. C. niềm tin. D. công việc. Câu 6: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không thể hiện việc giữ chữ tín ? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. C. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. D. Người sao một hẹn thì nên/Người sao chín hẹn thì quên cả mười. Câu 7: Muốn giữ chữ tín thì mỗi người phải làm gì ? A. Giữ đúng lời hứa và đúng hẹn với người mình yêu quý. B. Tích cực hứa hẹn với mọi người xung quanh. C. Chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình khi được cô giáo giao việc. D. Làm tốt chức trách nhiệm vụ, đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ. Câu 8: Pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào ? A. Pháp luật phải phù hợp với kỷ luật. B. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật. C. Pháp luật phải tuân theo kỷ luật. D. Kỷ luật phải phù hợp với pháp luật, không được trái với pháp luật.
- Câu 9: Theo em ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật? A. Không có pháp luật, Nhà nước vẫn quản lí được xã hội. B. Không có pháp luật, Nhà nước vẫn có thể dùng kỉ luật để quản lí được xã hội. C. Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, trật tự an ninh không được bảo đảm. D. Không có pháp luật vẫn có thể giữ được trật tự, an toàn xã hội. Câu 10: Điền vào dấu hoàn thành câu sau: “ là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.” A. Công bằng. B. Liêm khiết. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn. Câu 11: Đáp án nào sau đây không phải ý nghĩa của sống liêm khiết? A. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy từ mọi người. C. Giúp con người có khoảng cách với nhau. D. Giúp con người cảm thấy thanh thản. Câu 12: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự không tôn trọng lẽ phải? A. Không chặt rừng. B. Không dung túng cho kẻ giết người. C. Không đánh nhau với bạn. D. Không phê phán những việc làm sai trái. Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng lẽ phải? A. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích của mình. B. Giữ nguyên quan điểm của mình không quan tâm đến ý kiến của người khác. C. Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống và làm việc. D. Không chấp hành luật giao thông. Câu 14: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình. B. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. C. Chỉ làm những việc mình thích. D. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. Câu 15: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em phát hiện, A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu một nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này, em nên làm như thế nào? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Đe doạ A bắt A phải đưa hết số tiền cho mình. C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. D. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. Câu 16: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về liêm khiết? A. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi. B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. C. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
- D. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình. Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của liêm khiết? A. Giám đốc nhận phong bì của nhân viên. B. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh. C. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm. D. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân. Câu 18: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tuỳ thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì? A. P là người giả tạo. C. P là người tiết kiệm. B. P là người liêm khiết, tốt bụng. D. P là người vô cảm. Câu 19: Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín? A.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện. B.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng. C.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. D.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn. Câu 21: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch, quảng cáo chất lượng thịt rầm rộ nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện bà là người như thế nào? A. Bà A coi thường người khác. C. Bà A giữ chữ tín. B. Bà A không tôn trọng người khác. D. Bà A không giữ chữ tín. Câu 22: Nhiều lần Bình vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, Bình đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn Bình cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của Bình thể hiện điều gì? A. Bình là người không giữ chữ tín. B. Bình là người giữ chữ tín. C. Bình là người không tôn trọng người khác. D. Bình là người tôn trọng người khác. Câu 23: Theo em, hành vi nào sau đây không phải việc làm học sinh cần làm để giữ chữ tín? A. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín, đâu là hành vi không giữ chữ tín. B. Làm việc qua loa, đại khái, không làm tròn trách nhiệm của mình. C. Học tập và noi gương những người giữ chữ tín. D. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Câu 24: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác gọi là: A. liêm khiết. B. công bằng.
- C. lẽ phải. D. tôn trọng người khác. Câu 25: Vào lúc 12 giờ đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Nếu là em, trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Sang đánh nhà hàng xóm. B. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ. C. Mặc kệ. D. Sang chửi nhà hàng xóm. Câu 26: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo. B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo. C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt. D. Pháp luật và kỉ luật đều điều chỉnh hành vi chủ thể phải làm theo nhưng pháp luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế cao hơn. Câu 27: Minh là học sinh cá biệt của trường. Em thường xuyên đi học muộn, không làm bài tập về nhà, mất trật tự trong giờ học. Theo em, Minh đã vi phạm gì? A. Bạn Minh đã vi phạm kỉ luật. B. Bạn Minh vi phạm pháp luật. C. Bạn Minh vi phạm đạo đức. D. Bạn Minh không trung thực. Câu 28: Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là? A. Khiêm tốn. B. Tiết kiệm. C. Tôn trọng lẽ phải. D. Lẽ phải. Câu 29: Quan điểm nào sau đây không phải ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? A. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. C. Mang lại lợi ích cho bản thân mình. D. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp. Câu 30: Người tôn trọng lẽ phải là người: A. gió chiều nào, xoay chiều ấy. B. ích kỷ, hẹp hòi. C. chấp nhận làm những điều sai trái để đem lại lợi ích. D. biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TTCM KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Phạm Thị Thanh Thủy Nguyễn Thị Bích Thuận Cao Thị Phương Anh