Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt - Đề 3
Câu 1: Giữ chữ tín là
A. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối B. Không trọng lời nói của nhau
C. Không tin tưởng nhau D. Biết giữ lời hứa
Câu 2: T và P học cùng một lớp, do nghi ngờ T nói xấu mình, P đã chửi và đánh T ngay trong lớp khiến T bị chảy máu đầu, trong khi các bạn khác hò reo cổ vũ. Nếu em là bạn P, em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ coi như không biết.
B. Hò reo cổ vũ theo đám đông.
C. Quay clip đăng lên mạng xã hội.
D. Can ngăn P không nên đánh nhau và đi tìm thầy cô để nhờ sự giúp đỡ.
Câu 3: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Hô thật to là có trộm
C. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
D. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
Câu 4: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em lên làm như thế nào?
A. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
C. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Câu 5: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì
A. Lòng chung thủy. B. Lòng vị tha.
C. Lòng trung thành. D. Giữ chữ tín.
Câu 6: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Cử chỉ và lời nói. B. Lời nói và hành động.
C. Cử chỉ, hành động, lời nói. D. Cử chỉ và hành động.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt - Đề 3
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM GDCD 8 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Đề 3 Năm học 2021-2022 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 3/11/2021 Câu 1: Giữ chữ tín là A. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối B. Không trọng lời nói của nhau C. Không tin tưởng nhau D. Biết giữ lời hứa Câu 2: T và P học cùng một lớp, do nghi ngờ T nói xấu mình, P đã chửi và đánh T ngay trong lớp khiến T bị chảy máu đầu, trong khi các bạn khác hò reo cổ vũ. Nếu em là bạn P, em sẽ làm gì? A. Mặc kệ coi như không biết. B. Hò reo cổ vũ theo đám đông. C. Quay clip đăng lên mạng xã hội. D. Can ngăn P không nên đánh nhau và đi tìm thầy cô để nhờ sự giúp đỡ. Câu 3: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì? A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời. B. Hô thật to là có trộm C. Mặc kệ vì không phải nhà mình. D. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì. Câu 4: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em lên làm như thế nào? A. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. C. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình. D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. Câu 5: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì A. Lòng chung thủy. B. Lòng vị tha. C. Lòng trung thành. D. Giữ chữ tín. Câu 6: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu? A. Cử chỉ và lời nói. B. Lời nói và hành động. C. Cử chỉ, hành động, lời nói. D. Cử chỉ và hành động. Câu 7: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Mặc kệ. B. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ. C. Sang đánh nhà hàng xóm. D. Sang chửi nhà hàng xóm. Câu 8: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào? A. Không có ý thức. B. Không tôn trọng lẽ phải. C. Không chín chắn. D. Không trung thực. Câu 9: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. C. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. D. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp. Câu 10: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập Trang 1/3 – Đề 3
- thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì? A. Bà P là người tốt bụng. B. Bà P là người thật thà. C. Bà P là người giữ lời hứa. D. Bà P là người giữ chữ tín. Câu 11: Hành vi không thể hiện tính liêm khiết là: A. Làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích B. Mong muốn làm giàu bằng khả năng của mình C. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn D. Luôn kiên trì phấn đấu để đạt kết quả cao Câu 12: "Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống , không hám danh, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ." A. Đơn giản, hám lợi B. Giản dị, mưu lợi C. Trung thực, hám lợi D. Trong sạch, hám lợi Câu 13: Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì? A. Lòng trung thành đối với thầy giáo. B. Lòng vị tha đối với thầy giáo. C. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo. D. Lòng tự trọng đối với thầy giáo. Câu 14: Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Pháp luật. D. Kỉ luật. Câu 15: H là học sinh da màu học giỏi và tốt bụng. Song vì làn da đen của mình, em thường bị một số bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc. Điều đó làm H cảm thấy buồn tủi và giận các bạn vì đã đối xử bất công với mình. Nếu em là bạn H, em sẽ làm gì? A. Mặc kệ. B. Đánh nhau với những bạn đối xử tệ với H. C. Khuyên các bạn nên tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân và khuyên họ mình tôn trọng người khác thì sẽ được người khác tôn trọng lại. D. Hùa theo các bạn trêu H Câu 16: Chọn phương án trả lời đúng nhất “Tôn trọng người khác là sự thể hiện . của con người” A. Đức tính nhường nhịn B. Lối sống có văn hóa C. Sự chịu đựng D. Việc tự hạ thấp mình Câu 17: Người biết giữ chữ tín sẽ A. Không được tin tưởng B. Được mọi người tin tưởng C. Bị lợi dụng D. Bị xem thường Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? A. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông. B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình. C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí. D. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được. Câu 19: Lẽ phải là gì? A. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội B. Là những điều được coi là phù hợp C. Là những điều được coi là đúng đắn D. Là những lợi ích chung của xã hội Câu 20: Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào? A. Tiết kiệm. B. Trung thực. C. Liêm khiết. D. Cần cù. Câu 21: Biểu hiện của giữ chữ tín là? A. Quyết tâm làm cho đến cùng. B. Nói một đằng làm một nẻo. C. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao. D. Hứa suông. Trang 2/3 – Đề 3
- Câu 22: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi? A. Bà A không giữ chữ tín. B. Bà A coi thường người khác. C. Bà A giữ chữ tín. D. Bà A không tôn trọng người khác. Câu 23: B là học sinh lớp 8A, thường xuyên đi học muộn, chay xe trên 50 phân khối, không mặc đồng phục, nói chuyện riêng trong giờ, tụ tập đánh nhau làm ảnh hưởng đén tập thể lớp. Hành vi của B đã A. Vi phạm pháp luật và vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. C. Vi phạm kỉ luật và vi phạm đạo đức. D. Vi phạm kỉ luật và vi phạm quy chế. Câu 24: Các hành động: quay cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm quy chế. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm quy định. Câu 25: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? A. Đèo em bé đó đến gặp công an. B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó. C. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết. D. Đạp thật nhanh về nhà. Câu 26: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào? A. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. B. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản. C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Câu 27: Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Pháp luật. D. Kỉ luật. Câu 28: Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào? A. Cô V là người sống trong sạch. B. Cô V là người trung thực. C. Cô V là người thẳng thắn. D. Cô V là người ham tiền của. Câu 29: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo. B. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn. C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt. D. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo. Câu 30: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là: A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt được mục đích B. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình C. Cân nhắc tính toán cho mình khi làm việc D. Việc gì có lợi cho mình thì làm HẾT Trang 3/3 – Đề 3