Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trần Hồng Thúy - Mã đề 802 (Có đáp án)

Câu 1. Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

A. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác.

B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.

C. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng.

D. Chỉ làm những việc mình được giao.

Câu 2. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

A. 63 B. 55 C. 54 D. 53

Câu 3. Biểu hiện nào không phải là hành động thể hiện sự tự hào về truyền thống của dân tộc?

A. Học hành chăm chỉ, đạt được nhiều giải thưởng lớn.

B. Chung tay xoa dịu mất mát cùng đồng bào gặp lũ lụt.

C. Tham gia nghĩa vụ quân sự.

D. Xuyên tạc, châm biếm về các sự kiện lịch sử.

Câu 4. Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng ……….. được tổ tiên, ông cha tạo dựng, ………….. từ ngàn xưa cho đến nay”.

A. Tiềm năng / lưu giữ. B. Quý báu / di truyền.

C. Tiềm tàng/ lưu giữ. D. Quý báu/ lưu truyền.

Câu 5. Hành động nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và tự hào về tiếng Việt?

A. Hình thành tư duy sính ngoại, ngoại ngữ mới có thể đem đến cho người dân nhiều cơ hội việc làm, phát triển bản thân.

B. Sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp trong các cuộc hội họp của gia đình.

C. Tìm đọc các tài liệu về tiếng Việt cổ, truyền dạy cho thế hệ sau các bài đồng dao, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày.

D. Tích cực học thêm ngoại ngữ, vì sau này thay vì nói bằng tiếng Việt, mọi người có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng nước ngoài.

doc 6 trang Lưu Chiến 22/07/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trần Hồng Thúy - Mã đề 802 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trần Hồng Thúy - Mã đề 802 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Mã đề: 802 NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: GDCD 8 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2023 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Hãy chọn đáp án đúng rồi tô vào Phiếu trả lời Câu 1. Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động? A. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác. B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc. C. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng. D. Chỉ làm những việc mình được giao. Câu 2. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? A. 63 B. 55 C. 54 D. 53 Câu 3. Biểu hiện nào không phải là hành động thể hiện sự tự hào về truyền thống của dân tộc? A. Học hành chăm chỉ, đạt được nhiều giải thưởng lớn. B. Chung tay xoa dịu mất mát cùng đồng bào gặp lũ lụt. C. Tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Xuyên tạc, châm biếm về các sự kiện lịch sử. Câu 4. Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng được tổ tiên, ông cha tạo dựng, từ ngàn xưa cho đến nay”. A. Tiềm năng / lưu giữ. B. Quý báu / di truyền. C. Tiềm tàng/ lưu giữ. D. Quý báu/ lưu truyền. Câu 5. Hành động nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và tự hào về tiếng Việt? A. Hình thành tư duy sính ngoại, ngoại ngữ mới có thể đem đến cho người dân nhiều cơ hội việc làm, phát triển bản thân. B. Sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp trong các cuộc hội họp của gia đình. C. Tìm đọc các tài liệu về tiếng Việt cổ, truyền dạy cho thế hệ sau các bài đồng dao, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày. D. Tích cực học thêm ngoại ngữ, vì sau này thay vì nói bằng tiếng Việt, mọi người có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng nước ngoài. Câu 6. Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động? A. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh. B. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày. C. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. D. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. Trang 1/6 – CD 802
  2. Câu 7. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng? A. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng. B. Giá cả tăng do chi phí tăng cao. C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng. D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn. Câu 8. Pizza, hoa loa kèn, tháp nghiêng, họa sĩ Leonardo Da Vinci là những biểu trưng của quốc gia nào? A. Pháp. B. Bỉ. C. Italia. D. Nga. Câu 9. Ý nào sau đây đúng? A. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế. B. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng. C. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy. D. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, của các dân tộc. Câu 10. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về , truyền thống, , tập quán, ngôn ngữ. Đó là những của nhân loại cần được tôn trọng và kế thừa”? A. Tính cách/ phong tục/ vốn quý. B. Tính cách/ tập quán/ tài sản. C. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý. D. Tình cảm/ giọng nói/ tài sản. Câu 11. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp: “Cần cù và siêng năng trong lao động chính là tốt đẹp từ bao đời nay của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam”. A. Vốn quý. B. Tính chất. C. Tài sản. D. Phẩm chất. Câu 12. Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động? A. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào. B. Không có ứng dụng nào ra đời. C. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo. D. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển. Câu 13. “Những du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, mỗi dịp tết đến xuân về lại cố gắng tìm các nguyên liệu như gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, để gói những chiếc bánh chưng hòa chung với không khí tết Nguyên Đán cùng nhân dân cả nước”. Hành động nào của các bạn thể hiện lòng tự hào truyền thống dân tộc? A. Gói bánh chưng đón Tết cổ truyền. B. Thể hiện lòng yêu nước khi ở nước ngoài. C. Nhớ về quê hương đất nước. D. Tìm mua các nguyên liệu như lá nếp, mè đen. Trang 2/6 – CD 802
  3. Câu 14. Theo em, vì sao hiện nay sự cần thiết của việc lưu giữ nét đẹp truyền thống lại được nhắc đến nhiều hơn? A. Vì đó là giá trị dân tộc quý báu được truyền lại từ khi ông cha ta dựng nước, trải qua muôn vàn thăng trầm nó vẫn cần được phát huy và bảo tồn. B. Hiện nay nước ta đang tiến đến hội nhập sâu rộng, việc lưu giữ nét đẹp truyền thống là sức mạnh, bản sắc riêng của nước Việt Nam ta trên trường quốc tế. C. Vì các nét đẹp truyền thống tồn tại cùng sự phát triển đất nước nên việc lưu giữ chúng là rất cần thiết. D. Vì nó là vốn quý của dân tộc cần cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Câu 15. Vì sao chúng ta nên tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? A. Vì tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia dân tộc thể hiện chúng ta là một người văn minh. B. Vì tôn trọng là phép lịch sử tối thiểu của mỗi người. C. Vì biết đâu chúng ta có thể học hỏi thêm được từ những sự đa dạng đó. D. Vì tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới tạo cơ hội cho chúng ta có thêm hiểu biết, tiếp thu được các tinh hóa văn hóa từ các dân tộc khác. Câu 16. Theo em hành động tương trợ lẫn nhau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã giúp người trong vùng dịch vượt qua được khó khăn trước mắt, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo được an sinh xã hội. Giá trị truyền thống nào được thể hiện trong các hành động trên? A. Tương thân tương ái, đoàn kết. B. Giúp đỡ tất cả mọi người trong xã hội. C. Mang sức khỏe ra cống hiến cho quê hương đất nước. D. Thực hiện phát triển, thúc đẩy kinh tế của đất nước đi lên. Câu 17. Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là? A. Ngôn ngữ. B. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán. C. Phong thái khi trò chuyện. D. Cách tìm kiếm một địa chỉ. Câu 18. Lao động sáng tạo là A. luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động. B. sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc. C. thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động. D. không bỏ cuộc khi có khó khăn. Câu 19. Một trong những loại gia vị đặc trưng trong món thịt của người Tây Bắc là gì? A. Muối. B. Mùi tàu. C. Mắc khén. D. Hành lá. Câu 20. Em hãy chỉ rõ sự khác nhau của lao động sáng tạo và làm liều? A. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động. B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới. Trang 3/6 – CD 802
  4. C. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả. D. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1 điểm) Vì sao phải tôn trọng và tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam? Câu 2 (3 điểm) Khi đọc thông tin, năm 2014 đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóacủa Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao Bằng vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, là di sản văn hóa phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế, bạn Quân cho rằng Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân tộc của địa phương được vinh danh chứ không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam. a. Em có đồng tình với ý kiến của Quân không? Vì sao? b. Nếu em là bạn của Quân, em sẽ khuyên Quân như thế nào? Câu 3 (1 điểm) Người xưa có câu: “Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang”. Câu nói trên muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì? HẾT Trang 4/6 – CD 802
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GDCD 8 Mã đề: 802 I. TNKQ: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C D D C C A C D A D D A B D A B A C D II. TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 HS nêu được các ý sau: - Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế 0.5 điểm giới tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình 0.5 điểm - Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hòa hợp và tăng cường tình hữu nghị, hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. 2 HS nêu được những ý sau: a. Em không đồng tình với ý kiến của bạn Q. 1 điểm Vì: Đờn ca tài tử là di sản do các thế hệ người Việt Nam sáng tạo ra trong lịch sử và được lưu truyền lại đến ngày nay. Do đó, nghệ thuật 1 điểm Đờn ca tài tử cũng là một trong những truyền thống của dân tộc Việt Nam. b. Lời khuyên: 1 điểm + Tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử qua các phương tiện (sách, báo, tạp chí ) + Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ nói riêng. + Tham gia các chương trình giới thiệu, quảng bá về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ dưới nhiều hình thức nhằm giáo dục thẩm mỹ, cảm thụ nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ tới công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. 3 HS nêu được những ý sau: - Câu ca dao “Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang” muốn khuyên mọi người: Trang 5/6 – CD 802
  6. + Hãy chăm chỉ, cần cù trong lao động và học tập; 0.5 điểm + Không nên lười nhác, lãng phí thời gian sẽ lãng phí cuộc sống 0.5 điểm + Phải biết quý trọng thời gian BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG - NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Trần Hồng Thúy Trang 6/6 – CD 802