Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Hà Thị Nghệ (Có đáp án)

Phần I (6.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”

( Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập 1- trang 31)

Câu 1(1 điểm): Nêu xuất xứ và xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2(1.5 điểm):

a. Xác định các từ cùng trường từ vựng của đoạn trích và gọi tên trường từ vựng đó?

b. Chỉ rõ các từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng.

Câu 3(3.5 điểm): Dựa vào văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn theo kết cấu diễn dịch có độ dài khoảng 12 câu để làm sáng tỏ sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu.Trong đoạn văn có sử dụng một trợ và thán từ ( Gạch chân chú thích rõ yêu cầu).

docx 11 trang Lưu Chiến 12/07/2024 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Hà Thị Nghệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_ha.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Hà Thị Nghệ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 8 NHÓM NGỮ VĂN 8 Năm học: 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/ 11 /2021 I. Mục đích cần đạt: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức về các tác phẩm văn học truyện kí Việt Nam và các tác phẩm nước ngoài cụ thể các văn bản: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”,‘‘Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”, “Cô bé bán diêm". - Kiểm tra các kiến thức tiếng Việt đã học: Trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Kiểm tra kiến thức về xây dựng đoạn văn trong văn bản 2. Kỹ năng: Cảm thụ các chi tiết đặc sắc và rèn kĩ năng viết bài (đoạn) văn nghị luận - Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, kiểm tra đánh giá. II. Ma trận đề kiểm tra Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Nội dung Tự luận Tự luận Tự luận Tựcao luận I. Phần đọc tác giả, tác Nội dung chính, hiểu phẩm, thể loại, biện pháp nghệ “Tôi đi phương thức thuật và tác dụng, học”, biểu đạt, hoàn ý nghĩa chi tiết “Trong lòng cảnh sáng tác, hình ảnh đặc mẹ”,‘‘Tức nhân vật, sự sắc nước vỡ việc bờ”, “Lão Hạc”, “Cô bé bán diêm”, Số câu Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 3 Số điểm Số điểm : 1.0 Số điểm: 2.0 Số điểm:3.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 30%
  2. Tiếng Việt trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% II. Tạo lập Viết bài hiểu biết về văn bản (đoạn) văn tự các vấn đề sự kết hợp trong thực với miêu tả tiễn cuộc và biểu cảm sống Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 4.0 Số điểm: 1.5 Số điểm: 5.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 55% Tổng Số câu Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 6 Số điểm Số điểm: 2.5 Số điểm:2.0 Số điểm: 4.0 Số điểm: 1.5 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ:15% Tỉ lệ: 100% III. Duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Hà Thị Nghệ Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương
  3. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NHÓM NGỮ VĂN 8 NGỮ VĂN 8 Năm học: 2021- 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 11/11/2021 Thời gian làm bài: 90 phút. Phần I (6.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.” ( Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập 1- trang 31) Câu 1(1 điểm): Nêu xuất xứ và xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2(1.5 điểm): a. Xác định các từ cùng trường từ vựng của đoạn trích và gọi tên trường từ vựng đó? b. Chỉ rõ các từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng. Câu 3(3.5 điểm): Dựa vào văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn theo kết cấu diễn dịch có độ dài khoảng 12 câu để làm sáng tỏ sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu.Trong đoạn văn có sử dụng một trợ và thán từ ( Gạch chân chú thích rõ yêu cầu). Phần II (4.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè Đừng chat, đừng port lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhắc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng. Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi Và chắc chắn, không phải là chiêm bao. (Phạm Lữ Ân - Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn) Câu 1(0.5 điểm): Thực trạng nào được phản ánh trong văn bản trên? Câu 2(1.5 điểm): Theo tác giả, tiếng nói của con người dùng để làm gì? Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “hãy nói với nhau đi” chứ “đừng chat”, “đừng port lên Facebook”? Câu 3(2.0 điểm): Từ nội dung đoạn văn trên và hiểu biết về xã hội, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ gợi ra từ hai bức hình sau đây:
  4. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 8 MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học: 2021-2022 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2021 Câu Phần I Điểm Câu 1 - HS trả lời đúng: + Xuất xứ của đoạn trích: - trong văn bản Tức nước vỡ bờ ( của Tác 0,5 giả Ngô Tất Tố) + Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5 Câu 2 * HS nêu đúng: a. - Các từ cùng trường từ vựng: túm, dúi, ấn, xô, đẩy, chạy, ngã, thét 0.25 - Tên trường từ vựng: hoạt động của con người 0.25 b. Các từ: + từ tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo + từ tượng thanh: nham nhảm 0.25 - Tác dụng: 0.25 + Làm nổi bật hình ảnh, bộ dạng hết sức thảm hại và hài hước của tên 0,25 tay sai khi bị chị Dậu đánh bại. + Ca ngợi tinh thần phản kháng mạnh mẽ của người nông dân Việt 0.25 Nam trước CMT8/1945 Câu 3 - Học sinh viết đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu chung sau: a. Về hình thức: 1.5 - Đúng thể loại nghị luận và kết cấu diễn dịch - Độ dài đúng yêu cầu, có thể không quá 12 câu không dưới 11 câu. - Các câu liên kết chặt chẽ, làm rõ ý chủ đề. - Diễn đạt không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng đúng, hiệu quả trợ từ, thán từ (Gạch chân chú thích) b. Nội dung : HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng biết cách sử dụng lí lẽ và dẫn chứng phân tích các tín hiệu nghệ thuật để làm rõ: sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu được thể hiện qua các ý sau: - Đấu lí với cai lệ và người nhà lí trưởng: xưng hô ông - cháu; 0,75 ông - tôi. - Đấu lực với chúng: 0,75 + Nghiến răng, xưng hô “mày” – “tao” + Túm cổ, ấn dúi khiến tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất. + Túm tóc lẳng tên người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm. - Chị thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình làm tội mãi được 0.5 chân lý của sự sống: có áp bức có đấu tranh. Phần II Câu 1 - HS xác định đúng: 0.5 + Thực trạng con người sử dụng mạng xã hội nhiều nên ngày càng ít nói với nhau hơn.
  5. Câu 2 - HS xác định đúng: + Theo tác giả, tiếng nói của con người dùng để “thổ lộ, giãi bày, xoa 0.5 dịu”. + Vì trò chuyện trực tiếp bằng lời nói, giúp: - Có cơ hội thổ lộ, giải bày rõ ràng những suy nghĩ của mình tránh 0.5 hiểu nhầm, mâu thuẫn, xung đột - Cảm nhận sâu sắc hơn thái độ, tình cảm của người khác để con 0.5 người cởi mở, gần gũi, chan hòa, gắn bó với nhau hơn. Câu 3 Đây là câu hỏi phát huy năng lực vận dụng kiến thức đã học cùng hiểu biết về xã hội để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. HS được tự do trình bày suy nghĩ của mình miễn sao suy nghĩ mang tính tích cực, lập luận thuyết phục. Đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu chung về: a. Hình thức: đúng một văn bản khoảng 1/2 trang giấy thi 0.5 b. Nội dung: HS giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. + Giải thích vấn đề:Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay 0.25 nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu trên nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại, + Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay 0.25 + Nêu những lợi ích của việc sử dụng mạng xã hội nếu giới trẻ ý thức 0.5 trong việc sử dụng mạng xã hội ( qua bức hình thứ nhất) + Nêu những tác hại nếu giới trẻ không ý thức trong việc sử dụng 0.25 mạng xã hội (qua bức hình thứ hai) + Bài học nhận thức và hành động 0.25 *Ghi chú: Căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh, dựa vào thang điểm trên giáo viên cho các mức điểm phù hợp. III. Duyệt đề: Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Hà Thị Nghệ Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương
  6. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 8 MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học: 2021- 2022 ĐỀ DỰ BỊ Ngày kiểm tra: 11/11/2021 Thời gian làm bài: 90 phút. Phần I (6.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: " Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” (Trích Sách Ngữ văn 8, tập một - trang 42,43) Câu 1(1 điểm). Nêu xuất xứ đoạn trích. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2(1.5 điểm): a. Chỉ ra các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn trích và gọi tên trường từ vựng đó? b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 3(3.5 điểm ): Cho câu chủ đề sau: “Lão Hạc có một tấm lòng thương con sâu sắc”. Dựa vào tác phẩm chứa đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu để triển khai câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trợ từ (gạch chân dưới trợ từ đã sử dụng). Phần II (4.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè Đừng chat, đừng port lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhắc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng. Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.” (Phạm Lữ Ân - Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn) Câu 1(0.5 điểm) Thực trạng nào được phản ánh trong văn bản trên?
  7. Câu 2(1.5 điểm). Theo tác giả, tiếng nói của con người dùng để làm gì? Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “hãy nói với nhau đi” chứ “đừng chat, đừng port lên Facebook? Câu 3(2.0 điểm). Từ nội dung đoạn văn trên và hiểu biết về xã hội, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ gợi ra từ hai bức hình sau đây: Hết
  8. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 8 NGỮ VĂN 8 Năm học: 2021-2022 ĐỀ DỰ BỊ Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2021 Câu Phần I Điểm Câu 1 - HS trả lời đúng: + Xuất xứ đoạn trích: văn bản Lão Hạc ( tác giả Nam Cao) 0,5 + Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5 Câu 2 - HS nêu đúng: a. - Trường từ vựng chỉ tâm trạng( cảm xúc của con người): vui vẻ, cười, mếu, òa khóc, xót xa, ái ngại. 0.5 (HS có thể chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng khác, miễn là hợp lí) b. + từ tượng hình: ầng ậng, móm mém, co rúm, ngoẹo 0.5 + từ tượng thanh: hu hu 0.5 - Tác dụng: + Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, tâm trạng đau khổ của lão Hạc khi phải bán chó. 0,25 + Phẩm chất hiền lành và tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. 0.25 Câu 3 - Học sinh viết đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu chung sau: a. Về hình thức: 1.0 - Đúng đặc trưng thể loại nghị luận và kết cấu diễn dịch - Độ dài không quá 12 câu không dưới 11 câu. - Các câu liên kết chặt chẽ, làm rõ ý chủ đề. - Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. - Sử dụng đúng, hiệu quả câu ghép, thán từ b. Nội dung ( 3.0đ): HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng biết cách sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ: Tình yêu con của lão Hạc được thể hiện ở các ý sau: + Lão Hạc đau khổ vì không đủ tiền cưới vợ cho con. 0.5 + Xa con, lão Hạc luôn nhớ con 0.5 + Yêu con, lão sống chắt chiu, dành dụm lo cho tưong lai của con. 0.5 + Vì ốm yếu, Lão bán cậu Vàng để không phạm vào tiền dành dụm cho con. 0.5 + Cái chết của Lão Hạc là đỉnh cao của tình yêu thương con, thể hiện sự hi sinh cả cuộc đời mình cho con. 1.0 Phần II Câu 1 - HS xác định đúng: + Thực trạng con người sử dụng mạng xã hội nhiều nên ngày càng 0.5 ít nói với nhau hơn.
  9. Câu 2 - HS xác định đúng: + Theo tác giả, tiếng nói của con người dung để “thổ lộ, giải bày, 0.5 xoa dịu”. + Vì trò chuyện trực tiếp bằng lời nói, giúp: - Có cơ hội thổ lộ giải bày rõ ràng những suy nghĩ của mình 0.5 tránh hiểu nhầm, mâu thuần, xung đột - Cảm nhận sâu sắc hơn thái độ tình cảm của người khác để con 0.5 người cởi mở, gần gũi, chan hòa, gắn bó với nhau hơn Câu 3 (Câu hỏi nhằm phát huy năng lực vận dụng kiến thức đã học cùng hiểu biết về xã hội để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. HS trình bày suy nghĩ của mình mang tính tích cực) 0.5 a. Hình thức (0,5 điểm): đúng một văn bản khoảng 1/2 trang giấy thi b. Nội dung (1.0 điểm): HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay + Khái niệm: mạng xã hội là gì? Mạng xã hội có thể hiểu là một 0.25 trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu trên nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại, + Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay 0.25 + Nêu những lợi ích nếu giới trẻ ý thức trong việc sử dụng mạng 0.5 xã hội ( qua bức hình thứ nhất) + Nêu những tác hại nếu giới trẻ không ý thức trong việc sử dụng 0.25 mạng xã hội (qua bức hình thứ hai) + Bài học nhận thức và hành động 0.25 *Ghi chú: Căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh, dựa vào thang điểm trên giáo viên cho các mức điểm phù hợp. III. Duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Hà Thị Nghệ Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương