Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên

II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm).

“Khốn nạn…Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

(Trích Ngữ văn 8, tập một - NXB Giáo dục)

Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào, ai là tác giả?

Câu 2 (2 điểm): Nhân vật“tôi”trong đoạn văn trên là ai? Nhân vật“tôi”đang tâm sự với ông giáo về việc gì? Qua những lời tâm sự đó, em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật "tôi"?

Câu 3 (5 điểm): Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật "tôi". Trong đoạn có sử dụng và gạch chân một trợ từ và một thán từ.


doc 2 trang Lưu Chiến 12/07/2024 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ Xà HỘI NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Mà ĐỀ: 01 Ngày kiểm tra: 09/11/2021 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại ra giấy kiểm tra chữ cái in hoa đầu đáp án đúng: Câu 1. Dòng nào dưới đây thuộc trường từ vựng về “hoạt động của tay”? A. Đá, đạp, giẫm, xéo C. Nhìn, liếc, ngó. B. Cầm, nắm, lôi, kéo D. Chạy, nhảy Câu 2. Dòng nào dưới đây không thuộc trường từ vựng về “mắt”? A. Lông mi, đồng tử, giác mạc. C. Nhìn, liếc, ngó. B. Mù, lé, cận thị. D. Nghe, điếc, nghễnh ngãng. Câu 3. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình ? A. Xôn xao B. Rũ rượi C. Xộc xệch D. Xồng xộc Câu 4. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? A. Lò dò B. Lộp bộp C. Lập lòe D. Bệ vệ Câu 5. Câu văn nào dưới đây sử dụng trợ từ? A. Nó ăn những hai bát cơm C. Cha tôi là công nhân B. Chị Dậu là nhân vật chính trong truyện D. Nó ăn hai bát cơm Câu 6. Câu văn nào dưới đây không sử dụng trợ từ? A. Phố đông những người là người. C. Những chồi non vươn mình đón gió. B. Cần những 8 giờ đồng hồ phẫu thuật tim. D. Lan uống những ba cốc trà sữa. Câu 7. Thán từ là gì? A. Là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp B. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá. C. Là những từ dùng để nối các vế của một câu D. Là những từ dùng đọc giống nhau nhưng nội dung khác nhau. Câu 8: Tình thái từ trong câu văn : “Mẹ đi làm rồi à? ” dùng để làm gì? A. Dùng để cầu khiến C. Dùng để cảm thán B. Dùng để biểu thị sắc thái tình cảm. D. Dùng để hỏi II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). “Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” (Trích Ngữ văn 8, tập một - NXB Giáo dục) Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào, ai là tác giả? Câu 2 (2 điểm): Nhân vật“tôi”trong đoạn văn trên là ai? Nhân vật“tôi”đang tâm sự với ông giáo về việc gì? Qua những lời tâm sự đó, em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật "tôi"? Câu 3 (5 điểm): Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật "tôi". Trong đoạn có sử dụng và gạch chân một trợ từ và một thán từ.