Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thuý Hường (Có đáp án)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 2: Xác định ngôi kể của văn bản trên?

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 3: Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?

A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 4: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong văn bản là:

A. Đi thi chạy C. Chăm sóc y tế cho vận động viên
B. Đi diễu hành D. Đi cổ vũ

Câu 5: Nhân vật “tôi” đã có hành động gì khi nhìn “người chạy cuối cùng” chạy?

A. Cầu mong chị tiếp tục C. Muốn cho chị dừng lại
B. Muốn nín thở giùm cho chị D. Không làm gì cả

Câu 6: Câu văn nào dưới đây chứa thán từ?

A. Đoàn người dần tăng tốc, xe chúng tôi bám theo sau.

B. Sợi ruy băng tung ra, bay phấp phới sau lưng chị như đôi cánh.

C. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé!

D. Cuộc đua đã kết thúc từ lâu, nhưng ấn tượng về chị thì còn mãi.

doc 14 trang Lưu Chiến 27/07/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thuý Hường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_2024_vu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thuý Hường (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức: - Truyện ngắn. - Trợ từ, thán từ. - Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội. 2. Năng lực: - Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực cảm thụ, năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực nhận biết, một số yếu tố của truyện ngắn, trợ từ, thán từ. + Hiểu được đặc điểm của truyện ngắn, hiệu quả của biện pháp tu từ để giải quyết tình huống. + Vận dụng kiến thức để viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu văn học, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thích tìm tòi, khám phá - Chăm chỉ: tích cực học tập, tích cực làm bài, cần cù, cố gắng - Trung thực: Nghiêm túc trong kiểm tra, sự yêu thích học tập bộ môn II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: (đính kèm trang sau)
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/Đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % TT năng vị kiến điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL thức 1 Đọc - Văn bản hiểu truyện ngắn 3 0 5 0 0 2 0 60 - TV: trợ từ, thán từ 2 Viết Viết bài văn kể lại một chuyến đi 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 hoặc một hoạt động xã hội Tổng số câu 3 1* 5 1* 0 3* 0 1* 11 Tổng % điểm 15% 5% 25% 15% 0 30% 0 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% 100 * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn
  3. chấm BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội Số câu hỏi theo mức độ dung/ nhận thức Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận năng kiến biết hiểu dụng dụng thức cao 1 Đọc - Văn Nhận biết: 3 TN 5 TN 2 TL hiểu bản - Ngôi kể, người kể chuyện, biện truyện pháp tu từ. ngắn - Tác giả, đặc điểm của truyện ngắn, - TV: PTBĐ. trợ từ, - Từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc. thán từ Thông hiểu: - Tóm tắt được nội dung của truyện. - Xác định được trợ từ, thán từ. Vận dụng:
  4. - Rút ra được những bài học/thông điệp từ câu chuyện. 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* một Thông hiểu: chuyến Vận dụng: đi hoặc Vận dụng cao: một Viết được bài văn kể lại một chuyến hoạt đi hoặc một hoạt động xã hội . Có thể động sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ xã hội nhất số nhiều. Chia sẻ về chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội và bày tỏ cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng số câu 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023-2024
  5. ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 8 Đề 1 (Đề gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2023 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua ma-ra-tông hằng năm diễn ra vào mùa hè. Tôi có nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi ai đó cần được chăm sóc y tế. - Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối cùng. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé! – Tôi nói với người lái xe. Đoàn người dần tăng tốc, xe chúng tôi bám theo sau. Ở cuối đoàn đua là một phụ nữ mặc áo thể thao màu xanh da trời. Đôi chân của chị bị tật, tưởng chừng không thể nào bước đi được, nói gì đến chạy. Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phấn khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị đang kiên trì và quả quyết vượt qua những mét cuối cùng. Vạch đích đã hiện ra. Ai đó đã chăng một sợi ruy băng hồng ngang đường. Người phụ nữ chầm chậm băng qua. Sợi ruy băng tung ra, bay phấp phới sau lưng chị như đôi cánh. Cuộc đua đã kết thúc từ lâu, nhưng ấn tượng về chị thì còn mãi. Với chị, điều quan trọng không phải là chiến thắng những người khác, mà là chiến thắng bệnh tật của mình. Mỗi lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, hình ảnh “người chạy cuối cùng” lại tiếp thêm động lực cho tôi. (Theo Đỗ Anh Khoa) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2: Xác định ngôi kể của văn bản trên? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 3: Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 4: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong văn bản là: A. Đi thi chạy C. Chăm sóc y tế cho vận động viên B. Đi diễu hành D. Đi cổ vũ Câu 5: Nhân vật “tôi” đã có hành động gì khi nhìn “người chạy cuối cùng” chạy? A. Cầu mong chị tiếp tục C. Muốn cho chị dừng lại B. Muốn nín thở giùm cho chị D. Không làm gì cả Câu 6: Câu văn nào dưới đây chứa thán từ? A. Đoàn người dần tăng tốc, xe chúng tôi bám theo sau. B. Sợi ruy băng tung ra, bay phấp phới sau lưng chị như đôi cánh.
  6. C. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé! D. Cuộc đua đã kết thúc từ lâu, nhưng ấn tượng về chị thì còn mãi. Câu 7: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé có đôi chân tật nguyền B. Là một cụ già bị mất một chân C. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền D. Là một người đàn ông mập mạp nhưng vẫn cố gắng chạy hết đường đua Câu 8: Nội dung chính của văn bản trên là: A. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. B. Ca ngợi người phụ nữ với đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. C. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã vượt qua được khó khăn, vất vả để về đích trong cuộc thi chạy. D. Ca ngợi người phụ nữ với đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã về đích trong cuộc thi chạy. Trả lời những câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 9: Mỗi khi gặp phải tình huống khó khăn trong cuộc sống, tác giả lại nghĩ đến ai? Trình bày suy nghĩ của em về đoạn kết thúc truyện (Trả lời bằng đoạn văn 5-7 câu). Câu 10: Em rút ra cho mình bài học gì khi đọc văn bản trên? (Nêu 2 bài học) PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn (khoảng 200 chữ) kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia. Hết UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023-2024
  7. ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 8 Đề 2 (Đề gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2023 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe? (Theo Hoàng Phương) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2: Xác định ngôi kể của văn bản trên? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 3: Vì sao cô bé lại “buồn tủi khóc một mình trong công viên”? A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn. Câu 4: Cụ già đã làm gì cho cô bé? A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá!”.
  8. B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ. Câu 5: Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng, lắng nghe cô bé tâm sự. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”. Câu 6: Câu văn nào dưới đây chứa thán từ? A. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. B. “Cháu hát hay quá!”. C. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. D. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Câu 7: Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong tiếp tục dạo chơi. Câu 8: Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ? A. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. B. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. C. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. D. Vì cô bé rất thích hát. Trả lời những câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 9: Vì sao cô gái lại “sững người”? Trình bày suy nghĩ của em về đoạn kết thúc truyện (Trả lời bằng đoạn văn 5-7 câu). Câu 10: Em rút ra cho mình bài học gì khi đọc văn bản trên? (Nêu 2 bài học) PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn (khoảng 200 chữ) kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia. Hết UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
  9. TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ DỰ BỊ MÔN: NGỮ VĂN 8 (Đề gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2023 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: - Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? [ ] Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng [ ] - Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi [ ]. Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. [ ] Bây giờ, anh đi đâu? - Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn: - Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá: - Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp. [ ] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá, cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng. Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen: - Núp con người tốt, biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm! (Trích Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? A. mai Du B. mai Liêu C. Núp D. già làng Câu 3: Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi” chứng tỏ làng Kông-hoa: A. Kiên cường, coi Pháp chính là kẻ thù. C. Không hiểu tình hình đất nước. B. Sợ Pháp nên bỏ chạy. D. Gan dạ.
  10. Câu 4: Đoạn văn này cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm.”? A. Thực dân Pháp xảo quyệt B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, chúng coi rẻ tính mạng con người, chỉ lăm le chiếm đóng, thống trị dân ta. C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta. D. Thực dân Pháp tàn ác. Câu 5: Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì? A. Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ. B. Núp khao khát được đánh giặc. C. Núp muốn lập công. B. Núp quá liều lĩnh. Câu 6: Câu văn nào dưới đây chứa trợ từ? A. Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. B. Anh không sợ thằng Pháp à? C. Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. D. Phải suốt cho mau chớ. Câu 7: Căn cứ vào đoạn trích, hãy xác định bối cảnh câu chuyện. A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp. B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh. C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp. D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ. Câu 8: Xác định ngôi kể của văn bản trên? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều Trả lời những câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 9: Nhân vật Núp ở trong đoạn trích trên được khắc hoạ qua qua những phương diện nào? Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Núp bằng đoạn văn 5-7 câu. Câu 10: Em rút ra cho mình bài học gì khi đọc đoạn trích trên? (Nêu 2 bài học) PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn (khoảng 200 chữ) kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia. Hết
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, MÔN NGỮ VĂN 8 ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm 1 B 0.25 2 A 0.25 3 B 0.25 4 C 0.25 5 D 0.25 6 C 0.25 7 C 0.25 8 D 0.25 9 - Tác giả nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. 0.5 (HS có thể có những bài học khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) - Hình thức: I. Đọc + Đoạn văn theo số câu quy định. 0.25 hiểu + Đúng hình thức đoạn văn. 0.25 + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.5 - Nội dung: Đảm bảo những ý sau: + Nêu được nội dung đoạn kết thúc truyện 0.5 + Nghị lực của “người chạy cuối cùng” đã tạo động lực giúp 1 nhân vật “tôi” vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. 10 - HS nêu được cụ thể 2 bài học rút ra từ văn bản. + Cần phải có lòng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến 0.5 thắng bản thân. + Luôn có niềm tin vào bản thân mình, có như vậy, mọi công 0.5 việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (HS có thể có những bài học khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 1. Hình thức: + Đúng hình thức bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 2. Nội dung: Đảm bảo những ý sau: Mở bài: Giới thiệu khái quát: nêu tên chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội 0.5 giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia chuyến đi hoặc hoạt đông đó. II. Viết Thân bài: Kể diễn biến của chuyến đi hoặc hoạt động xã hội. + Tổ chức chuyến đi/hoạt động: thành phần, thời gian, địa điểm. 0.5 + Quá trình của chuyến đi/ hoạt động: bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc. 1 + Kết quả của chuyến đi/hoạt động: vật chất, tinh thần Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của chuyến đi/hoạt động xã hội và rút ra bài học 0.5 khi tham gia hoạt động xã hội. 0.5 Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0.5 * Lưu ý: Tuỳ theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm.
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, MÔN NGỮ VĂN 8 ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm 1 B 0.25 2 C 0.25 3 B 0.25 4 A 0.25 5 D 0.25 6 B 0.25 7 C 0.25 8 B 0.25 9 - Cô gái “sững người” vì tiếng hát bao năm qua của cô luôn 0.5 được khích lệ bởi đôi tai đặc biệt: đôi tai tâm hồn. (HS có thể có những bài học khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) - Hình thức: I. Đọc + Đoạn văn theo số câu quy định. 0.25 hiểu + Đúng hình thức đoạn văn. 0.25 + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.5 - Nội dung: Đảm bảo những ý sau: + Nêu được nội dung đoạn kết thúc truyện 0.5 + Ông cụ đã nghe giọng hát của cô gái không phải bằng đôi tai 1 thông thường mà bằng tâm hồn và trái tim của mình – tâm hồn và trái tim giàu tình yêu thương. 10 - HS nêu được cụ thể 2 bài học rút ra từ văn bản. + Trước khó khăn, thử thách con người cần có niềm tin, nghị lực 0.5 vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. + Phải luôn nỗ lực, rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới 0.5 có thể đạt được thành công (HS có thể có những bài học khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 1. Hình thức: + Đúng hình thức bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 2. Nội dung: Đảm bảo những ý sau: Mở bài: Giới thiệu khái quát: nêu tên chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội 0.5 giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia chuyến đi hoặc hoạt đông đó. II. Viết Thân bài: Kể diễn biến của chuyến đi hoặc hoạt động xã hội. 0.5 + Tổ chức chuyến đi/hoạt động: thành phần, thời gian, địa điểm. 1 + Quá trình của chuyến đi/ hoạt động: bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc. + Kết quả của chuyến đi/hoạt động: vật chất, tinh thần 0.5 Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của chuyến đi/hoạt động xã hội và rút ra bài học 0.5 khi tham gia hoạt động xã hội. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0.5 * Lưu ý: Tuỳ theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm.
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, MÔN NGỮ VĂN 8 ĐỀ DỰ BỊ Phần Câu Nội dung Điểm 1 B 0.25 2 C 0.25 3 A 0.25 4 B 0.25 5 A 0.25 6 B 0.25 7 B 0.25 8 C 0.25 9 - Nhân vật Núp được khắc hoạ qua phương diện: lời nói 0.5 - Hình thức: + Đoạn văn theo số câu quy định. 0.25 I. Đọc + Đúng hình thức đoạn văn. 0.25 hiểu + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.5 - Nội dung: Đảm bảo những ý sau: + Mặc dù sinh ra trong một hoàn cảnh không may mắn nhưng 0.5 Núp luôn chăm chỉ và cố gắng. + Núp là người có lòng yêu nước, có suy nghĩ khác biệt với mọi 0.5 người là cố gắng tìm hiểu kẻ thù để đánh đuổi kẻ thù. + Núp là người tốt bụng 0.5 10 - HS nêu được cụ thể 2 bài học rút ra từ văn bản. + Luôn biết nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống. 0.5 + Luôn chăm chỉ lao động, có tình yêu quê hương, đất nước. 0.5 (HS có thể có những bài học khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 1. Hình thức: + Đúng hình thức bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 2. Nội dung: Đảm bảo những ý sau: Mở bài: Giới thiệu khái quát: nêu tên chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội 0.5 giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia chuyến đi hoặc hoạt đông đó. II. Viết Thân bài: Kể diễn biến của chuyến đi hoặc hoạt động xã hội. + Tổ chức chuyến đi/hoạt động: thành phần, thời gian, địa điểm. 0.5 + Quá trình của chuyến đi/ hoạt động: bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc. 1 + Kết quả của chuyến đi/hoạt động: vật chất, tinh thần Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của chuyến đi/hoạt động xã hội và rút ra bài học 0.5 khi tham gia hoạt động xã hội. 0.5 Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0.5
  14. * Lưu ý: Tuỳ theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm. BGH duyệt Tổ, nhóm chuyên môn Người ra đề Kiều Thị Tâm Vũ Thị Thuý Hường