Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Si (Có đáp án)

Câu 1: Trình bày cấu tạo tế bào và chức năng các bộ phận cảu tế bào

Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng các loại mô; cấu tạo và chức năng của nơron; khái niệm cung phản xạ, vòng phản xạ.

Câu 3: Nêu các phần chính cuả bộ xương và phân biệt các loại khớp

Câu 4: Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài, sự to ra và dài ra của xương; tính chất của cơ; nguyên nhân của sự mỏi cơ.

Câu 5: Trình bày những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú và phân tích những đặc điểm bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân.

Câu 6: Nêu các bước sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.

Câu 7: Trình bày các thành phần của máu và nêu chức năng của từng thành phần;

Câu 8: Trình bày các hoạt động chủ yếu của bạch cầu và phân biệt các loại miễn dịch.

docx 16 trang Lưu Chiến 08/07/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Si (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Si (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 NĂM HỌC: 2021-2022 I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT TT Nội dung Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu hỏi Thời tổng gian điểm Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL CH gian CH gian CH gian CH gian (phút) (phút) (phút) (phút) 1 Khái quát Tế bào và cấu tạo 2 1.5 1 1.25 1 1.25 4 4 1 về cơ thể cơ thể người người Mô 2 1.5 2 2.5 4 4 1 Phản xạ 1 1 2 2.5 1 1.25 4 4.75 1 2 Vận động Bộ xương 1 1 1 1.25 1 1.25 3 3.5 0.75 Cấu tạo, tính chất 4 4 1 1.25 1 1.25 6 6.5 1.5 của xương và cơ Tiến hóa của hệ 2 2.5 1 1.25 1 1.25 4 5 1 vận động và vệ sinh hệ vận động Thực hành: tập sơ 1 1 1 1 0.25 cứu và băng bó cho người gãy xương 3 Tuần hoàn Máu, bạch cầu – 3 3 2 2.5 1 1.25 6 6.75 1.5 miễn dịch Đông máu và 1 1 2 2.5 1 1.25 1 1.25 5 6 1.25
  2. nguyên tắc truyền máu Tuần hoàn máu 1 1 1 1.25 1 1.25 3 3.5 0.75 và lưu thông bạch huyết Tổng 16 15 12 15 8 10 4 5 40 0 45 10 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% 0 100% II. BẢN ĐẶC TẢ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN:SINH HỌC 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT TT Nội dung Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến thức Nhận biết Thông Vận dụng Vận hiểu dụng cao 1 Khái quát Tế bào và cấu tạo Nhận biết: 2 1 1 về cơ thể cơ thể người - Liệt kê được các thành phần cấu trúc cơ bản của tế người bào: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, ribosome, ti thể, bộ máy Gongi, trung thể), nhân (NST, nhân con) - Nêu được chức năng của từng thành phần cấu tạo nên tế bào. Thông hiểu: - So sánh được cấu tạo của tế bào động vật với tế bào thực vật. Vận dụng: -Giải thích được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết Mô Nhận biết: 2 2 - Kể tên các loại mô chính và chức năng của chúng. Thông hiểu:
  3. - Nhận biết được các loại mô - So sánh được cấu tạo của mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn Phản xạ Nhận biết: 1 2 1 -Nêu được cấu tạo và chức năng của nơron. - Nhận biết được phản xạ và cung phản xạ. Thông hiểu: - Phân biệt được cung phản xạ và vòng phản xạ. Vận dụng: -Làm sáng tỏ phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể. 2 Vận động Bộ xương Nhận biết: 1 1 1 -Kể tên được các loại khớp Thông hiểu: -So sánh được sự khác nhau trong cấu tạo của xương tay và xương chân Vận dụng: - Nhận biết được các loại khớp trong cơ thể Cấu tạo, tính chất Nhận biết: 4 1 1 của xương và cơ - Nêu được cấu tạo, thành phần, tích chất của xương dài - Nêu được thành phần hóa học của xương. - Nêu được ý nghĩa của sự co cơ trong cơ thể. Thông hiểu: - Trình bày nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp phòng tránh mỏi cơ. Vận dụng: - Nhận biết được các loại xương trong cơ thể Vận dụng cao: -Giải thích hiện tượng thực tế
  4. Tiến hóa của hệ Thông hiểu: 2 1 1 vận động và vệ -So sánh bộ xương của người với thú sinh hệ vận động Vận dụng: -Giải thích được các đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân Vận dụng cao: -Giải thích hiện tượng thực tế Thực hành: tập sơ Thông hiểu: 1 cứu và băng bó cho -Nêu được cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương người gãy xương 3 Tuần Máu, bạch cầu – Nhận biết: 3 2 1 hoàn miễn dịch - Nêu được các thành phần cấu tạo và chức năng của máu. - Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu -Kể tên được các loại miễn dịch Vận dụng: -Phân biệt được các loại miễn dịch Vận dụng cao: -Giải thích hiện tượng thực tế Đông máu và Nhận biết: 1 2 1 1 nguyên tắc truyền -Trình bày được quá trình đông máu máu Thông hiểu: -Sử dụng nguyên tắc truyền máu vào giải thích hiện tượng thực tế truyền máu. Vận dụng: -Giải thích được nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của việc truyền máu.
  5. Vận dụng cao: -Giải thích hiện tượng thực tế Tuần hoàn máu và Nhận biết: 1 1 1 lưu thông bạch -Trình bày được đường đi của máu trong tuần hoàn huyết máu. Thông hiểu: -So sánh được sự khác nhau trong thành phần của dịch bạch huyết với máu Vận dụng: -Nêu được nguyên nhân bệnh xơ vữa động mạch Tổng 16 12 8 4
  6. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 NĂM HỌC 2021 – 2022 Câu 1: Trình bày cấu tạo tế bào và chức năng các bộ phận cảu tế bào Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng các loại mô; cấu tạo và chức năng của nơron; khái niệm cung phản xạ, vòng phản xạ. Câu 3: Nêu các phần chính cuả bộ xương và phân biệt các loại khớp Câu 4: Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài, sự to ra và dài ra của xương; tính chất của cơ; nguyên nhân của sự mỏi cơ. Câu 5: Trình bày những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú và phân tích những đặc điểm bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân. Câu 6: Nêu các bước sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương. Câu 7: Trình bày các thành phần của máu và nêu chức năng của từng thành phần; Câu 8: Trình bày các hoạt động chủ yếu của bạch cầu và phân biệt các loại miễn dịch. Câu 9: Trình bày cơ chế đông máu và các nguyên tắc truyền máu; cấu tạo hệ tuần hoàn máu ; thành phần của hệ bạch huyết. Câu 10: Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến cấu tạo và tính chất của xương; tiến hóa của hệ vận động, nguyên tắc truyền máu, bạch cầu – miễn dịch Nhóm sinh 9 TTCM duyệt BGH duyệt KT.Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Si Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng
  7. C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh D. Tiếp nhận và trả lời kích thích Câu 13:Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khuỷu tay. Có bao nhiêu khớp thuộc dạng khớp động? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Cho những phát biểu sau khi nói về xương chi, phát biểu không đúng là: A.Xương tay và xương chân có cấu tạo và kích thương như nhau. B.Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động C.Xương chân có cấu tạo phù hợp với chức năng vận động, di chuyển. D.Các khớp ở xương tay linh hoạt hơn các khớp ở xương chân. Câu 15: Trong cấu tạo xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây? A.Mô xương cứng B.Mô xương xốp C.Sụn bọc đầu xương D.màng xương Câu 16: Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng ? A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại. B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra. C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra. D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại. Câu 17: Chất khoáng có chức năng là A.làm cho xương bền chắc B.làm cho xương có tính mềm dẻo C.làm cho xương dài ra D.làm cho xương to ra Câu 18: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào (1) tạo ra những tế bào mới đẩy (2) và hóa xương. A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong Câu 19: Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu ? A.Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng. B.Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ. C.Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng. D.Từ sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Câu 20: Xương bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào? A. Giữ thăng bằng cho cơ thể B.Giúp cơ thể đứng thẳng C. Tăng khả năng chống đỡ cho cơ thể D.Tăng cường sự tiếp xúc của chân và đất Câu 21: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do con người : A.có bộ não phát triển. B.sống trên mặt đất và biết lao động. C.có tư thế đứng thẳng và bộ não phát triển. D.có tư thế đứng thẳng và quá trình lao động. Câu 22: Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ? A. Xương hộp sọ B. Xương đùi C. Xương cánh chậu D. Xương đốt sống Câu 23: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây? A.Sự sắp xếp các xương trên cơ thể B.Sự phân chia các khoang cơ thể C.Hướng phát triển của lồng ngực D.Số lượng các xương sườn, xương ức Câu 24: Huyết tương có chức năng gì? A.Vận chuyển O2 B.Vận chuyển CO2 C.Vận chuyển chất dinh dưỡng D.Vận chuyển N2
  8. Câu 25: Sau khi tiêm phòng chúng ta sẽ không bị mắc bệnh này nữa trong tương lai, đó là loại miễn dịch nào sau đây? A.Miễn dịch bẩm sinh. B.Miễn dịch tập nhiễm. C.Miễn dịch thụ động. D.Miễn dịch nhân tạo. Câu 26: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là: A.chất kháng sinh. B.kháng thể. C.kháng nguyên. D. prôtêin độc. Câu 27: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ? A. Prôtêin độc B. Kháng thể C. Kháng nguyên D. Kháng sinh Câu 28: Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì: A.mạch máu bị co lại B.máu khó lưu thông C.hồng cầu trong máu giảm D.tiểu cầu trong máu giảm Câu 29: Những loại bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào? A.Bạch cầu trung tính, bạch cầu mônô B.Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit. C.Bạch cầu mô nô và bạch cầu ưa kiềm. D.Bạch cầu mô nô và bạch cầu limphô. Câu 30: Bản chất của bệnh thiếu máu ở người là do thiếu: A.số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích máu. B.số lượng máu trên đơn vị thể tích máu. C.lượng chất dinh dưỡng có trong đơn vị thể tích máu. D.lượng khí ôxi có trong đơn vị thể tích máu. Câu 31: Tại sao người có nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu AB mà người có nhóm máu AB không thể truyền cho người có nhóm máu O ? A.Vì người mang nhóm máu O có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu AB không mang loại kháng nguyên nào cả. B.Vì người mang nhóm máu O không có kháng nguyên nào cả còn người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên . C.Vì người mang nhóm máu O và AB đều có cả 2 loại kháng nguyên. D. Vì người mang nhóm máu O và AB đều không có cả 2 loại kháng nguyên. Câu 32: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, ) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ? A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch. B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng. C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể. D. Vì người bị bệnh HIV, viêm gan B, viêm gan C không khỏe nên nếu cho máu người đó sẽ bị thiếu máu nguy hiểm đến tính mạng Câu 33: Để thiết lập được sơ đồ truyền máu người ta phải xét nghiệm sự kết dính giữa: A.kháng nguyên trên hồng cầu của người cho với kháng thể trong huyết tương của người nhận.
  9. B.kháng nguyên trong huyết tương của người cho với kháng thể trên hồng cầu của người nhận. C.kháng nguyên trên hồng cầu của người nhận với kháng thể trong huyết tương của người cho. D.kháng nguyên trong huyết tương của người nhận với kháng thể trên hồng cầu của người cho. Câu 34: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ? A.Cl - B. Na+ C. Ca 2+ D.Ba2+ Câu 35: Trong tiết thể dục sau khi thực hiện xong nội dung tiết chạy bền , thầy giáo thường yêu cầu học sinh không được ngồi ngay xuống mà phải đi lại, thả lỏng chân tay . Vì sao cần phải làm như vậy? A.Cơ đang hoạt động nhanh, mạnh cần được dãn dần để chống mỏi cơ, chuột rút. B.Đó là một phần trong quá trình chạy bền mà trong thể thao yêu cầu. C.Để học sinh di chuyển ra chỗ khác , có chỗ cho các bạn sau chạy về đích. D.Để học sinh thư dãn và lấy dần nhịp hô hấp. Câu 36: Máu đem ôxi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim? A.Tâm thất trái. B.Tâm thất phải. C.Tâm nhĩ trái. D.Tâm nhĩ phải. Câu 37: Thành phần nào dưới đây có ở máu nhưng không có ở dịch bạch huyết? A.Huyết tương B.Hồng cầu C.Bạch cầu D.Tiểu cầu Câu 38: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ? A. Phôtpholipit B. Ơstrôgen C. Côlesterôn D. Testosterôn Câu 39: Theo em, loại khớp nào sau đây không bị thoái hóa ? A.Khớp sọ não. B.Khớp vai. C.Khớp háng. D.Khớp đầu gối. Câu 40: Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện trình tự các thao tác như sau: A.tiến hành sơ cứu -> đặt nạn nhân nằm yên -> dùng gạc sạch lau sạch vết thương. B.tiến hành sơ cứu -> dùng gạc sạch lau sạch vết thương -> đặt nạn nhân nằm yên. C. đặt nạn nhân nằm yên -> dùng gạc sạch lau sạch vết thương -> tiến hành sơ cứu. D. đặt nạn nhân nằm yên -> tiến hành sơ cứu -> dùng gạc sạch lau sạch vết thương. HẾT
  10. BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 NĂM HỌC 2021 -2022 1B 2A 3B 4D 5D 6C 7B 8A 9D 10D 11A 12C 13B 14A 15B 16D 17A 18D 19A 20C 21D 22B 23C 24C 25D 26C 27A 28B 29A 30A 31B 32B 33A 34C 35A 36A 37B 38C 39A 40C Giáo viên ra đề TTCM duyệt BGH duyệt KT.Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Si Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng
  11. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài : 45 phút Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Trong tế bào,bộ máy Gôngi có vai trò gì? A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào C. Tổng hợp prôtêin D. Tham gia vào quá trình phân bào Câu 2: Trong tế bào, bào quan nào đóng vai trò tổng hợp và vận chuyển các chất? A. nhân B. lục lạp C. bộ máy Gôngi D. lưới nội chất Câu 3: Bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà tế bào thực vật không có? A.Lục lạp. B.Trung thể. C.Màng sinh chất. D.Chất tế bào. Câu 4: Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường hoạt động? A.Hệ tiêu hóa. B.Hệ bài tiết. C.Hệ thần kinh. D.Hệ tuần hoàn. Câu 5: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng co, dãn tạo nên sự vận động? A. Mô cơ. B.Mô thần kinh. C. Mô biểu bì. D. Mô liên kết. Câu 6: Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây ? A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng Câu 7: Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ? A. Mô máu B. Mô cơ trơn C. Mô xương D. Mô mỡ Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cơ vân, cơ tim và cơ trơn? A.Cơ vân và cơ trơn có nhiều nhân còn cơ tim thì chỉ có 1 nhân. B.Cơ vân và cơ tim có vân ngang còn cơ trơn thì không có. C.Cả 3 loại cơ đều có chức năng là co, dãn. D.Cả 3 loại cơ đều chứa tế bào cơ dài Câu 9: Phát biểu nào sau đây không chính xác? A.Cung phản xạ ít chính xác hơn vòng phản xạ. B.Vòng phản xạ cấu tạo phức tạp hơn cung phản xạ. C.Vòng phản xạ có số lượng nơron tham gia nhiều hơn cung phản xạ. D.Cung phản xạ có luồng thông tin ngược còn vòng phản xạ thì không. Câu 10: Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ? A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động B. Nơron cảm giác và nơron vận động C. Nơron liên lạc và nơron cảm giác D. Nơron liên lạc và nơron vận động Câu 11: Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về A.vòng phản xạ. B.cung phản xạ. C.phản xạ không điều kiện. D.sự thích nghi.
  12. Câu 12: Hai chức năng cơ bản của nơron là: A. Cảm ứng và phân tích các thông tin B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh D. Tiếp nhận và trả lời kích thích Câu 13:Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khuỷu tay. Có bao nhiêu khớp thuộc dạng khớp động? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Cho những phát biểu sau khi nói về xương chi, phát biểu không đúng là: A.Xương tay và xương chân có cấu tạo và kích thương như nhau. B.Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động C.Xương chân có cấu tạo phù hợp với chức năng vận động, di chuyển. D.Các khớp ở xương tay linh hoạt hơn các khớp ở xương chân. Câu 15: Trong cấu tạo xương dài, vai trò giảm ma sát trong khớp xương thuộc về thành phần nào dưới đây? A.Mô xương cứng B.Mô xương xốp C.Sụn bọc đầu xương D.màng xương Câu 16: Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng ? A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại. B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra. C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra. D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại. Câu 17: Chất hữu cơ ( cốt giao) có chức năng là A.làm cho xương bền chắc B.làm cho xương có tính mềm dẻo C.làm cho xương dài ra D.làm cho xương to ra Câu 18: Giúp xương dài ra là chức năng của : A.sụn bọc đầu xương. B.màng xương. C.sụn tăng trưởng. D.mô xương xốp. Câu 19: Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu ? A.Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng. B.Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ. C.Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng. D.Từ sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Câu 20: Những đặc điểm nào sau đây thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân? A.Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển lồi về phía sau. B.Bàn chân phẳng, xương ngón chân dài. C.Bàn chân hình vòm, có mắt cá chân. D.Cột sống cong. Câu 21: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do con người : A.có bộ não phát triển. B.sống trên mặt đất và biết lao động. C.có tư thế đứng thẳng và bộ não phát triển. D.có tư thế đứng thẳng và quá trình lao động. Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm tiến hóa của bộ xương người? A.Tỉ lệ xương sọ/xương mặt nhỏ. B.Lồi cằm ở xương mặt phát triển. C.Ngón cái đối diện 4 ngón còn lại. D.Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn. Câu 23: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây? A.Sự sắp xếp các xương trên cơ thể B.Sự phân chia các khoang cơ thể C.Hướng phát triển của lồng ngực D.Số lượng các xương sườn, xương ức Câu 24: Huyết tương có chức năng gì? A.Vận chuyển O2 B.Vận chuyển CO2 C.Vận chuyển chất dinh dưỡng D.Vận chuyển N2
  13. Câu 25: Một người đã từng một lần bị mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó , về sau không mắc lại bệnh đó nữa được gọi là: A.Miễn dịch bẩm sinh. B.Miễn dịch tập nhiễm. C.Miễn dịch chủ động. D.Miễn dịch nhân tạo. Câu 26: Khi chúng ta bị rắn cắn thì nọc độc của rắn được xem là: A.chất kháng sinh. B.kháng thể. C.kháng nguyên. D. prôtêin độc. Câu 27: Tế bào limphô B tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế nào dưới đây ? A.Tạo kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên. B.Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh. C.Bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. D.Tạo phân tử prôtêin đặc hiệu. Câu 28: Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì: A.mạch máu bị co lại B.máu khó lưu thông C.hồng cầu trong máu giảm D.tiểu cầu trong máu giảm Câu 29: Những loại bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào? A.Bạch cầu trung tính, bạch cầu mônô B.Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit. C. Bạch cầu mô nô và bạch cầu ưa kiềm. D. Bạch cầu mô nô và bạch cầu limphô. Câu 30: Bản chất của bệnh thiếu máu ở người là do thiếu: A.số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích máu. B.số lượng máu trên đơn vị thể tích máu. C.lượng chất dinh dưỡng có trong đơn vị thể tích máu. D.lượng khí ôxi có trong đơn vị thể tích máu. Câu 31: Tại sao người có nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu AB mà người có nhóm máu AB không thể truyền cho người có nhóm máu O ? A.Vì người mang nhóm máu O có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu AB không mang loại kháng nguyên nào cả. B.Vì người mang nhóm máu O không có kháng nguyên nào cả còn người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên . C.Vì người mang nhóm máu O và AB đều có cả 2 loại kháng nguyên. D. Vì người mang nhóm máu O và AB đều không có cả 2 loại kháng nguyên. Câu 32: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, ) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ? A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch. B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng. C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể. D. Vì người bị bệnh HIV, viêm gan B, viêm gan C không khỏe nên nếu cho máu người đó sẽ bị thiếu máu nguy hiểm đến tính mạng Câu 33: Để thiết lập được sơ đồ truyền máu người ta phải xét nghiệm sự kết dính giữa: A.kháng nguyên trên hồng cầu của người cho với kháng thể trong huyết tương của người nhận. B.kháng nguyên trong huyết tương của người cho với kháng thể trên hồng cầu của người nhận. C.kháng nguyên trên hồng cầu của người nhận với kháng thể trong huyết tương của người cho. D.kháng nguyên trong huyết tương của người nhận với kháng thể trên hồng cầu của người cho. Câu 34: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ? A.Cl - B. Na+ C. Ca 2+ D.Ba2+ Câu 35: Trong tiết thể dục sau khi thực hiện xong nội dung tiết chạy bền , thầy giáo thường yêu cầu học sinh không được ngồi ngay xuống mà phải đi lại, thả lỏng chân tay . Vì sao cần phải làm như vậy? A.Cơ đang hoạt động nhanh, mạnh cần được dãn dần để chống mỏi cơ, chuột rút.
  14. B.Đó là một phần trong quá trình chạy bền mà trong thể thao yêu cầu. C.Để học sinh di chuyển ra chỗ khác , có chỗ cho các bạn sau chạy về đích. D.Để học sinh thư dãn và lấy dần nhịp hô hấp. Câu 36: Máu đem ôxi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim? A.Tâm thất trái. B.Tâm thất phải. C.Tâm nhĩ trái. D.Tâm nhĩ phải. Câu 37: Thành phần nào dưới đây có ở máu nhưng không có ở dịch bạch huyết? A.Huyết tương B.Hồng cầu C.Bạch cầu D.Tiểu cầu Câu 38: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ? A. Phôtpholipit B. Ơstrôgen C. Côlesterôn D. Testosterôn Câu 39: Theo em, loại khớp nào sau đây không bị thoái hóa ? A.Khớp sọ não. B.Khớp vai. C.Khớp háng. D.Khớp đầu gối. Câu 40: Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện trình tự các thao tác như sau: A. tiến hành sơ cứu -> đặt nạn nhân nằm yên -> dùng gạc sạch lau sạch vết thương. B.tiến hành sơ cứu -> dùng gạc sạch lau sạch vết thương -> đặt nạn nhân nằm yên. C. đặt nạn nhân nằm yên -> dùng gạc sạch lau sạch vết thương -> tiến hành sơ cứu. D. đặt nạn nhân nằm yên -> tiến hành sơ cứu -> dùng gạc sạch lau sạch vết thương. HẾT
  15. BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 NĂM HỌC 2021 -2022 1A 2D 3B 4D 5A 6C 7B 8A 9D 10D 11A 12C 13B 14A 15C 16D 17B 18C 19A 20A 21D 22A 23C 24C 25B 26C 27A 28B 29A 30A 31B 32B 33A 34C 35A 36A 37B 38C 39A 40C Giáo viên ra đề TTCM duyệt BGH duyệt KT.Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Si Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng