Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)
Câu 1. Cơ quan nào sau đây thuộc hệ bài tiết?
A. Tinh hoàn B. Tủy sống C. Thận D. Phổi
Câu 2. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?
A. Hệ bài tiết B. Hệ tiêu hóa C. Hệ tuần hoàn D. Hệ hô hấp
Câu 3. Trong cơ thể người có các loại mô chính là:
A. mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh.
B. mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh.
C. mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh.
D. mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, mô xương.
Câu 4. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau
B. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
C. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể
D. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng
Câu 5. Cấu tạo tế bào gồm:
A. màng sinh chất, chất tế bào, bộ máy Gôngi. B. chất tế bào, màng sinh chất, trung thể.
C. màng sinh chất, chất tế bào, nhân. D. chất tế bào, Ribôxôm, nhân.
Câu 6. Hai chức năng cơ bản của noron là:
A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
Câu 7. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại: Nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm?
A. Cấu tạo. B. Tuổi thọ. C. Hình thái. D. Chức năng.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM SINH 8 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian 45 phút - Năm học: 2021-2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Em hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào bài kiểm tra Câu 1. Cơ quan nào sau đây thuộc hệ bài tiết? A. Tinh hoàn B. Tủy sống C. Thận D. Phổi Câu 2. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ? A. Hệ bài tiếtB. Hệ tiêu hóaC. Hệ tuần hoànD. Hệ hô hấp Câu 3. Trong cơ thể người có các loại mô chính là: A. mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh. B. mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh. C. mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh. D. mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, mô xương. Câu 4. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau B. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau C. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể D. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng Câu 5. Cấu tạo tế bào gồm: A. màng sinh chất, chất tế bào, bộ máy Gôngi. B. chất tế bào, màng sinh chất, trung thể. C. màng sinh chất, chất tế bào, nhân. D. chất tế bào, Ribôxôm, nhân. Câu 6. Hai chức năng cơ bản của noron là: A. Cảm ứng và phân tích các thông tin B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh D. Tiếp nhận và trả lời kích thích Câu 7. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại: Nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm? A. Cấu tạo. B. Tuổi thọ. C. Hình thái. D. Chức năng. Câu 8: Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về A. phản xạ.B. cảm ứngC.bản năng D. sự thích nghi. Câu 9. Bệnh nhân mắc bệnh nào sau đây phải thay khớp háng: (1) Viêm khớp (2) Ung thư xương
- (3) Loãng xương A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2), (3) Câu 10. Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? A. 3 phần: xương đầu, xương thân, xương các chi B. 4 phần: xương đầu, xương thân, xương tay, xương chân. C. 2 phần: xương đầu, xương thân D. 3 phần: xương đầu, xương cổ, xương thân Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ là A. tích tụ axit lactic trong cơ. B. cơ thể được cung cấp quá nhiều O2 . C. lượng nhiệt sinh ra nhiều. D. cơ thể được cung cấp đủ O2. Câu 12. Xương to ra về bề ngang là nhờ A. mô xương xốp. B. tấm sụn ở hai đầu xương. C. sự phân chia của mô xương cứng. D. sự phân chia của tế bào màng xương Câu 13. Tính chất của cơ là A. cơ có khả năng co. B. cơ co và dãn. C. cơ có khả năng dãn. D. cơ bám vào hai xương qua khớp xương. Câu 14. Khi trẻ em gãy xương thường mau liền hơn người lớn vì: A. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng B. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng C. Chưa có thành phần khoáng D. Chưa có thành phần cốt giao Câu 15. Ý nghĩa của hoạt động co cơ A. Làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển. B. Giúp cơ tăng kích thước C. Giúp cơ thể tăng chiều dài D. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan Câu 16. Các yếu tố ảnh hưởng đến xương: A. Lao động vừa sứcB. Luyện tập thể dục thể thao vừa sức C. Nghỉ ngơi hợp lí D. Ngồi sai tư thế Câu 17. Thực chất quá trình trao đổi chất diễn ra ở A. tế bào.B. hệ cơ quan. C. cơ quan. D. cơ thể. Câu 18. Cho các biện pháp sau: 1. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí 2. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên 3. Lao động vừa sức. 4. Khi mang vác và khi ngồi học cần lưu ý tránh cong vẹo cột sống. Có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để cơ và xương phát triển tốt ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 19. Cho các ý sau:
- 1. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển. 2. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao. 3. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn. 4. Hạn chế cử động của xương chân. Có bao nhiêu ý đúng giải thích ý nghĩa thích nghi bàn chân hình vòm ở người ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 20. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác? 1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. 2. Đi bằng hai chân. 3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng. 4. Răng phân hóa. 5. Phần thân có hai khoang: khoang ngực và khoang bụng. A. 1, 3, 4.B. 1, 3.C. 2, 4, 5.D. 1, 2, 5. Câu 21. Môi trường trong của cơ thể gồm: A. nước mô, các tế bào máu, kháng thể. B. máu, nước mô, bạch cầu . C. máu, nước mô, bạch huyết. D. huyết tương, các tế bào máu, kháng thể Câu 22. Máu từ phổi về tim đỏ tươi, máu từ các tế bào về tim đỏ thẫm là vì: A. Máu từ phổi về tim mang nhiều CO2, máu từ các tế bào về tim mang nhiều O2. B. Máu từ phổi về tim mang nhiều O2, máu từ các tế bào về tim không có CO2. C. Máu từ phổi về tim mang nhiều O2, máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2. D. Máu từ phổi về tim mang nhiều CO2, máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2. Câu 23. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là A. tiểu cầu. B. bạch cầu mono. C. hồng cầu. D. bạch cầu trung tính. Câu 24. Bình thường ở người có 75ml máu/kg cơ thể, một người khối lượng 45kg thì thể tích máu trong cơ thể là: A. 3,75 lít B. 3,375 lít C. 33,75 lít D. 3375 lít Câu 25. Khi cơ thể người máu mất quá nhiều và nhanh có thể gây tử vong vì: A. Làm cơ thể mất quá nhiều nướcB. Không vận chuyển được khí C. Làm mất kiểm soát các cơ quan D. Làm tim không đập nữa Câu 26. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể? A. Bạch cầu mô nô. B. Bạch cầu Lim phô T. C. Bạch cầu trung tính. D. Bạch cầu Lim phô B.
- Câu 27. Để phòng bệnh covid 19, mọi người dân nên đi tiêm phòng vắc- xin nhằm có được miện dịch với bệnh này. Vậy tiêm phòng vacxin giúp con người A. tạo miễn dịch bẩm sinh. B. tạo miễn dịch tự nhiên. C. tạo miễn dịch nhân tạo. D. tạo miễn dịch tập nhiễm. Câu 28. Đặc điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân là: A. Về kích thước (xương chân ngắn hơn) B. Đai hông và đai vai có cấu tạo giống nhau C. Về kích thước (xương chân dài hơn) D. Sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương chân và tay giống nhau. Câu 29. Loại bạch cầu nào tham gia phá huỷ tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh? A. Bạch cầu trung tính. B. Bạch cầu mô nô. C. Bạch cầu Lim phô B. D. Bạch cầu Lim phô T. Câu 30. Chọn ý sai trong các phát biểu sau: A. Tế bào limpho T phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn virut bằng cách tiết các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó. B. Các bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào. C. Tế bào limpho T nuốt và tiêu hóa các tế bào bj nhiễm bệnh để bảo vệ cơ thể. D. Có 3 hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu. Chúc các em làm bài tốt!
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM SINH 8 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian 45 phút - Năm học: 2021-2022 ĐỀ DỰ PHÒNG Em hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào bài kiểm tra Câu 1. Cấu tạo tế bào gồm: A. màng sinh chất, chất tế bào, bộ máy Gôngi. B. chất tế bào, màng sinh chất, trung thể. C. màng sinh chất, chất tế bào, nhân. D. chất tế bào, Ribôxôm, nhân. Câu 2. Cơ quan nào sau đây thuộc hệ bài tiêu hóa? A. Tinh hoàn B. Tủy sống C. Ruột non D. Phổi Câu 3. Trong cơ thể người có các loại mô chính là: A. mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh. B. mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh. C. mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh. D. mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, mô xương. Câu 4. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ? A. Hệ bài tiếtB. Hệ tiêu hóaC. Hệ tuần hoànD. Hệ hô hấp Câu 5. Hai chức năng cơ bản của noron là: A. Cảm ứng và phân tích các thông tin B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh D. Tiếp nhận và trả lời kích thích Câu 6. Đặc điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân là: A. Về kích thước (xương chân ngắn hơn) B. Đai hông và đai vai có cấu tạo giống nhau C. Về kích thước (xương chân dài hơn) D. Sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương chân và tay giống nhau. Câu 7. Loại bạch cầu nào tham gia phá huỷ tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh? A. Bạch cầu trung tính. B. Bạch cầu mô nô. C. Bạch cầu Lim phô B. D. Bạch cầu Lim phô T. Câu 8. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại: Nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm? A. Cấu tạo. B. Tuổi thọ.C. Hình thái. D. Chức năng. Câu 9. Các yếu tố ảnh hưởng đến xương: A. Lao động vừa sứcB. Ngồi học đúng tư thế
- C. Nghỉ ngơi hợp lí D. Luyện tập thể dục thể thao quá sức Câu 10. Thực chất quá trình trao đổi chất diễn ra ở A. tế bào.B. hệ cơ quan. C. cơ quan. D. cơ thể. Câu 11. Cho các biện pháp sau: 1. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí 2. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên 3. Lao động vừa sức. 4. Khi mang vác và khi ngồi học cần lưu ý tránh cong vẹo cột sống. Có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để cơ và xương phát triển tốt ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 12. Loại khớp nào dưới đây có khả năng cử động nhưng hạn chế? A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân B. Khớp giữa các đốt sống C. Khớp giữa các đốt ngón tay D. Khớp giữa các xương hộp sọ Câu 13. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau B. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau C. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể D. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng Câu 14: Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về A. phản xạ.B. cảm ứngC.bản năng D. sự thích nghi. Câu 15. Môi trường trong của cơ thể gồm: A. nước mô, các tế bào máu, kháng thể. B. máu, nước mô, bạch cầu . C. máu, nước mô, bạch huyết. D. huyết tương, các tế bào máu, kháng thể Câu 16. Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? A. 3 phần: xương đầu, xương thân, xương các chi B. 4 phần: xương đầu, xương thân, xương tay, xương chân. C. 2 phần: xương đầu, xương thân D. 3 phần: xương đầu, xương cổ, xương thân Câu 17. Chọn ý sai trong các phát biểu sau: A. Tế bào limpho T phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn virut bằng cách tiết các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó. B. Các bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào. C. Tế bào limpho T nuốt và tiêu hóa các tế bào bj nhiễm bệnh để bảo vệ cơ thể. D. Có 3 hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu. Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ là A. tích tụ axit lactic trong cơ. B. cơ thể được cung cấp quá nhiều O2 .
- C. lượng nhiệt sinh ra nhiều. D. cơ thể được cung cấp đủ O2. Câu 19. Xương dài ra là nhờ A. mô xương xốp.B. sự phân chia tế bào ở sụn tăng trưởng. C. sự phân chia của mô xương cứng. D. sự phân chia của tế bào màng xương Câu 20. Khi tuyển chọn diễn viên xiếc thì thường tuyển chọn các bạn nhỏ tuổi vì: A. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng B. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng C. Chưa có thành phần khoáng D. Chưa có thành phần cốt giao Câu 21. Ý nghĩa của hoạt động co cơ A. Làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển. B. Giúp cơ tăng kích thước C. Giúp cơ thể tăng chiều dài D. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan Câu 22. Cho các ý sau: 1. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển. 2. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao. 3. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn. 4. Hạn chế cử động của xương chân. Có bao nhiêu ý đúng giải thích ý nghĩa thích nghi bàn chân hình vòm ở người ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác? A. Xương cột sống hình cung. B. Bàn chân phẳng C. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên D. Xương đùi bé Câu 24. Máu từ phổi về tim đỏ tươi, máu từ các tế bào về tim đỏ thẫm là vì: A. Máu từ phổi về tim mang nhiều CO2, máu từ các tế bào về tim mang nhiều O2. B. Máu từ phổi về tim mang nhiều O2, máu từ các tế bào về tim không có CO2. C. Máu từ phổi về tim mang nhiều O2, máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2. D. Máu từ phổi về tim mang nhiều CO2, máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2. Câu 25. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là A. tiểu cầu. B. bạch cầu mono. C. hồng cầu. D. bạch cầu trung tính.
- Câu 26. Bình thường ở người có 75ml máu/kg cơ thể, một người khối lượng 40kg thì thể tích máu trong cơ thể là: A. 3 lítB. 3,375 lítC. 30 lít D. 3000 lít Câu 27. Khi cơ thể người máu mất quá nhiều và nhanh có thể gây tử vong vì: A. Làm cơ thể mất quá nhiều nướcB. Không vận chuyển được khí C. Làm mất kiểm soát các cơ quan D. Làm tim không đập nữa Câu 28. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ? A. Bạch cầu ưa kiềm B. Bạch cầu Lim phô T. C. Bạch cầu mono. D. Bạch cầu Lim phô B. Câu 29. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ? A. tạo miễn dịch bẩm sinh. B. tạo miễn dịch tự nhiên. C. tạo miễn dịch nhân tạo. D. tạo miễn dịch tập nhiễm. Câu 30. Tính chất của cơ là A. cơ có khả năng co. B. cơ co và dãn. C. cơ có khả năng dãn. D. cơ bám vào hai xương qua khớp xương.
- TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM SINH 8 MÔN SINH 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2021 – 2022 - Thời gian: 45 phút Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C A A C C D A D A Biểu điểm 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,3 0,3 0,35 Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A D B B A D A C B B Biểu điểm 0,35 0,35 0,35 0,3 0,35 0,35 0,3 0,3 0,3 0,3 Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C C C B B D C A D C Biểu điểm 0,35 0,35 0,35 0,3 0,3 0,35 0,3 0,35 0,35 0,35 ĐỀ DỰ PHÒNG Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C A C C A D D D A Biểu điểm 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,3 0,3 Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B A A C A C A B B Biểu điểm 0,3 0,35 0,35 0,3 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,3 Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án A B C C C A B C C B Biểu điểm 0,35 0,3 0,3 0,35 0,35 0,3 0,3 0,35 0,3 0,35